NGÔN NGỮ & VĂN HÓA

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Archive for Tháng Mười, 2010

Thể chế hóa chức danh Tổng bí thư

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 25, 2010

Bùi Đức Lại

LTS: Tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XI, Ban lãnh đạo Đảng có chủ trương chuẩn bị cả phương án Đại hội bầu trực tiếp chức danh Tổng bí thư. Đại hội sẽ quyết định việc này, nhưng ngay từ giờ nó đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đã có sự đồng cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Ban lãnh đạo Đảng trong nỗ lực tìm tòi một cách thức có hiệu quả hơn để bầu ra người lãnh đạo xứng tầm.

Trong hệ thống tổ chức quyền lực ở những nước theo chính thể xã hội chủ nghĩa, người đứng đầu đảng cộng sản cầm quyền (được gọi bằng các chức danh khác nhau như chủ tịch đảng, tổng bí thư, bí thư thứ nhất… sau đây gọi là tổng bí thư cho gọn) trên thực tế là vị trí chính trị quan trọng nhất.

Đáng chú ý là vị trí quan trọng nhất này của chính thể lại chưa hề được xác định đầy đủ trong luật pháp và điều lệ đảng. Hiến pháp các nước theo thể chế này, dù có hoặc không có điều nói về vai trò lãnh đạo của đảng, cũng không có điều nào nói về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đảng đó; điều lệ đảng cũng không có điều nào đề cập trực tiếp, tập trung về vấn đề này. Nói chung, vị trí của tổng bí thư chỉ được đề cập một số nét trong quy chế làm việc nội bộ của ban lãnh đạo đảng.

Điều này tồn tại đã lâu, đã thành phổ biến, mặc nhiên được coi như một thông lệ. Một sự “lơi lỏng” như vậy về luật pháp và quy chế đảng đối với vị trí quan trọng nhất của thể chế không thể coi là bình thường trong thể chế nhà nước pháp quyền, là việc không thể kéo dài.

Nhân dân không thể đứng ngoài

Trong hầu hết các trường hợp, tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền thường kiêm nhiệm vị trí số một trong bộ máy nhà nước (tùy theo cơ cấu tổ chức cụ thể, có thể là chủ tịch nước, chủ tịch Xô viết tối cao, thủ tướng…). Bên cạnh nguyên nhân khác, có lẽ cũng có cả yêu cầu đảm bảo tính chính danh của cá nhân tổng bí thư đảng trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại, trong quan hệ pháp lý giữa đảng với nhà nước và các cấu trúc chính trị khác.

Thực tế đã chứng tỏ rằng, bản thân việc kiêm nhiệm như vậy không giải quyết được vấn đề một cách thực chất, trái lại nhiều khi còn làm lẫn lộn những vai trò khác nhau trong một cá nhân, tạo thêm tình trạng trách nhiệm pháp lý không rõ ràng, người đứng đầu quan liêu, độc đoán, thoát ly sự giám sát của đảng, của nhân dân và sự ràng buộc của luật pháp.

Chức danh tổng bí thư thường do ban chấp hành bầu ra. Cho đến nay, đảng viên, các tổ chức đảng cấp dưới, nói chung không có tiếng nói trong việc bầu cử người đứng đầu đảng. Nhân dân, cử tri càng như vậy. Điều này rõ ràng không tương thích với bản chất dân chủ của đảng và thể chế. Khác với chính thể đa đảng, ở đó việc cử ra người lãnh đạo đảng là việc của mỗi đảng, nhân dân không “mắc mớ” gì mà tham gia, trong chế độ một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo, thì nhân dân không thể đứng ngoài việc bầu cử chức danh chính trị quan trọng nhất của thể chế.

Thiếu những cơ sở pháp lý, những cơ chế đủ rõ ràng để giám sát, điều chỉnh hoạt động của vị trí quan trọng nhất của thể chế, thì chỉ còn cách đặt mọi hy vọng vào “tính tự giác”, tức là phẩm chất cá nhân người đứng đầu. Một vị trí “siêu quyền” đòi hỏi người đảm nhận có tính cách vĩ nhân, những phẩm chất của lãnh tụ, của thiên tài chính trị toàn diện. Mong muốn có người đứng đầu siêu phàm tuy cũng là chính đáng, nhưng nhiều khi không thực tế. Thiên tài, lãnh tụ, người lãnh đạo xuất sắc là của hiếm, không phải lúc nào cũng có. Xem xét nguyên nhân trực tiếp của những sai lầm, những thất bại của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội mấy chục năm gần đây, ít nhiều đều có bóng dáng yếu kém của người đứng đầu. Một số nét dễ thấy ở họ là:
Lớp người lãnh đạo thuộc thế hệ đầu tiên vốn là những chiến sĩ cách mạng xuất thân từ nhân dân, có bản lĩnh dày dạn được tôi luyện trong thử thách; nhưng do nắm giữ quyền lực tuyệt đối không bị kiểm soát quá lâu, dễ thoái hóa thành những người cầm đầu xa rời thực tế, độc đoán, bảo thủ, mắc sai lầm nghiêm trọng, gây tổn thất lớn.
Thế hệ tiếp theo, phần lớn là công chức của bộ máy, được nâng đỡ, cất nhắc theo các nấc thang công vụ, dần trở thành lãnh đạo. Con đường trưởng thành như vậy không thể không in dấu lên lối tư duy và phong cách của họ: thành thạo công việc quan liêu, bàn giấy, chấp hành, thỏa hiệp, hòa hoãn, nhưng lại thiếu bản lĩnh, sáng tạo, quyết đoán, thiếu sức hấp dẫn quy tụ của người đứng đầu. Những yếu kém đó trở nên đặc biệt tai hại trong tình huống khủng hoảng, phức tạp.

Đảm bảo đảng viên có tiếng nói

Trong thể chế nào người đứng đầu cũng có vai trò quan trọng. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên duy trì một thể chế, trong đó sự an nguy của đất nước, sự mất còn của chế độ phụ thuộc vào cá nhân một con người. Điều này quá nguy hiểm, không sớm thì muộn sẽ vấp phải một thực tế là không có con người hiện thực đủ sức gánh vác một trách nhiệm lớn như vậy.

Hợp lý hơn là xây dựng một thể chế, trong đó người đứng đầu được luật pháp ấn định quyền hạn hợp lý, rõ ràng, cụ thể, gắn với chế độ trách nhiệm tương ứng và được kiểm soát tốt. Trong thể chế đó, người đứng đầu không nhất thiết phải là lãnh tụ, có phẩm chất siêu phàm, hiếm có. Trái lại, luôn luôn có hàng loạt những chính khách có đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn làm “ứng cử viên” trở thành người đứng đầu. Qua bầu cử dân chủ họ sẽ được lựa chọn. Họ sẽ được ghi nhận nếu làm tốt, sẽ bị thay thế kịp thời nếu tỏ ra yếu kém. Những chuyển động như vậy là bình thường trong đời sống chính trị của đất nước.

Việt Nam tuy có những nét riêng nhất định, nhưng những điều nói trên cũng không phải không phù hợp.

Vì vậy, nên xem việc đổi mới cách bầu Tổng bí thư (cũng như bí thư đảng bộ các cấp) là biện pháp cụ thể có tính đột phá để mở đầu cho việc giải quyết vấn đề này một cách cơ bản hơn sau Đại hội XI. Có thể kể ra một số việc sau đây:

1- Thể chế hóa chức danh Tổng bí thư Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền cả trong Điều lệ Đảng và luật pháp nhà nước, gắn với việc xây dựng luật về sự lãnh đạo của Đảng. Đây là việc khó, nhưng không thể không làm. Dù cho có sự khác biệt, nhưng Việt Nam vẫn có thể nghiên cứu, vận dụng được những kinh nghiệm và phương thức cầm quyền của các chính đảng của các nước trên thế giới.

2- Luật pháp và Điều lệ Đảng cần quy định rõ ràng, cụ thể phạm vi quyền hạn gắn với trách nhiệm, những việc được làm của Tổng bí thư Đảng. Một khi Tổng bí thư Đảng được giới thiệu đảm nhận đồng thời chức danh nhà nước, thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước luật pháp và nhân dân về mọi hoạt động trong chức danh đó.

