NGÔN NGỮ & VĂN HÓA

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Archive for the ‘Chuyện lễ hội’ Category

Không xảy ra thảm họa như ở Campuchia là may’

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 19, 2011

Cho rằng lễ hội đền Trần đã tổ chức “chu đáo”, song ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhìn nhận, việc không xảy ra thảm họa giẫm đạp như ở Campuchia vừa qua là một “may mắn”.

– Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác tổ chức lễ hội đầu năm, ông nhận định việc tổ chức năm nay thế nào?

– Các lễ hội như Bái Đính, chùa Hương, đền Hùng, Yên Tử đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân, nếu chính quyền không tổ chức thì nhân dân sẽ tổ chức. Cái chính là chúng ta phải tăng cường công tác quản lý. Ngoài ra, chùa Hương, Yên Tử, Hạ Long là thắng cảnh Việt Nam, những lễ hội này cũng cần quảng bá để thu hút khách đến đây. Buổi làm việc mới đây, tỉnh Ninh Bình cho biết lượng khách Tây Âu và Bắc Mỹ đến thăm chùa Bái Đính rất nhiều, du lịch phải xuất phát trên nền văn hóa, không thể không có lễ hội được.
Năm nay, công tác tổ chức của các địa phương tốt hơn năm trước, từ bố trí hòm công đức, các dịch vụ, phân luồng giao thông… nhưng vẫn chưa hết tình trạng nâng giá ép giá như chùa Hương, nhất là hiện tượng rải tiền lẻ. Đáng lẽ người dân bỏ vào hòm công đức thì lại rải lên tay Phật, tay tượng. Ngoài ra, còn xuất hiện các trò chơi kinh dị tại lễ hội. Một số hiện tượng ở các đền chùa cũng cần phải điều chỉnh, không nên thái quá như chuyện vay mượn ở đền bà Chúa Kho hay phát ấn ở đền Trần.

– Tại đền Trần có hàng chục nghìn người chen lấn xô đẩy vào cướp ấn khiến nhiều người ngất xỉu, theo ông nguyên nhân vì đâu?

– Tôi cho rằng khâu tổ chức rất chu đáo, từ phân luồng, bảo vệ với gần 1.400 công an, quân đội, song có tới 60 nghìn người đến lễ hội. May mà không xảy ra sự cốgiẫm đạp như ở Campuchia, song vẫn xảy ra trộm cắp, lộn xộn… Các cụ già đi hội thường từ tốn, song nhiều thanh niên vùng lân cận ồ ạt chen lấn xô đẩy vào giờ phát ấn.
Tuy nhiên, khâu tổ chức cũng phải rút kinh nghiệm và phải tuyên truyền như thế nào đó, bởi không ai chấp nhận chuyện tranh cướp ở lễ hội, về lâu dài không ai muốn đến đây nữa.

– Có một số nhà văn hóa đã phản đối chuyện phát ấn đền Trần, quan điểm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch như thế nào?

– Hiện quan điểm vẫn chưa thống nhất giữa khai ấn và phát ấn. Nhiều nhà khoa học rất phản đối chuyện phát ấn song ở địa phương lại cho rằng có khai ấn thì phải phát ấn. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo và quan điểm là không phát ấn song vấn đề này vẫn mâu thuẫn. Vì theo tích xưa, vua quan nhà Trần khai ấn trong ngày làm việc đầu năm và nhiều người cho rằng có phát ấn.
Theo tôi cần có một cuộc hội thảo nghiêm túc bàn việc này, có phát ấn hay không, nếu có thì công tác tổ chức ra sao.

– Nhiều người đến đền bà Chúa Kho vẫn đốt vàng mã, đồ mã với số lượng lớn mặc dù đã có quy định cấm đốt đồ mã ở lễ hội, ông thấy thế nào?