3- Điều chỉnh, đổi mới quy phạm luật pháp và quy chế sinh hoạt Đảng, đảm bảo cho đảng viên và nhân dân có tiếng nói trong việc bầu cử chức danh Tổng bí thư Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền.

Đại hội Đảng lần thứ XI đã đến gần, chưa thể nghiên cứu và ban hành những đổi mới cơ bản, thì việc thực sự phát huy dân chủ trong việc bầu cử Ban Chấp hành Trung ương và Tổng bí thư có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong điều kiện hiện nay, phương án Đại hội bầu Tổng bí thư là việc làm tích cực theo hướng đó.

_____________________________________________

Posted in Chính trị Việt Nam | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Không thể né tránh “khiếu nại đông người”?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 25, 2010

Thông Chí – Nguyễn Yến

– Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong luật việc giải quyết khiếu nại đông người, vì đây là thực tế không thể né tránh.

Trong dự thảo Luật khiếu nại trình ra QH sáng nay (25/10), nội dung về khiếu nại đông người được quy định: “Trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn từng người viết đơn riêng để được giải quyết”.

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói lý lẽ của cơ quan soạn thảo: Mỗi hình thức khiếu nại đông người cần phải có biện pháp giải quyết riêng, nên không thể quy định một trình tự, thủ tục chung để giải quyết khiếu nại đông người trong Luật khiếu nại được.

Trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì yêu cầu về quyền và lợi ích của từng người cũng không giống nhau.

“Khiếu nại đông người là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, nếu quy định vấn đề này trong Luật khiếu nại dễ dẫn đến việc lợi dụng, để gây rối, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”, ông Truyền nói.

Vì vậy, Chính phủ cho rằng không quy định trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người trong dự thảo, mà quy định trong trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn từng người viết đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

Hiện nay Chính phủ đang giao cho Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn xử lý khiếu nại đông người.

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra dự án luật của Ủy ban Pháp luật của QH cho thấy, có một luồng quan điểm khác. Nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu để quy định trong luật này việc giải quyết khiếu nại đông người, vì đây là thực tế không thể né tránh, khi vụ việc xảy ra các cơ quan nhà nước vẫn phải có trách nhiệm giải quyết.

Ngay cả Bộ Tư pháp cũng cho rằng nên cân nhắc thể hiện nội dung khiếu nại đông người.

Trong văn bản gửi tới cơ quan soạn thảo, Bộ này dẫn chứng: Trên thực tế việc khiếu nại đông người đã xuất hiện, nhất là các khiếu nại liên quan đến đất đai. Do đó, dự thảo Luật khiếu nại cần quy định về khiếu nại đông người để đáp ứng với yêu cầu của thực tế.

Dự án Luật khiếu nại sẽ được Quốc hội thảo luận tổ vào sáng 29/10 và tại hội trường vào chiều 15/11.

[Không tiếp nhận đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người

Theo quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị do Thanh tra Chính phủ ban hành (thực hiện từ ngày 11/10), cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm xử lý đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

Điều kiện để đơn được tiếp nhận, xử lý là: Viết bằng tiếng Việt và được ký tên trực tiếp; ghi rõ họ tên người khiếu nại, tố cáo và họ tên, địa chỉ cá nhân, tổ chức bị khiếu nại, tố cáo; đơn chưa được cơ quan tiếp nhận đơn xử lý hoặc đã được xử lý nhưng hiện cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới.

Ngoài ra, cơ quan hành chính nhà nước sẽ trả lại đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người; gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.]

___________________________________________

Posted in Chính trị Việt Nam, Chuyện pháp luật | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Đô thị trung tâm sẽ ở hai bên sông Hồng

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 25, 2010

Quỳnh Trang

(LĐ) – Theo dự thảo mới nhất của Bộ Xây dựng ngày 15.10 dự kiến trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 – tầm nhìn đến 2050 (quy hoạch chung – QHC) sẽ được phát triển theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh.

Trong đó, đô thị trung tâm (hay còn gọi là đô thị lõi) sẽ phát triển ở 2 bên sông Hồng, lấy sông Hồng, kết hợp với trục không gian hồ Tây – Cổ Loa làm trục cảnh quan chính của thành phố. Hệ thống trụ sở các cơ quan T.Ư vẫn được đặt tại Ba Đình.

70% diện tích đất là hành lang xanh

Theo định hướng phát triển không gian được đề xuất, đô thị trung tâm Hà Nội sẽ chia thành 3 khu vực: Khu nội đô được giới hạn từ phía nam sông Hồng đến sông Nhuệ sẽ là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, lịch sử… chất lượng cao của cả nước. Khu nội đô sẽ gồm 2 khu vực chính: Khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía nam sông Hồng đến đường vành đai 2, có quy mô dân số giảm từ 1,2 triệu người hiện nay xuống khoảng 800.000 người, chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 30m2/người. Đây là khu vực bảo tồn di sản văn hoá Thăng Long cổ, hạn chế phát triển và kiểm soát gia tăng dân số cơ học. Khu nội đô mở rộng được giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ, dân số đến năm 2030 khoảng 850.000-900.000 người, chỉ tiêu khoảng 75-80m2/người là khu cải tạo, chỉnh trang khu vực cũ và phát triển mới nhà ở, hạ tầng đô thị, giảm quá tải cho khu nội đô lịch sử. Khu mở rộng phía nam và khu mở rộng phía bắc sông Hồng sẽ gồm các chuỗi đô thị phía đông đường vành đai 4 và các khu đô thị Yên Viên, Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh và Mê Linh, sẽ phát triển các khu đô thị đồng bộ, hiện đại, phát triển các trung tâm văn hoá, dịch vụ thương mại, tài chính cấp vùng và quốc gia. 5 đô thị vệ tinh gồm Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn, mỗi đô thị có chức năng hỗn hợp, hoạt động độc lập và có một số chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ đô thị trung tâm.
Đặc biệt, với định hướng phát triển đô thị bền vững, dự thảo quy hoạch Hà Nội đề xuất dành khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên phát triển hành lang xanh, 30% đất phát triển đô thị. Đất tự nhiên sẽ bao gồm toàn bộ khu vực nông – lâm nghiệp, hệ thống sông hồ và vùng đồi núi, vành đai xanh dọc sông Nhuệ và sông Tô Lịch, tạo vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô với chuỗi đô thị mới dọc phía đông đường vành đai 4.

Vẫn bảo lưu tuyến đường hồ Tây – Ba Vì

Về định hướng quy hoạch hạ tầng xã hội, theo Bộ Xây dựng, hệ thống cơ quan công sở cấp trung ương như: Các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ được xác định tại khu vực Ba Đình. Các công sở cấp trung ương được ở lại trong khu vực nội đô sẽ được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu làm việc. Các công sở cấp trung ương phải di dời khỏi khu vực nội đô sẽ được xây dựng mới tại Mễ Trì – Mỹ Đình hoặc tây hồ Tây, quy mô đáp ứng được yêu cầu làm việc hiện đại, tiện nghi theo mô hình khu tập trung, liên cơ quan. Công sở cấp thành phố gồm: Trụ sở Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND thành phố bố trí tại khu vực xung quanh hồ Gươm. Trụ sở cơ quan thành phố theo mô hình hợp khối và xác định ở vị trí thích hợp tại các khu vực nội đô.
Về nhà ở, quy hoạch chủ trương phát triển nhà ở đồng bộ với quy hoạch các khu đô thị mới dọc vành đai 4 và phía bắc sông Hồng, các đô thị vệ tinh. Xây dựng đa dạng các loại hình nhà ở, ưu tiên phục vụ các đối tượng xã hội và giảm tải trực tiếp cho khu vực nội đô.
Bộ Xây dựng cũng bảo lưu về tuyến đường hướng tâm hồ Tây – Ba Vì và cho rằng, định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ bao gồm việc mở rộng, xây mới các tuyến đường kết nối giao thông, không gian giữa các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn hiện hữu với đô thị trung tâm gồm: Tây Thăng Long – Sơn Tây, đường 32, trục hồ Tây – Ba Vì, đại lộ Thăng Long, Hà Đông – Xuân Mai, Ngọc Hồi – Phú Xuyên. Đồng thời, với việc cải tạo và xây mới các tuyến đường vành đai như vành đai 1 đoạn Cầu Giấy – Trần Khát Chân dài 10,2km, quy mô 6 – 8 làn xe, một số đoạn cuối có thể xây dựng cầu cạn. Vành đai 2 với tổng chiều dài khoảng 44 km, quy mô 10 làn xe; xây dựng đoạn 2 tầng trên vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở – cầu Vĩnh Tuy. Vành đai 3 có chiều dài khoảng 65km, quy mô 10 – 12 làn xe (4 làn xe cao tốc đô thị trên cao – đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì). Vành đai 3,5 dọc chuỗi đô thị phía đông vành đai 4, hoàn thiện đường 5 kéo dài từ cầu chui Đông Trù, Đông Anh đến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và Mê Linh tạo thành tuyến giao thông đô thị xương sống cho các khu đô thị mới Mê Linh – Đông Anh, Long Biên – Gia Lâm…