– Đốt đồ mã đã có hạn chế, vừa rồi chúng tôi tịch thu một lô đồ mã ở đền Kiếp Bạc (Hải Dương) như hình nhân thế mạng, nhà lầu, xe hơi… Đồ mã chỉ tập trung nhiều ở đền bà Chúa Kho và Phủ Giày.
Theo quy định đốt đồ mã ở lễ hội là bị tịch thu và xử lý. Tuy nhiên, vàng mã thì người dân vẫn được phép đốt song với mức độ như thế nào thì cần cân nhắc. Ngày lễ Tết mình đốt ít cho ông bà hay đi lễ chùa chỉ nên đốt một ít, chứ nếu đốt hình nhân, nhà cửa, cả ôsin thì không ổn.

– Có nhà văn hóa ước tính số vàng mã được đốt trong cả nước lên hàng chục tỷ đồng, ông nghĩ sao về con số này?

– Đây là con số dự đoán, theo tôi còn nhiều hơn nữa. Tại nhiều lễ hội đã tuyên truyền khá tốt hạn chế đốt vàng mã, song do nhận thức của người dân trong xã hội, nhất là ở miền Bắc. Như người dân miền Trung không có chuyện đốt nhiều vàng mã như miền Bắc.

– Ông nhận xét thế nào về ứng xử văn hóa của những người đi lễ?

– Người đi lễ hội chia làm 2 lứa tuổi, các bà các chị hiểu sâu về văn hóa thì đúng là đi lễ để cầu an cầu phúc cho con cháu. Song nhận thức của lớp trẻ thì không ổn, có nhiều người không biết đền đó thờ ai song vẫn truyền miệng phải lấy được cái ấn cho may. Phát ấn thường phát cho quan chức chứ người dân không có tác dụng gì. Song họ đi đâu cũng chen lấn xô đẩy nhau, dường như họ có quan điểm đi lễ hội là phải tả tơi, chứ không có kiểu đi hội thanh thản như người già.

– Không chỉ người buôn bán mà cả công chức tích cực đi lễ chùa trong ngày làm việc, nhiều xe công xuất hiện ở đền chùa, ông nghĩ sao về hiện tượng này?

– Thủ tướng đã nghiêm cấm song thực tế vẫn có, số lượng này cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nếu công chức chấp hành nghiêm sẽ tốt lên, song cũng do nhiều đền chùa muốn thu hút thành phần này vì chi tiêu cao hơn, công đức tốt hơn.

– Khi đi lễ hội với gia đình, ông thường có cảm xúc như thế nào?

– Từ lứa tuổi tôi trở lên thường cảm thấy buồn khi đi lễ hội và không muốn đi nữa, vì bản chất lễ hội không phải là cướp giật, xô bồ, chen lấn. Thế hệ cao tuổi rất buồn, các cụ vào lễ hội thường bị thanh niên chen bật ra. Với công tác tổ chức như hiện nay thì nhiều người không muốn đi nữa.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng, các lễ hội năm nay đều rất đông, đến ngày 11/2, Yên Tử có 310.000 lượt người, chùa Hương có 230.000 lượt, Cửa Ông 130.000 lượt, Côn Sơn Kiếp Bạc 140.000 lượt.
Một số tồn tại như tình trạng phát ấn, phát lương còn nhiều, đền Trần Nam Định tổ chức 75 điểm phát ấn, hòm công đức nhiều nơi còn nhiều, hiện tượng đặt tiền không đúng nơi quy định đã được tổ chức thu gom song chưa triệt để. Vệ sinh môi trường một số nơi chưa đảm bảo như chùa Hương, bà Chúa Kho, hội Lim. Trò chơi mang tính cờ bạc trá hình, trò chơi kinh dị xuất hiện ở một số nơi như hội Lim.

Lực lượng chức năng đã tạm giữ 17 người cò mồi dẫn khách ở chùa Hương, tịch thu hàng nghìn quẻ thẻ, tiền giả tại chùa Hồng Ân, hội Lim, tiêu hủy đồ mã tại đền Kiếp Bạc, thu một số ấn giả, ấn nhái tại đền Trần.