_________________________________________________________

Posted in Chuyện đô thị, Chuyện đất nước, Khoa học & Công nghệ | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Bức bối chuyện “lót tay” cho bác sỹ, y tá

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 25, 2010

Ngọc Anh

Hầu hết bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đi viện đều khẳng định họ đều phải chi một khoản “lót tay” cho bác sỹ, y tá. Nhưng ngày nay, dưới áp lực của dư luận và của cơ quan quản lý, “lót tay” không hề mất đi mà chỉ chuyển từ kiểu này sang kiểu khác.

Không lót tay là làm đau

Trước đây, trước mỗi ca mổ bệnh nhân thường tìm gặp bác sỹ trưởng kíp mổ để “lót tay” trước với hi vọng bác sỹ và ê kíp sẽ hết lòng với mình. Thế nhưng theo nhiều người (trong đó có cả những người làm quản lý bệnh viện) thì cách này đã “lỗi thời”.
Nguyên nhân là vì nếu đưa tiền trước khi mổ thì sẽ vô hình gây nên áp lực cho người cầm dao kéo. Trong trường hợp ca mổ chẳng may có sự cố không lường trước được và gây ra hậu quả thì câu chuyện sẽ còn phức tạp hơn nhiều.
Vì thế, khi đưa con dâu đi mổ đẻ, bà Đỗ Thanh Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) đã dúi vào túi bác sỹ phong bì 1,5 triệu nhưng bác sỹ từ chối và kèm theo “lời chỉ dẫn”: Nếu được mẹ tròn con vuông thì bác cho bao nhiêu tôi cũng nhận!
Thậm chí, chuyện lót tay phổ biễn đến nỗi có những người đi viện về kể rằng: Nếu mình không hiểu “luật” hoặc “tỏ ra” không hiểu thì mổ xong sẽ có người chủ động “đòi” thêm 1,5-2 triệu đồng để “bồi dưỡng” cho ca mổ (mặc dù đã đóng đầy đủ viện phí). Lúc đó, không nhẽ đứng đôi co?
Chuyện phổ biến nhất mà các sản phụ hay kể cho nhau nghe như cơm bữa là: Sau khi sinh, nếu không đưa ít nhất 20 ngàn đồng cho một lần vệ sinh thì chắc chắn bàn tay cô y tá không còn “mềm mại”! Chưa hết, mỗi lần tắm cho bé gia đình trẻ sơ sinh bao giờ cũng “tự nguyện” cảm ơn y tá, hộ lý ít nhất 20.000 đồng, nếu không đưa, gia đình không yên tâm!
Theo khảo sát của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện năm 2009 thì ngoài chi phí thuốc men, khám và xét nghiệm chiếm 53% thì chi phí quà biếu, “lót tay” của người bệnh cho nhân viên y tế dưới mọi hình thức chiếm 9% tổng chi phí của một đợt khám.

Tự nguyện “lót tay”, nhưng đưa không khéo là ăn mắng

Anh Nguyễn Văn Thắng, có con trai 7 tuổi bị bệnh viêm nội nhãn. Trong suốt quá trình đưa con đi khám chữa bệnh từ các bệnh viện của tỉnh Yên Bái xuống bệnh viện dưới Hà Nội, anh Thắng cho biết tiền “rải” trong bệnh viện của anh được dành một phần không nhỏ cho việc “lót tay” cán bộ y tế ở mọi khâu.
“Tiền khám chữa bệnh, chi phí thuốc thang không nhiều vì cháu đã có thẻ bảo hiểm. Nhưng tiền “biếu”, “cảm ơn” bác sỹ thì tốn ngang tiền ăn uống của cả 2 bố con”, anh Thắng hài hước so sánh.
Anh kể: Lần đầu khám, anh đưa cho bác sỹ 100 ngàn. Bác sỹ cầm. Lần sau khám lại, anh cũng đưa ngần đó. Bác sỹ không từ chối. Nhất là ở thời điểm trước khi mổ thì tiền “đệm” cho bác sỹ anh đưa 500 ngàn.
“Đây là bệnh xã hội rồi, thành quy luật rồi, ở đâu cũng vậy. Mình không theo cái này thì mình thiệt cái khác”, anh Thắng nói.
Anh Thắng vui vì con được chữa khỏi bệnh, đưa tiền bác sỹ không từ chối. Nhưng chị Duyên (quê Hải Dương) thì không “gặp may” khi bác sỹ nhất quyết không cầm tiền và mắng chị giữa đám đông.
Tuy vậy, chị rất “ngạc nhiên” vì người vào sau chị vài lượt lại đưa “trót lọt” được cho bác sỹ khám. Hỏi “bí quyết”, chị Duyên mới “ngã ngửa” vì mình vụng về quá!
Chị Duyên cho biết: Kể từ khi có con, đây là lần đầu chị đến bệnh viện. Cứ tưởng ai vào viện cũng đều làm như mình nên chị cứ “thật thà” đưa cho bác sỹ. Nào ngờ bác sỹ rút trả phong bì và mắng chị sa sả giữa phòng khám đông người.
“Vị bác sỹ đó cứ chỉ thẳng vào mặt tôi và nói: “Đây là tiền hối lộ. Chị là người hối lộ” khiến tôi sững sờ, bối rối và xấu hổ, không biết phải làm sao. Có lẽ vì thế mà sau đó vị bác sỹ đó vẫn khám cho con tôi nhưng lại nói phải sau Tết mới mổ, gần Tết rồi không mổ được làm tôi lo quá”, chị Duyên kể lại.
Nhờ “bài học” này chị Duyên đã đúc rút được kinh nghiệm không phải ai cũng biết: Tự nguyện đưa tiền nhưng nếu đưa không khéo sẽ ăn mắng như thường!
Trên chương trình Đối thoại trẻ phát sóng tháng 2/2009 trên kênh VTV6 của Đài Truyền hình Việt Nam, có 54,55% những người được hỏi cho biết họ cảm thấy e ngại về thái độ ứng xử của nhân viên y tế khi họ đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công ở Việt Nam.
Khảo sát tại BV Nhi TW năm 2009 cũng cho thấy: Hỏi 50 người thì có 46 người cho biết họ mong muốn nhận được từ bác sỹ, y tá thái độ hòa nhã và thiện cảm hơn, tỏ ra quan tâm và chia sẻ với bệnh nhân nhiều hơn.

________________________________________________
,

Posted in Chuyện xã hội, Chuyện đời sống | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Dừng dự án bauxite: Vấn đề lớn !

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 25, 2010

Trao đổi với báo chí ngày 23-10, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông tin thêm về những băn khoăn của các đại biểu và nhiều giới, ngành trong việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên

.Phóng viên: Văn phòng Chính phủ đã nhận được thư của các nhà khoa học kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên chưa và hướng giải quyết góp ý này như thế nào, thưa ông?

– Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ đang tập hợp tất cả ý kiến để báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội (QH). Quan điểm của Chính phủ là phải lắng nghe tất cả ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân sĩ, trí thức để cùng thảo luận, bàn bạc dân chủ nhằm đi đến quyết định cuối cùng để đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường.