Đoàn Loan thực hiện
_________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện đất nước, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Bi hài những ông Tây “trốn” tết Việt

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 3, 2011

-Nếu những người nước ngoài lần đầu được đón Tết ở Việt Nam đều có chung tâm lý lạ lẫm, ngạc nhiên vì đường phố vắng hoe, bị bỏ đói, hoặc phải đi bộ về nhà… thì một số khác lại tỏ ra thích thú, thấy nghiện Tết Việt, số nữa lại lo lắng tìm cách “chạy trốn”…

Lơ ngơ ngày Tết

Là giáo viên dạy tiếng Anh của một trường Đại học tại Hà Nội, không ít lần John đã đón Tết ở Việt Nam. Nhớ lại lần đầu tiên anh một mình giữa thủ đô trong không khí vắng tanh, yên lặng đến lạ lùng anh nói: “Thường ngày Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp là thế mà hôm đó bỗng đường xá vắng hoe, không một bóng dáng hàng quán nào mở cửa”.

Lúc đó, John đã rất hoang mang anh không hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đây, “tôi đã rất lo, vì có lẽ tôi sẽ không thể mua được thứ gì để ăn trong ngày hôm đó”, John nghĩ.

Vì đó là những ngày đầu anh tới Việt Nam, nên anh chưa hiểu hết được những phong tục, tập quán ở đây. Nhưng dù đã lang thang đến gần hết ngày thì đúng như anh nghĩ, anh đã không thể tìm thấy dù chỉ là một quán nước vỉa hè. Sau đó anh mới biết, cái hôm cả Hà Nội không ai muốn ra đường đó là ngày mồng 1 Tết, (hay còn gọi là Tết âm lịch, Tết Nguyên Đán của Việt Nam).
Còn Anna Claude Lacote, người Pháp thì cho biết, tối hôm 30 chị cùng bạn trai đi dạo quanh bờ hồ, gần đến 12h, bỗng thấy dòng người đổ về khu vực bờ hồ đông nghìn nghịt, người đông đến nỗi hai người không thể nhúc nhích được tí nào. Đối với tôi, ngày hôm đó đúng là một kỷ niệm nhớ đời, “anh ấy cố nắm tay tôi thật chặt như thể sợ tôi bị người ta đẩy đi mất, phải đến gần sáng chúng tôi mới về được đến nhà”, Anna nói.

“Nếu bạn muốn đi chơi ở Hà Nội vào những dịp đó, bạn nên xác định rõ bạn sẽ phải tự đi bộ để về nhà”, đó là lời khuyên chân thành được đúc kết từ kinh nghiệm của một vị du khách tên là Tsang ở Hồng Kông. “Tôi đã phải mất nhiều giờ để đứng vẫy taxi, dòng người quá đông, không một chiếc taxi nào dám dừng lại. Cuối cùng tôi buộc phải tự đi bộ khoảng 4-5km vì việc riêng của mình. Đó là cả một quãng đường kinh khủng, tôi chưa bao giờ đi bộ xa đến thế, nhưng nếu phải đứng cả buổi để vẫy xe thì có lẽ đó vẫn là giải pháp tối ưu nhất”, Tsang chia sẻ.

Tết ở Việt Nam là khoảng thời gian đặc biệt, để gia đình được quây quần, đầm ấm bên nhau, đây là một phong tục từ lâu đời cũng là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Không ít khách nước ngoài đã có những kỷ niệm và nhiều ấn tượng đặc biệt, thậm chí nhiều du khách đã không ngần ngại chia sẻ mình rất thích đón Tết tại Việt Nam, “Tôi nghiện Tết Việt…”

Tuy nhiên, nhiều người do không hiểu về những phong tục tập quán, do cách sinh hoạt bị thay đổi đột ngột nên đã khiến không ít những vị khách nước ngoài phải rơi vào tình huống cười ra nước mắt.