. Giới trí thức, các nhà khoa học cùng những vị nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho rằng sự cố bùn đỏ ở Hungary là bài học lớn cảnh tỉnh VN đối với việc khai thác bauxite?

– Lo ngại đó là cần thiết và chúng ta phải lắng nghe nhưng kết luận cuối cùng thì cần phải có thời gian vì đây là chủ trương đã được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ, QH chỉ đạo.

. Thưa ông, thời gian cụ thể để đưa ra quyết định cuối cùng là khi nào?

– Hiện chưa thể đưa ra mốc thời gian quyết định một việc lớn như vậy, tạm thời vẫn đang là quá trình thảo luận. Vấn đề an toàn, bùn đỏ trong khai thác đã được thảo luận nhiều lần rồi ở nhiều cấp khác nhau, trong cả giới khoa học. Nhưng từ vụ tràn bùn đỏ ở Hungary thì vấn đề này lại được đem ra thảo luận thêm và vì thế phải tiếp tục lắng nghe.

. Vậy ông có thể cho biết khi nào Chính phủ sẽ có buổi làm việc cụ thể với các bên liên quan để lắng nghe nhân sĩ, trí thức góp ý?

– Chúng tôi sẽ tập hợp hết ý kiến và báo cáo Chính phủ trong thời gian tới.

. Có nhiều ý kiến cho rằng đến thời điểm này, số tiền đầu tư vào công tác khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã lên đến hàng trăm triệu USD và việc dừng hẳn dự án là khó xảy ra, ngay cả có tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu?

– Việc bảo đảm an toàn đã, đang và sẽ tiếp tục được nghiên cứu phương án hiệu quả nhất. Ví dụ công nghệ, an toàn, môi trường trong tình hình thời tiết, biến đổi khí hậu hiện nay để có quyết định chính xác, kịp thời trên cơ sở lắng nghe ý kiến của mọi tầng lớp nhân sĩ, trí thức.

. Chính phủ sẽ gửi báo cáo giải trình về mối quan ngại bùn đỏ đến các đại biểu QH?

– Theo tôi, tại kỳ họp này chắc chắn sẽ có chất vấn của đại biểu về vấn đề bauxite. Các thành viên Chính phủ sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi chất vấn này trên tinh thần sẽ có đủ công nghệ, thiết bị để bảo đảm an toàn môi trường, hiệu quả kinh tế trong khai thác bauxite.

. Góp ý của nhân dân cả nước có được xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng?

– Nhà nước của chúng ta là do dân, vì dân, do đó những hoạt động của Nhà nước là vì nhân dân. Khi người dân có ý kiến, Nhà nước luôn lắng nghe, trên cơ sở đó để có quyết định đúng.

. Nhưng nếu còn quá nhiều băn khoăn hoặc những giải trình của Chính phủ chưa thỏa mãn, Chính phủ có tính đến việc tạm dừng dự án khai thác bauxite không?

– Việc có dừng dự án này hay không là vấn đề rất lớn. Dự án bauxite đã được Trung ương Đảng, Chính phủ, QH thông qua nên dừng hay không sẽ được xem xét cụ thể sau.

[Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh):

TKV phải báo cáo cụ thể

Vấn đề khai thác bauxite cần phải được xem xét hết sức thận trọng. Do vậy, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản VN (TKV) phải có báo cáo cụ thể với QH, cử tri về những biện pháp an toàn, biện pháp dự phòng nếu có sự cố xảy ra để làm sao thiệt hại (nếu có) thấp nhất. Nếu có được phương án dự phòng tốt thì có thể vẫn cứ triển khai việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Sau sự cố bùn đỏ ở Hungary, QH cần quan tâm đặc biệt và yêu cầu Chính phủ, TKV có báo cáo cụ thể, chi tiết về những điều cử tri quan tâm. Phải công khai và Chính phủ phải lắng nghe nhiều chiều. Là một đại biểu QH, ủy viên Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường của QH nhưng tôi chưa được thấy báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Tôi đề nghị các cơ quan hữu quan cung cấp thêm tài liệu cho đại biểu QH.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai):

Tôi sẽ chất vấn về bauxite

Tôi đã có văn bản gửi Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng kiến nghị về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên. QH cần thể hiện trách nhiệm và bày tỏ một thái độ rõ ràng đối với những ý kiến quan ngại của nhân dân, các nhà khoa học về dự án bauxite. Bên cạnh đó, các ủy ban của QH liên quan cần có những hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật và bày tỏ ý kiến rõ ràng, thẳng thắn. Nếu Chủ tịch QH không có ý kiến phản hồi trên hội trường, tôi sẽ chất vấn Thủ tướng về vấn đề bauxite tại hội trường.
Các ủy ban của QH phải luôn bám sát các hoạt động liên quan đến vấn đề khai thác bauxite và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên chứ không phải khi dư luận lên tiếng hay có sự cảnh báo từ bên ngoài như sự cố bùn đỏ ở Hungary mới có ý kiến. ]

T.Dũng – M.Duy ghi

______________________________________

Posted in Chuyện môi trường, Chuyện đất nước, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 22, 2010

Hải Hà

Các chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa ọhc, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc.

– Thưa giáo sư, chúng ta nói nhiều đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Theo ông, chúng ta thực hiện điều này đến đâu?

Đến Đại hội X nói rõ hơn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, thực chất là CNH, HĐH rút ngắn dựa vào tri thức, tiềm năng sáng tạo, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Đó là chủ trương nhất quán của Đảng từ trước đến nay. Thế nhưng hình như chúng ta vẫn đang làm ngược lại, ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc.

Các văn kiện của Đảng nói công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; Sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ để cải tạo cơ cấu kinh tế, giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng thực tế khai thác tài nguyên thiên nhiên lại không chứng minh điều đó.

Tôi đã trực tiếp đấu tranh với nhiều đề án. Có những đề án bị các nhà khoa học phản đối, cuối cùng bản tổng hợp nêu ra: có một số cần lưu ý (mà thực chất là phản đối), và báo cáo lên cấp có thẩm quyền là nói chung là dự án được tán thành. Ai phát biểu phản đối mạnh quá lần sau họ không mời nữa, họ chọn người nào, tập thể nào đó ủng hộ. Có rất nhiều cách để vô hiệu hóa các lực lượng khoa học.

– Thế tỷ lệ hàm lượng tri thức trong GDP ở nước ta hiện nay là bao nhiêu, thưa Giáo sư?

Ước tính từ khoảng 15%. Trong số các nước phát triển từ năm 2000 đã lên đến hơn 50%. Đến 2020, hàm lượng tri thức trong GDP ở các nước phát triển dự kiến sẽ là trên 70%.

– Điều này sẽ gây ra hệ luỵ gì?-

Tiềm năng trí tuệ người Việt Nam không thua kém các nước. Ở trong nước thì có thể không có môi trường phát triển, nhưng ra nước ngoài họ không thua kém người bản xứ. Tôi sang Mỹ thăm các tập đoàn lớn thấy Việt kiều mình rất nhiều, và giữ những vị trí quan trọng, nhất là ở thung lũng Silicon, cái nôi công nghệ của thế giới.

Ở trong nước họ không phát huy được vì không có môi trường, không được đánh giá đúng, nhiều cấp lãnh đạo không quán triệt quan điểm phát triển bằng khoa học, bằng vốn con người như các nghị quyết của Đảng đã đề ra từ lâu; vẫn còn nhiều tàn dư của cách làm kinh tế tập trung bao cấp, không lấy hiệu quả làm đầu, không có cạnh tranh lành mạnh, nhiều khi còn bị các nhóm lợi ích chi phối.

Có thể nói nền kinh tế chưa thực sự có nhu cầu với khoa học. Thêm vào đó giới trí thức thường có ý kiến khác, mà ý kiến khác thì ít khi được tiếp thu,

– Ý của ông có thể được hiểu rằng nền kinh tế có hàm lượng tri thức thấp trong GDP nghĩa là chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên?

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nếu cứ làm cách này ta sẽ trở thành nước lệ thuộc. Các nước phát triển nhất đi vào kinh tế tri thức, đi vào những ngành công nghệ cao. Các nước khác nhập những công nghệ đó, phát triển tiếp theo và bán ra cả thế giới.

Hội nhập do nước có quyền nhất chi phối luật chơi. Các nước đang phát triển thấy bất bình đẳng nhưng vẫn phải theo. Hội nhập để tiếp thu công nghệ mới, phương pháp mới, phát huy tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước và đấu tranh cho một toàn cầu hóa bình đẳng, chống lại sự bóc lột, chèn ép của các nước giàu.

Còn hội nhập như cách nghĩ trước đây để bán tài nguyên, bán nhân công thì sẽ trở thành lệ thuộc, thuộc địa kiểu mới.

Tiếp câu chuyện với Tiền Phong, Giáo sư – Viện sỹ Đặng Hữu – nguyên Trưởng ban Khoa giáo T.Ư – cho rằng, cần phải tôn trọng ý kiến khác biệt. Muốn có khoa học phát triển trước hết phải không áp đặt.

Tư nhân ứng dụng hiệu quả

– Có vẻ cung chưa gặp cầu khi mà các nhà khoa học, như Giáo sư nói, ít việc làm trong khi rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ở khu vực tư nhân vẫn đang rất khát sử dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất?

Tư nhân vì hiệu quả, vì lợi nhuận, họ phải sử dụng khoa học công nghệ. Từ năm 1996, khi cơ chế chính thức chưa cho phép, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã mua 2 máy tính, tìm cách nối mạng internet để biết giá cả biến động từng giờ, từng phút.

Trước đó, họ phải ra nước ngoài giới thiệu hàng hoá của mình. Từ khi có internet, họ không phải đi gặp trực tiếp khách hàng. Cô thợ may tên Thủy ở Đà Nẵng cũng sử dụng internet từ 1996 để giới thiệu sản phẩm và đặt hàng may đo, không cần trực tiếp gặp khách hàng. Đó là manh nha những cách làm của nền kinh tế tri thức.

Tư nhân họ biết cách lựa chọn công nghệ mới đúng chỗ, đúng lúc để có hiệu quả cao nhất. Hoàng Anh Gia Lai cử mấy chục kỹ sư đi khắp các nước để chọn công nghệ tiên tiến nhất trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gỗ, nhưng họ không cần công nghệ tự động trong các khâu vận chuyển, phụ trợ, vì ở nước ta lao động thừa, chỉ phải trả lương vài chục USD/tháng thì cần gì phải công nghệ tự động tốn tiền mà thừa lao động. Thiếu công nghệ tốt nhất ở khâu chế biến, gia công thì chất lượng sản phẩm không cạnh tranh được, buộc phải có. Vài ví dụ như thế cho thấy khu vực tư nhân cần khoa học công nghệ như thế nào.

– Nói thế có nghĩa là khoa học công nghệ vẫn có thị trường đó chứ?

Có thị trường, nhưng ở khu vực tư nhân nhiều hơn. Còn khu vực nhà nước cần ít hơn, trừ lĩnh vực bưu chính viễn thông. Doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn toàn chủ động. Làm cái gì lớn là phải nhà nước thông qua, trừ một vài doanh nghiệp, trong đó có Viettel. Muốn làm cái gì là họ dám làm. Cho nên họ phát triển nhanh và đi rất nhanh vào công nghệ.

– Lại quay về vấn đề cơ chế?

Chính là cơ chế. Và cơ chế ở đây là cơ chế kinh tế. Chính phủ thì cứ yêu cầu khoa học phải đóng góp vào phát triển kinh tế. Nhưng trong kinh tế thì người ta lại chỉ chú trọng đến GDP mà không quan tâm đến hiệu quả. Marx đã nói làm ra cái gì không quan trọng bằng làm bằng cách nào. Nghĩa là nền kinh tế mạnh không phải là sản xuất ra cái gì mà sản xuất bằng cách nào tiêu hao ít năng lượng nhất, ít lao động nhất, ra giá trị nhiều nhất, tối thiểu hóa tài nguyên, tối đa hóa giá trị.

Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn cứ nói tăng trưởng GDP. Tăng trưởng GDP cao 7% trong khi lạm phát 8-9%, mỗi người dân gánh chịu 600 USD nợ công, bỏ ra 8 đồng đầu tư mới tăng được một đồng GDP, tài nguyên bị khai thác tràn lan, bán nông lâm sản thô, mua sản phẩm chế biến, cả thức ăn chăn nuôi gia súc cũng mua. Ta vẫn chuộng qui mô lớn, công nghiệp nặng, đầu tư rất lớn, dài ngày, hiệu quả thấp, mà lẽ ra dùng công nghệ mới phát triển các ngành chế biến, ít vốn đầu tư, tạo nhiều việc làm, thu nhập cao…

Tư duy dự án

– Một số viện nghiên cứu uy tín đang sản xuất cả thiết bị lọc nước, trồng rau mầm, canh chua ăn liền… Phải chăng họ sao nhãng công việc nghiên cứu để chuyển sang nghiên cứu, sản xuất những thứ mà công ty tư nhân cũng đủ sức làm?

Về tổng thể, nghiên cứu khoa học cơ bản còn yếu. Các công trình khoa học cơ bản của chúng ta bị đánh giá không bằng Thái Lan, Philippines, Indonesia. Ở phần lớn các nước phát triển, khoa học cơ bản được nghiên cứu ngay trong trường đại học. Đại học chính là nghiên cứu khoa học. Ít nước có hệ thống nghiên cứu – viện hàn lâm, ở ta là Viện KH&CN – tách rời khỏi trường đại học.

Ở nước ta, có rất ít đại học làm nghiên cứu, kể cả Đại học Quốc gia Hà Nội hơn 700 giáo sư, tiến sỹ nhưng cũng chưa có nhiều công trình khoa học đáng kể. Đại học ở ta chỉ làm công tác giảng dạy là chính, rất ít thầy làm công tác nghiên cứu, chỉ vì cơ chế, chính sách, chứ không hẳn là cán bộ ta không có khả năng.

– Điều này dẫn đến tư duy dự án ngay cả trong khoa học, vốn được coi là ngôi đền thiêng?

Đó là bệnh kinh niên trong xã hội ta, nhất là kinh tế, không chỉ riêng gì khoa học. Đến công nghệ thông tin được coi là động lực, là mũi nhọn, có cái này thì mới có kinh tế tri thức cũng lại hình thành tư duy dự án, xin xỏ dự án.

Giả dụ chính phủ giao chi tiêu hành chính cho một cơ quan bộ bằng này tiền đầu tư cho công nghệ thông tin. Chi tiêu thế nào do cơ quan đó quyết định. Đằng này người ta lại chi theo dự án, lập một dự án rất đồ sộ, đủ phần cứng, phần mềm, trung tâm dữ liệu, đào tạo nhân lực, lập hội đồng này, hội đồng nọ thông qua.

Quản lý sản phẩm trí tuệ mà vẫn theo cách quản lý công trình xây dựng, định mức, định giá từng thứ vật liệu sắt đá, xi măng… trong khi cái máy tính giá hôm nay đến ngày mai đã khác. Cơ chế như thế đã tạo điều kiện cho tham nhũng, trong đó phải kể đến vụ Đề án 112.

Hệ thống quản lý của ta nhiều khi không quản lý đầu ra mà chỉ quản lý đầu vào, quản lý quá trình mà không quản lý chất lượng, hiệu quả. Làm xong dự án, có chạy không, có đem lại kết quả gì, chẳng ai biết. Người ta chỉ làm để có công trình, để có tiền.

– Thế còn việc nhiều đề tài lớn, thậm chí cấp nhà nước hoàn thành rồi cũng nằm yên, phải giải thích thế nào?

Có những chương trình khoa học 5 năm đã nghiệm thu, đến kế hoạch 5 năm tiếp theo lại nghiên cứu lại. Như chương trình nghiên cứu “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thực hiện 3 kế hoạch 5 năm. Vấn đề là ai đặt hàng, địa chỉ áp dụng ở đâu? Phải rõ ràng ngay từ đầu. Phải để bản thân ngành, bộ tự đặt hàng khoa học. Nhà nước chỉ đặt hàng đối với những dự án lớn, đòi hỏi trí tuệ của nhiều ngành khoa học, ví như sản xuất máy bay.