Nỗi sợ làm “người mẫu”

Nếu tính ra, đây là sẽ Tết thứ 2 Jean được đón Tết cùng vợ ở Việt Nam. Nhưng khác với năm ngoái, năm nay, Jean đã thương lượng với vợ để đặt vé đi du lịch từ cách đó hơn một tháng.

Anh cho biết, Tết ở Việt Nam rất vui, nhưng mình muốn đi du lịch để được nghỉ ngơi và có thời gian giành trọn vẹn cho gia đình. Theo lời kể của anh, do năm trước anh là rể mới, công việc lại bận rộn ít về quê, nên có mỗi dịp Tết là cơ hội tuyệt vời để ông bố vợ được dắt “chàng rể tây” đi khoe với họ hàng.

Khổ một nỗi, Tiếng Việt bị hạn chế nên mỗi khi bước ra khỏi nhà là bố vợ lại không quên kéo anh lại dặn anh phải nói thế nào cho phải. Thậm chí, ông còn phát âm từng từ một để anh đánh vần cho chắc ăn.

Khi đến nhà ai anh cũng thấy mọi người bê mâm mời ăn, mời uống. Từ chối thì không được vì thấy bảo “cả năm bị xui xẻo”, hơn nữa anh cũng đâu dám to gan làm mất lòng bố vợ. Cuối cùng suốt mấy ngày Tết, anh chỉ có mỗi việc ăn rồi lại đi với bố vợ rồi lại ăn, và ngủ… Kết quả là anh bị một trận “tào tháo” đuổi bơ phờ vì không hợp khẩu vị. Còn vợ anh thì cho biết, có lẽ do phải học đi học lại quá nhiều lần mà đến đêm anh vẫn nói mơ mấy câu nói của bố vợ dạy.
Còn với Bill thì lý do để anh muốn đưa vợ đi Thái Lan là “anh không muốn làm người mẫu”. Bill cho biết, từ chục năm về trước chuyện dắt một ông Tây về ra mắt ở một xã nghèo như quê vợ tôi thì đúng là chuyện xưa nay hiếm.

Cảnh đầu tiên khi cô ấy đưa tôi về nhà là cả một đám trẻ chạy theo, bọn chúng nhìn tôi chằm chằm rồi bàn tán không ngớt lời. Còn bố vợ và mấy cậu em thì tự hào ra mặt, chúng đưa tôi đi khắp nơi, đi đâu chúng cũng muốn lôi tôi đi cùng. Không phải vì quý mến mà vì chúng muốn tôi “người mẫu” để chúng được thể oai với bạn bè. Hễ đi tới đâu, mọi người lại xúm lại người thì bảo tôi cao quá, người thì nói trắng quá, người lại nói mắt xanh nhỉ… việc đó khiến tôi rất lúng túng.

Cho đến bây giờ, dù Tây về làng không còn là chuyện lạ nữa, mấy cậu em cũng không còn rủ tôi đi cùng nữa, nhưng năm nào cũng vậy, cứ Tết là tôi lại phải lẽo đẽo đi theo làm “người mẫu” cho bố vợ. Dù chẳng muốn tí nào, nhưng chiều vợ lại sợ mất lòng bố vợ nên anh cứ âm thầm đi theo mà trong lòng thì mệt mỏi vô cùng.

Một cái Tết, luôn có rất nhiều ý nghĩa với mỗi người, với mỗi gia đình và với cả dân tộc. Để giữ cho không khí ngày Tết được vui vầy, đầm ấm mỗi người nên tự biết cân bằng, sáng tạo để không khí ngày Tết có thêm nhiều màu sắc mới, độc đáo, và hấp dẫn không chỉ với riêng mình mà với tất cả mọi người.