Tôn trọng ý kiến khác biệt

– Sau khi đoạt giải Fields uy tín, Giáo sư Ngô Bảo Châu có nêu khái niệm tự do tuyệt đối trong khoa học. Ông có bình luận gì về khái niệm này?

Chúng ta đang theo khuôn mẫu định sẵn. Đến cả giáo dục cũng thế. Tư duy này áp đặt từ trên xuống dưới.

Muốn đổi mới, phải có ý kiến khác. Đổi mới ban đầu cũng bị phê phán rất dữ đó chứ. Cụ Trường Chinh viết trên báo rằng kinh tế thị trường thì không có chủ nghĩa xã hội. Sau đó, cũng chính cụ nghe các ý kiến về đổi mới, thấy rõ thực tế, và quan điểm đã thay đổi. Ý kiến đổi mới bao giờ cũng từ số ít. Nếu theo ý kiến đa số đồng tình thì làm gì có đổi mới.

Muốn có khoa học phát triển, trước hết là không áp đặt. Phát biểu sai vẫn cứ tranh luận, miễn là đừng có nói càn, như Bác Hồ nói, tự do phát biểu, tranh luận hóa ra đó là tự do tìm đến chân lý.

Cảm ơn Giáo sư.

Nguồn: Tiền Phong
___________________________________________________

Posted in Chính trị Việt Nam, Chuyện đất nước, Kinh tế | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Xem lại những điều cấm vô lý

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 22, 2010

Đặng Đức Đạm

Cần đặt câu hỏi: Đảng quan niệm thế nào về “đơn, thư tố cáo tập thể”, đấy là nguồn thông tin hữu ích để chống tham nhũng, tiêu cực, hay là việc làm xấu xa, cần đả phá?

LTS: Thông qua một chuyện có thật “cười ra nước mắt” xảy ra ở một khu chung cư của Hà Nội, TS Đặng Đức Đạm, nguyên Phó trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng kiến nghị Bộ Chính trị cho đánh giá một cách nghiêm túc việc thực hiện Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07/12/2007 những năm qua.

Theo ông, Quy định này của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm đã hạn chế một số quyền của đảng viên, mà quyền và nghĩa vụ cơ bản của đảng viên phải được quy định trong Điều lệ Đảng, cho nên những nội dung trong Quy định số 115 là những vấn đề thuộc tầm Đại hội.

VietNamNet giới thiệu bài viết này như một góc nhìn riêng cần tham khảo.

Về nguyên tắc, nếu vì yêu cầu cấp bách, Bộ Chính trị cần đưa ra những quy định hạn chế quyền của đảng viên thì việc đó phải được báo cáo Hội nghị Ban chấp hành Trung ương gần nhất cho ý kiến, và Ban Chấp hành Trung ương phải báo cáo với Đại hội Đảng gần nhất xem xét quyết định.
Thực tế thi hành hơn 2 năm qua cho thấy Quy định số 115 bộc lộ nhiều bất hợp lý và gây không ít vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Lẫn lộn tư cách đảng viên với tư cách công dân

Một là, lẫn lộn tư cách của đảng viên với tư cách của công dân. Là đảng viên trước hết phải là công dân gương mẫu, nhất là trong chấp hành pháp luật; những điều “trái quy định của pháp luật” thì công dân không được làm và đảng viên đương nhiên cũng không được làm. Trong Quy định số 115 có đến 9 chỗ cấm đảng viên làm những việc“trái quy định của pháp luật”; đấy là những việc mà công dân bình thường cũng không được làm, huống chi đảng viên là công dân ưu tú, chả nhẽ còn phải cần có quy định cấm?
Quy định như thế không những là thừa, không cần thiết, mà còn có thể dẫn đến những suy luận tai hại theo kiểu: Thế ra những điều “trái quy định của pháp luật” mà không nhắc đến trong Quy định 115 thì đảng viên vẫn được làm chăng?
Trong Quy định số 115 còn có 3 điểm cấm đảng viên không được làm những việc “trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước”. Thiết nghĩ, chỉ cần việc đó hoặc là “trái quy định của Đảng”, hoặc là “trái pháp luật của Nhà nước” thôi thì đương nhiên đảng viên đã không được phép làm rồi; huống hồ ở đây vừa “trái quy định của Đảng”, lại vừa “trái pháp luật của Nhà nước” mà vẫn còn phải đưa vào quy định riêng để cấm nữa thì không biết sẽ phải cấm bao nhiêu lần cho đủ?

Lẫn lộn đảng viên – công chức

Hai là, lẫn lộn tư cách của đảng viên với tư cách của công chức. Khác với công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Cho nên quy định như ở điểm 1 là đảng viên không được “làm những việc mà pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm” vừa thừa lại vừa sai. Thừa là vì những điều pháp luật không cho phép công dân làm thì đương nhiên đảng viên cũng không được làm, hà tất còn phải quy định thêm là cấm (như đã đề cập ở trên).
Sai là vì những điều mà công chức không được làm chưa chắc đảng viên không phải công chức đã bị cấm. Ví dụ, Luật Cán bộ, công chức năm 2009 quy định tại điều 18 là cán bộ, công chức không được “tham gia đình công”; nhưng đối với đảng viên là người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp thì tham gia đình công lại là một quyền bất khả xâm phạm để đấu tranh với “giới chủ” và bảo vệ quyền lợi chính đáng của “giới thợ”, nhất là trong kinh tế thị trường.
Ba là, nhiều chỗ quy định không rõ ràng, gây tùy tiện trong áp dụng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh giá đảng viên. Đáng chú ý là từ năm 2007 đến nay, trong hướng dẫn kiểm điểm chất lượng đảng viên hàng năm của các cấp ủy Đảng đều có nội dung kiểm điểm việc thực hiện 19 điều đảng viên không được làm, coi đó là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng đảng viên. Vì nó quan trọng như vậy, mà lại không được xác định rõ ràng, chính xác, nên trong thực tế dễ dẫn đến (và đã dẫn đến) những “quy chụp” ảnh hưởng đến đánh giá tư cách đảng viên.
Ví dụ, điểm 1 của Quy định số 115 cấm đảng viên không được “nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng”. Lẽ ra phải quy định cụ thể là nói trái nhưng với mục đích, động cơ xấu mới cấm; chứ khi góp ý xây dựng để sửa đổi Điều lệ Đảng, sửa đổi Cương lĩnh của Đảng, sửa đổi các quy định (cũ đã lỗi thời) của Đảng chẳng hạn mà cũng cấm “nói trái” thì đảng viên nào còn dám góp ý nữa.
Nếu thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác quy định này thì những đảng viên nào kiến nghị sửa đổi Điều lệ, Cương lĩnh, quy định của Đảng trong đợt này, đến cuối năm làm kiểm điểm đảng viên chắc chắn sẽ bị coi là vi phạm điểm 1 trong 19 điều không được làm.

Hành chính hóa công tác Đảng

Bốn là, có những điều cấm vô lý, cần xem lại một cách nghiêm túc. Xin kể một câu chuyện có thật mà “cười ra nước mắt”. Tại một khu chung cư ở Hà Nội, bí thư chi bộ đồng thời là trưởng nhà. Ở tầng trệt có một hộ kinh doanh ăn uống gây ô nhiễm mà bà con nói mãi không sửa. Chờ họp nhà thì lâu, mấy người rủ nhau viết mấy dòng phản ảnh tình trạng đó với trưởng nhà (đồng thời là bí thư chi bộ), đề nghị trưởng nhà có giải pháp can thiệp. Thế là đến cuộc họp chi bộ, bí thư chính thức tuyên bố rằng trong chi bộ có đảng viên vi phạm 19 điều đảng viên không được làm, cụ thể là đã “viết, ký tên tập thể vào đơn, thư tố cáo”.
Trớ trêu thay, một việc tưởng là được hoan nghênh hóa ra lại bị phê phán. Cứ chiếu theo Quy định số 115 thì đúng là đảng viên đó đã vi phạm quy định “viết, ký tên tập thể vào đơn, thư tố cáo”; nhưng trong trường hợp cụ thể này thì có nên cấm hay cần khuyến khích đảng viên phản ánh với Đảng những vấn đề họ phát hiện? Chẳng lẽ phản ánh bằng miệng thì hoan nghênh, còn phản ánh bằng cách viết (cùng với một số người khác nữa) thì cấm hay sao?
Đành rằng về lý thuyết thì đảng viên có kênh sinh hoạt Đảng để phản ánh và tố cáo; nhưng một thực trạng được thừa nhận rộng rãi hiện nay là việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực thông qua tổ chức Đảng là rất hạn chế, thế mà lại buộc đảng viên chỉ được tố cáo theo kênh này thì có hợp lý không?

Suy nghĩ sâu hơn, cần đặt ra câu hỏi: Đảng ta quan niệm thế nào về “đơn, thư tố cáo tập thể”, đấy là nguồn thông tin hữu ích để chống tham nhũng, tiêu cực, hay đấy là việc làm xấu xa, cần đả phá? Trả lời được dứt khoát câu hỏi này mới có thể xem xét nên cấm hay không cấm việc đảng viên “viết, ký tên tập thể vào đơn, thư tố cáo”.
Có thể thấy, Quy định số 115 là điển hình của tình trạng hành chính hóa công tác Đảng. Để làm được dù một việc thôi trong 19 điều cấm đó, Đảng đã phải sử dụng các công cụ chủ yếu của mình là công tác giáo dục, vận động đảng viên cũng như công tác tổ chức một cách khéo léo và kiên trì thì mới mong đạt được kết quả; huống hồ ở đây muốn thực hiện một lúc bằng ấy điều cấm mà chỉ bằng một văn bản thì thật là ảo tưởng.
Vì vậy, xin kiến nghị Bộ Chính trị cho đánh giá một cách nghiêm túc việc thực hiện Quy định số 115 trong những năm qua, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương để Ban Chấp hành Trung ương báo cáo Đại hội XI sắp tới quyết định.

_________________________________________________________
,

Posted in Chính trị Việt Nam, Chuyện đất nước | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Việt Nam: Hy vọng của các cường quốc “thoát khỏi” Trung Quốc

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 22, 2010

– Nắm thế “thượng phong” về loại tài nguyên mà thế giới đang khao khát, Trung Quốc khiến cả Mỹ, Nhật, châu Âu phải đau đầu.

Nguyên tố đất hiếm đóng vai trò quan trọng đối với nhiều sản phẩm công nghệ cao, trong đó bao gồm máy bay, hàng điện tử, nam châm sử dụng trong máy tính và sản phẩm năng lượng sạch như tua bin gió và ô tô điện. Nhu cầu đối với các sản phẩm trên đang tăng trong khi đó Trung Quốc nắm quyền kiểm soát thị trường

Nhật Bản, Việt Nam hợp tác khai thác đất hiếm

Nhật sẽ thông qua thỏa thuận phát triển chung kim loại đất hiếm với Việt Nam vào cuối tháng 10 nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc.
Theo báo Nikkei, thỏa thuận chung sẽ được ký kết khi thủ tướng Nhật Naoto Kan gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vào ngày 31/10 tới.
Thông tin này được công bố do lo ngại gần đây về việc Bắc Kinh sẽ hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm vốn rất quan trọng đối với ngành sản xuất điện tử và ô tô.
Mối quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Nhật bắt giữ một ngư dân của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp giữa hai nước.
Báo Nikkei cho biết, hai công ty của Nhật là Toyota Tsusho và Sojitz hiện đang chuẩn bị phát triển các dự án khai thác đất hiếm tại Việt Nam. Sumitomo Corp cũng sẽ tham gia khai thác và xuất khẩu đất hiếm từ Việt Nam sang Nhật vào năm 2013.
Lãnh đạo Việt Nam và Nhật cũng hy vọng có thể đạt được thỏa thuận hợp tác xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân và đường sắt cao tốc tại Việt Nam.

Trung Quốc ỷ thế độc quyền với các nước lớn

Hiện nay, có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hạn chế nguồn cung đất hiếm sang Mỹ và châu Âu.
Trung Quốc hiện nắm giữ 97% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Trong đó, hơn một nửa được xuất sang Nhật. .
Theo Hiệp hội địa lý Mỹ, năm 2009, khoảng 97% sản phẩm đất hiếm trên thế giới do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, dường như Trung Quốc đang thay đổi quan điểm đối với thế giới.
Tháng 10/2010, Trung Quốc bị buộc tội hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Nay, một số chuyên gia ngành khẳng định Trung Quốc cắt giảm nguồn cung đất hiếm sang Mỹ.
Trong khi Trung Quốc phủ nhận việc vơ vét tài nguyên từ các nước khác, quan chức thương mại và Hội đồng Bảo an Mỹ đang tiến hành thanh tra tình hình thực tế.
Trên thế giới, không phải chỉ Trung Quốc có đất hiếm. Với tốc độ tiêu thụ hiện tại, nước Mỹ có đủ nguồn cung để đảm bảo nhu cầu toàn cầu trong suốt 1 thế kỷ. Dự trữ của Trung Quốc chỉ tương đương 1/3 nguồn cung của thế giới.
Tuy nhiên những thập kỷ gần đây, hoạt động khai thác và sản xuất trên toàn thế giới đi xuống bởi không cạnh tranh được về chi phí đối với Trung Quốc.
Dù Trung Quốc phủ nhận việc cấm trên tuy nhiên có thừa nhận đang hạn chế xuất khẩu.
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cung cấp đất hiếm cho thế giới. Để bảo đảm nguồn cung và đạt được sự phát triển bền vững, Trung Quốc sẽ tiếp tục biện pháp hạn chế khai mỏ, sản xuất và xuất khẩu đất hiếm.”
Một số nguồn tin cho hay Trung Quốc đã hạn chế bớt lượng đất hiếm sang Nhật sau bất đồng giữa 2 nước. Trung Quốc tuần qua còn đột ngột chặn nguồn cung đất hiếm sang Mỹ sau tuyên bố từ Mỹ về việc tiến hành thanh tra những lời phàn nàn liên quan đến việc Trung Quốc trợ cấp thiếu công bằng cho ngành công nghệ sạch của nước này.
Thậm chí ngay cả trước căng thẳng mới đây, công ty nhập khẩu Mỹ tuyên bố Trung Quốc đã hạn chế 30% hạn ngạch xuất khẩu đất hiểm. Lượng đất hiếm được chuyển sang Mỹ bắt đầu bị hạn chế từ đầu tháng 7/2010.
Ông Jim Sims, phát ngôn viên của công ty Molycorp đang có kế hoạch khởi động việc khai thác đất hiếm tại Mỹ, khẳng định rõ ràng Trung Quốc rõ ràng đang giúp các công ty sản xuất hàng công nghệ cao nội địa lợi thế về đất hiếm.
Ông Sims nói: “Hiện có quá nhiều lý do hơn cuộc chiến thương mại trong việc hạn chế xuất khẩu. Trung Quốc đã quá rõ ràng với quan điểm hạn chế xuất khẩu và khuyến khích sản xuất tại Trung Quốc.”
Nếu Trung Quốc tiếp tục thắt chặt hạn ngạch của năm 2011, công việc sản xuất của một số công ty sản xuất Mỹ có thể buộc phải đóng cửa.
Lo lắng liên quan đến nguồn cung nguyên liệu chịu kiểm soát của chính phủ Trung Quốc ngày một hạn chế đẩy giá tăng vọt đang thách thức nhiều ngành kinh tế.
Quốc hội Mỹ đang cân nhắc đến dự luật hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đảm bảo các khoản vay dành cho công ty trong ngành và tạo ra nguồn dự trữ.
Công ty Molycorp đang cố gắng khởi động công việc khai thác đất hiếm tại California. Công ty đặt mục tiêu đến cuối 2012 khai thác và sản xuất 20 nghìn tấn đất hiếm/năm. Nhiêu công ty khác cũng đặt ra kế hoạch khá tham vọng.
Việc đảo ngược xu thế vốn đã giành cho Trung Quốc thế độc tôn đối với loại tài nguyên trên không hề dễ.
Ông Martin Hennecke, giám đốc công ty tư vấn Tyche tại Hồng Kông, cho rằng: “Nhiều nước khác chưa phát triển việc khai thác đất hiếm bởi việc khai thác đi kèm với nguy cơ nhiễm phóng xạ hay nhiễm độc. Thế giới đang dễ dàng mua được hàng rẻ từ Trung Quốc mà không phải chịu ô nhiễm, bẩn thỉu.”