V.L
_____________________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Thuần phong mĩ tục, Văn hóa các dân tộc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Đêm xòe bản Bó

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 3, 2011

Đỗ Sơn – Thu Hà

– Cách trung tâm thành phố Sơn La chừng 5 km, bản Bó phường Chiềng An thuộc thành phố Sơn La có 255 nóc nhà và 5 dân tộc sinh sống là Thái, Mường, Kinh, Hơ Mú, Khơ Mông. Bất cứ đoàn khách nào đến thành phố Sơn La cũng mong muốn được tận hưởng cái thú theo lời đồn “ăn bản Bó, ngó bản Tông”.

Ăn bản Bó…

Những năm 90 thế kỷ trước, du khách đến bản rồi lại đi trong nuối tiếc sau khi chỉ chụp ảnh mấy nóc nhà sàn đơn sơ. Trưởng bản Lù Văn Xương cảm thấy có điều gì áy náy lắm. Rượu cần ngon mà không thể mời khách, có bài hát hay có điệu múa đẹp mà không phô bày cùng khách. Thế là theo yêu cầu của khách, ông đã mở một nhà hàng nhỏ tại nhà sàn, đồng thời quy tụ lại đội văn nghệ của bản đến biểu diễn sau khi du khách thưởng thức văn hoá ẩm thực của các sắc tộc.
Trưởng bản cười rất sảng khoái khi biết người ta đồn Ăn bản Bó, ngó bản Tông. Ông giải thích rằng: Ăn bên bản Bó có nhiều món ngon, ăn xong là đi sang bản Tông xem múa mới là “sành điệu”. Con gái bên bản Tông đẹp hơn, múa dẻo hơn.
Sau khi những mâm cơm đãi khách được bày ra trên sàn rộng, khách đã ngồi vào nhưng vẫn còn háo hức thiêu thiếu điều gì. Đó chính là sự xuất hiện của những chiếc áo cóm, tà váy đen tuyền của các cô gái Thái. Các cô vẫn líu ríu dưới chân cầu thang.
Mỗi cô gái Thái như một bông dã quỳ nở rạng rỡ ùa lên sàn chào khách bằng nụ cười tươi tắn như thổi vào bữa tiệc tối trên thung lũng ăm ắp heo may này chất hương đậm đà Tây Bắc. Tôi vội vã hỏi tên. Người ấy rót rượu và khẽ nói: “Theo phong tục thì chén rượu thứ nhất uống để chào nhau, chén thứ hai mới hỏi tên làm quen”. Và, sau những chén đầu làm quen, chủ và khách hiểu biết về nhau rồi thì uống thân mật hơn, có thể là những chén đan tay khát vọng…Thế nên, nhiều kẻ không say vì rượu mà say vì ánh mắt cô gái Thái lúng liếng…
Tuy thay đổi theo thời đại một số nếp sinh hoạt nhưng các phong tục vào ngày tết của người dân tộc bản Bó vẫn được giữ nguyên. Đặc biệt, vào dịp tết người dân tộc có tục cúng ma nhà. Tết đến, trưởng bản, trưởng họ như ông Xương đi chúc cả làng xóm nếu người ta mời.
Có sáng ông uống đến 40 chén rượu mời!? Tôi lắc đầu kính nể: Làm sao mà xuống nổi cầu thang! Tuy nhiên, với người dân tộc Thái, họ có một món canh giải rượu rất hữu hiệu có tên là lá cây vón vén. Một thứ lá giống lá me, chua chua dìu dịu. Mùa cuối đông này, cũng chính là mùa của cơm Lam của vùng Tây Bắc. Cơm Lam được nấu bằng loại cây có tên là mác nga mới là cơm Lam “xịn”.
Sau khi chẻ ống cơm ra sẽ có lớp áo giấy bọc bên ngoài cơm nếp thơm dẻo- mác nga giống cây nứa, chỉ có vào 2 tháng cuối năm. Trong mâm cơm đãi khách của người Thái còn có một loại gia vị chấm đặc biệt. Đó là loại gia vị gồm ớt nướng, tỏi, muối và hạt mắc khén. Chính vị mắc khén thơm lạ lùng ấy khiến người ta yêu thương Tây Bắc nhiều hơn. Mắc khén – là hương vị đặc trưng của vùng Tây Bắc.

…Ngó điệu xòe

Sau gần 20 năm làm dịch vụ du lịch tự phát ấy, ông Xương đã xây thêm được nhà sàn mới để đáp ứng lượng khách đến nhiều hơn và cũng đúc rút nhiều kinh nghiệm. Nhà sàn của ông không treo biển quảng cáo nhà hàng, không quảng bá trên các phương tiện đại chúng. Đa số khách đến là vì tiếng lành đồn xa, người nọ mách nước người kia đến bản Bó vừa được ăn lại được ngó.
Ở đó, các cô gái Thái có đôi môi đỏ mọng như trái ớt rừng, đôi má hây hây rực hồng, đôi mắt đắm đuối những hân hoan với vòng xòe rộn ràng trong nhịp xuân về với bản…
Khi có khách gọi điện đặt cơm và báo trước đối tượng khách là người trẻ hay nhiều tuổi thì ông Xương sẽ chủ động lựa chọn đội mời rượu cho phù hợp với lứa tuổi, hợp câu chuyện. Ông cũng bật mí, để tổ chức một đội văn nghệ trong đêm biểu diễn giao lưu múa xoè như vậy ông có thể quy tụ được các đội ở bản khác trong thành phố nữa.
Riêng đội văn nghệ làm nhiệm vụ “giới thiệu văn hoá nghệ thuật” của bản được tuyển chọn khá kỹ. Trưởng bản Xương cho biết: “Nhiều cô đẹp nhưng không biết múa thì cũng không được. Một điệu xoè múa được thành thục, uyển chuyển và khớp đội với nhau phải tập luyện đến một tháng.
Tôi hỏi đùa, ngoài múa hay hát giỏi còn phải có năng khiếu uống rượu nữa chứ? Trưởng bản cười khà khà gật gật, không ra đồng tình cũng không phản đối.

Chọc sàn bằng… Nokia

Tục chọc sàn hẹn người yêu của người dân tộc trong bản Bó chỉ còn tồn tại trong câu chuyện kể về thời xưa, bởi đến tuổi thanh niên của ông Xương, đã không còn đi chọc sàn nữa. Ngày nay, những nếp nhà sàn bằng gỗ, tre đã thay thế bằng lớp bê tông, lấy đâu ra sàn mà chọc.
Trai gái muốn hẹn hò nhau thường ra hiệu cho nhau “chọc” bằng cái Nokia rồi à! Trưởng bản Lù Văn Xương cũng thừa nhận rằng, lớp thanh niên bây giờ lớn lên trong không khí hội nhập mới, chúng thích học chữ hơn là lấy nhau sớm, nhưng cũng nhiều phong tục gốc theo đó mà mai một đi.

____________________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện phong tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Tết Dân tộc, nghĩ về Dân tộc