TH (tổng hợp)
____________________________________________________

Posted in Chuyện môi trường, Chuyện đất nước, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Dự thảo mới nhất về quy hoạch chung Hà Nội

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 22, 2010

Theo dự thảo mới nhất của Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội do Bộ Xây dựng soạn thảo, trụ sở các bộ, ngành xây mới sẽ được đặt tại Mỹ Đình, Tây Hồ Tây. Trục Hồ Tây – Ba Vì vẫn được giữ nguyên.

Theo dự thảo mới nhất được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, hệ thống cơ quan công sở cấp Trung ương như các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ được xác định tại khu vực Ba Đình.

Các công sở cấp Trung ương được ở lại trong khu vực nội đô sẽ được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu làm việc. Các công sở cấp trung ương phải di dời khỏi khu vực nội đô sẽ được xây dựng mới tại Mễ Trì – Mỹ Đình hoặc Tây Hồ Tây theo mô hình khu tập trung, liên cơ quan.

Công sở cấp thành phố gồm Trụ sở Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố bố trí tại khu vực xung quanh Hồ Gươm. Trụ sở cơ quan thành phố theo mô hình hợp khối và xác định ở vị trí thích hợp tại các khu vực nội đô.

Ngoài ra, trong khu vực đô thị trung tâm, sẽ xây mới Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc tế tại Mễ Trì và Đông Anh, Trung tâm tài chính thương mại quốc tế tại khu vực Tây Hồ Tây; Trung tâm thương mại tài chính ngân hàng tại các khu đô thị Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Trì trong chuỗi đô thị dọc vành đai 4.

Giữ nguyên trục Hồ Tây – Ba Vì

Theo dự thảo, định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ mở rộng, xây mới các tuyến đường kết nối giao thông, không gian giữa các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn hiện hữu với đô thị trung tâm gồm: Tây Thăng Long – Sơn Tây, đường 32, trục Hồ Tây – Ba Vì, Đại lộ Thăng Long, Hà Đông – Xuân Mai, Ngọc Hồi – Phú Xuyên.

Như vậy, trục Hồ Tây – Ba Vì vẫn được giữ nguyên trong quy hoạch. Tuy nhiên, trong dự thảo mới nhất này, Bộ Xây dựng không cho biết rõ, trục này sẽ chạy thẳng một mạch hay sẽ uốn cong theo kiến nghị mới đây nhất của Hà Nội.

Trước đó, UBND TP Hà Nội cho rằng không cần thiết phải có trục Hồ Tây – Ba Vì vì trung tâm hành chính quốc gia không đặt tại Ba Vì nữa. Tuy nhiên ngay sau đó, Hà Nội đột ngột thay đổi quan điểm khi vẫn ủng hộ xây dựng trục đường trên nhưng gợi ý không nên chạy thẳng mà là trục cong theo địa hình ngoài vành đai 4.

Ngoài ra, theo dự thảo, cũng sẽ cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các tuyến đường vành đai. Cụ thể, vành đai 1 đoạn Cầu Giấy – Trần Khát Chân dài 10,2 km sẽ có quy mô 6 – 8 làn xe, một số đoạn cuối có thể xây dựng cầu cạn.

Vành đai 2 với tổng chiều dài khoảng 44 km có quy mô 10 làn xe, khuyến khích xây dựng hệ thống bãi đỗ ngầm hoặc cao tầng trong các khu vực xây dựng mới khi cải tạo trong nội đô.

Vành đai 3 có chiều dài khoảng 65 km, quy mô 10 – 12 làn xe, trong đó có 4 làn xe cao tốc đô thị trên cao đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì.

Vành đai 3,5 sẽ chạy dọc chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 với việc hoàn thiện đường 5 kéo dài từ cầu chui Đông Trù, Đông Anh đến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và Mê Linh tạo thành tuyến giao thông đô thị xương sống cho các khu đô thị mới Mê Linh – Đông Anh, Long Biên – Gia Lâm.

(theo chinhphu.vn)
___________________________________________________________

Posted in Chuyện đô thị, Chuyện đất nước, Hà Nội nghìn năm | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Lại Văn Sâm dịch sai tại liên hoan phim

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 22, 2010

Là gương mặt MC nổi tiếng trên truyền hình, từng tham gia dẫn dắt nhiều sự kiện quan trọng nhưng trong lễ trao giải Liên Hoan phim quốc tế Việt Nam (VNIFF) lần thứ nhất vào tối 21/10, Lại Văn Sâm đã để xảy ra quá nhiều lỗi không đáng có.

Xuất hiện tại lễ trao giải VNIFF cùng với MC Ngô Mỹ Uyên, Lại Văn Sâm được đánh giá là người hoạt ngôn, có khả năng xử lý nhanh các tình huống. Tuy nhiên trong tối qua sau khi công bố giải diễn viên nữ xuất sắc nhất, anh đã có những lời vinh danh phụ nữ, những câu bình luận về MC Mỹ Uyên và bản thân theo kiểu…vô cùng khó hiểu.

Anh thậm chí nói rằng sự hiện diện của mình là… vô duyên, rồi khiến cả khán phòng vỗ tay chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam. Nếu phần này có trong kịch bản gốc thì xem ra hơi lạc điệu, còn nếu chỉ là sự ngẫu hứng của một MC kỳ cựu như Lại Văn Sâm thì lại càng đáng chê trách.

Điều tiếp theo khiến khán giả và người hâm mộ chưa thật sự ưng ý với MC “Ai là triệu phú” chính là khả năng dịch thuật. Mặc dù ban tổ chức có chuẩn bị người dịch cho các đại biểu nước ngoài nhưng không rõ những phiên dịch viên lúng túng vì chưa đọc kịch bản chương trình hay vì có quá ít người mà MC Lại Văn Sâm phải “ra mặt”. Anh đã chủ động kiêm phần phiên dịch cho Ngô Ngạn Tổ.

Tuy nhiên khi nam diễn viên Hongkong này phát biểu về niềm vinh dự khi được tham dự liên hoan phim tại thành phố vừa kỷ niệm ngàn năm tuổi thì MC nhanh chóng dịch luôn rằng Ngô Ngạn Tổ rất hạnh phúc khi thấy có nhiều người hâm mộ anh ở Việt Nam.

Những tưởng đây chỉ là sự chữa cháy tại chỗ, nào ngờ khi Ngô Ngạn Tổ phát biểu một câu rất nhiều thông điệp khích lệ thì “em-xi kiêm nhân viên phiên dịch” vẫn mạnh dạn (hay liều mạng) lĩnh phần chuyển ngữ. Kết quả, câu nói ý nghĩa “mục đích của một liên hoan phim quốc tế là đưa điện ảnh thế giới đến với khán giả địa phương, nhưng nó cũng nhằm đưa điện ảnh địa phương đến với khán giả thế giới” biến thành một câu đại loại là “những ngày qua tôi thấy khán giả xếp hàng dài đến xem các bộ phim tại liên hoan.”

“Chao ơi, anh Lại Văn Sâm đã lậm-văn-sai và luận-văn-sai quá rồi,” một khán giả xem truyền hình bất ngờ thốt lên làm mọi người xung quanh phì cười.

Vẫn biết đối với một liên hoan phim, các giải thưởng danh giá rốt cục mới là điều đọng lại. Và quan trọng hơn là việc điện ảnh Việt Nam chứng tỏ ra sao với bạn bè quốc tế, học hỏi thế nào cho những lần xuất trận tiếp theo – như ý kiến của nhiều quan chức lẫn các nghệ sĩ, diễn viên đã phát biểu khi tham dự. Nhưng nếu cách tổ chức và người dẫn chương trình cứ thường xuyên ngẫu hứng thế này thì có lẽ rất khó để liên hoan phim VNIFF những lần kế tiếp thành công trọn vẹn.

(Theo Vietnam+)
__________________________________________________

Posted in Báo chí, Điện ảnh | Thẻ: , , | Leave a Comment »