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Một 29, 2011

Thanh Giang

Từ xưa đến nay, người Việt Nam dù giàu dù nghèo ai cũng có thói quen lo Tết. Người giàu ăn Tết theo kiểu người giàu, người nghèo ăn Tết theo kiểu người nghèo nhưng chưa chắc ai ăn Tết vui hơn. Năm nào cũng vậy, còn khá lâu mới đến Tết nhưng ai nấy đều đã nghĩ về Tết. Trước hết là những người lo Tết cho các chiến sĩ ở biên cương, hải đảo, là ngành giao thông vận tải lo chuyên chở khách đi lại. Những người sản xuất và buôn bán hàng Tết lo sớm nhất. Sắp đến ngày cuối năm, đường phố đầy người lo sắm Tết, cửa hàng đông khách hơn, quầy bán hàng Tết dần dần xuất hiện khắp nơi…
Tính dân tộc hiện lên đậm nét nhất trong mấy ngày Tết. Từ thú ăn đến thú chơi, thú mua sắm, Tết Ta khác xa Tết Tây. Bữa ăn sum họp gia đình tối 30, mâm cơm cúng ông bà, lời khấn trước bàn thờ tổ tiên, lời chào hỏi chúc tụng nhau ngày Tết…đều khác với ngày thường. Du khách Tây muốn tìm hiểu Việt Nam thường đến nước ta vào dịp Tết.
Trong dịp đón mùa xuân mới, mọi người nghĩ đến gia đình một phần thì nghĩ tới nước nhà mười phần. Suy nghĩ ấy tăng dần bởi vận mệnh dân tộc ta đang đứng trước những thách thức lớn trong, ngoài nước; tình hình kinh tế xã hội đang có những thách thức. Thách thức quả là nhiều và đáng ngại, khiến lòng dân phải lo, nỗi lo dân tộc có thể bị tụt hậu, lo cho biên cương tổ quốc, nạn tham nhũng lan tràn, môi trường sống bị thu hẹp, sự phân hoá giàu nghèo tăng dần…
Trên diễn đàn của báo chí, của nhân dân, nhiều bạn đang thảo luận nghiêm túc những câu hỏi về nguyên nhân vì sao nước ta tụt lại đàng sau một số nước láng giềng thời xưa cũng nghèo như ta, về thời cơ, thách thức của dân tộc.
Chúng ta dễ dàng nhất trí trong đánh giá tình hình và nỗi lo ngại tụt hậu, nhưng điều quan trọng lại là tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.
Có người nói đó là do cơ chế. Có người nói đó là do đạo đức xã hội xuống cấp. Có người đổ lỗi cho các thế lực thù địch bên ngoài…Nhưng bình tâm suy nghĩ kỹ ta sẽ có thể thấy một trong các nguyên nhân sâu xa nhất làm cho tình hình kinh tế xã hội nước ta khó khăn như hiện nay là do tinh thần dân tộc của chúng ta ngày càng phai nhạt. “Chúng ta” ở đây là bạn và tôi, là tất cả mọi người từ lãnh đạo tới dân thường. Đừng đổ lỗi cho ai khác.

Trong lịch sử, dân tộc Việt nổi tiếng về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất. Bác Hồ từng nói : “Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết hợp thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Các cuộc kháng chiến vừa qua đã chứng minh nhận định ấy.
Nói tinh thần dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng nhất về mặt này, Người luôn luôn đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tất cả vì dân tộc. Chúng ta học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, phải nhớ điều này.
Hiện nay, sau mấy thập niên sống trong hoà bình chỉ lo làm kinh tế, nhất là từ khi nước ta cuốn theo trào lưu toàn cầu hoá, tinh thần dân tộc của người Việt phai nh ạt dần. Nhà sử học Đinh Xuân Lâm và nhiều người khác đã cảnh báo tình trạng này. Xuất hiện sự “lãnh cảm” đối với các vấn đề thời sự, nhất là các vấn đề gai góc. Người ta lao vào kiếm tiền. Vì đồng tiền người ta sẵn sàng làm tất cả. Thí dụ có người buôn hàng tỷ bạc giả đưa từ bên ngoài vào nước ta. Có cán bộ tiếp tay cho công ty nước ngoài để công ty đó được trúng thầu…Thử hỏi còn mấy người có suy nghĩ : “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương xứ Bắc” (Lời Trần Bình Trọng)?
Có thể bạn sẽ nói : tinh thần dân tộc của chúng ta vẫn rất cao đấy chứ, hãy xem mỗi lần thi đấu bóng đá quốc tế, thanh niên ta hăng hái cổ vũ cho đội nhà tới mức báo chí nước ngoài phải ngạc nhiên kia mà.
Đúng vậy, nhưng khi các cổ động viên ấy rời sân bóng thì khán đài đầy rác họ vứt lại. Sân vận động ở Nhật hoặc Hàn Quốc không như thế, mặc dù người xem bóng đá cổ vũ hăng hái chẳng kém ta. Đó mới là bộ mặt đầy đủ của tinh thần dân tộc.

Tinh thần dân tộc không chỉ thể hiện khi nước nhà bị xâm lăng hoặc khi có các hoạt động bề nổi, mà trước hết thể hiện ở cách hành xử của mỗi công dân. Mỗi quốc gia- dân tộc nạn tham nhũng tràn lan, giả dối gian lận, trộm cắp tài sản hữu hình và vô hình (như nạn đạo văn chẳng hạn), lười lao động…thì không thể coi đó là tinh thần dân tộc cao. Đâu phải vì đói mà người ta bắt chim câu thả trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đâu phải vì thiếu ăn mà cán bộ ta ngang nhiên ăn hối lộ. Rất nhiều thành phố nước ngoài có nạn tắc đường nhưng họ không có nạn tranh cướp đường mà đi như ở ta…
Tinh thần dân tộc trước hết thể hiện ở lòng tự tôn, tự trọng dân tộc, trong mọi việc trước tiên đều nghĩ chớ nên để mất danh dự dân tộc mình. Nếu phần lớn mọi ngừơi đều tự giác nghĩ như thế thì sẽ không có nhiều thói xấu kể trên. Cán bộ công quyền nghĩ thế thì sẽ ngại nhận tiền “bôi trơn” từ người dân. Đan Mạch, Singapore, Phần Lan… là các quốc gia trong sạch vì mỗi người dân đều có lòng tự trọng dân tộc cao, dù họ sống trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
Một bạn kể lại: sang thăm Singapore không bao giờ phải lo chuyện giá cả khi mua hàng, khi đi taxi… Nếu ai mặc cả, dân bản địa sẽ nói : “Người Singapore chúng tôi cái gì cũng đúng giá”. Trên đường phố đôi chỗ có biển viết : Nhổ bậy phạt 500 đồng SGD (100 SGD tương đương 1.5 triệu đồng VNĐ), vứt rác bậy phạt 1.000 SGD…Tôi ở đây cả tuần ngày nào cũng ra đường mà chưa hề thấy một viên cảnh sát, vậy ai phạt người vi phạm? Thế mà chẳng ai nhổ bậy, vứt rác cả. Tại sao? Chỉ vì họ tự hào là người Singapore. Khi tôi dùng tiếng Hoa hỏi người lái taxi: “Nghe nói 70% người Singapore các ông là người Trung Quốc?” Ông ta cải chính ngay: “Chúng tôi là người Hoa, không phải là ngừơi Trung Quốc!”.
Một cán bộ làm xuất khẩu lao động kể lại: Khi đàm phán ký hợp đồng với công ty Hàn Quốc, anh đấu tranh đòi bảo đảm ngày làm 8 giờ cho người lao động Việt Nam. Đối tác đồng ý nhưng lại nói : “Dân chúng tôi không bao giờ làm việc 8 giờ một ngày. Nếu làm thế thì Hàn Quốc sao có thể chỉ 30 năm tăng được GDP đầu người từ 92USD lên hơn 10.000 USD? Người Nhật còn làm việc hăng hơn chúng tôi. Đó là tinh thần dân tộc của họ”.
Hàn Quốc chỉ có 50 triệu dân, diện tích chưa bằng một tỉnh lớn của Trung Quốc, cách Trung Quốc một eo biển, chỗ hẹp nhất chưa đầy 170Km, thế mà tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Hàn Quốc là bị bắt ngay. Dĩ nhiên không thể hoàn toàn bắt chước tinh thần của một dân tộc nào, mà chỉ nên học phần hay phần tốt của họ. Thí dụ người Hàn Quốc không mua hàng ngoại, người Nhật coi thường người châu Á…thì chẳng nên học. Cũng cần thấy một sự thật: cùng một dân tộc có tinh thần dân tộc cao, nếu có cơ chế chính trị và sự lãnh đạo đúng đắn thì sẽ dân giàu nước mạnh; ngược lại sẽ nghèo đói. Hai miền bán đảo Triều Tiên là thí dụ điển hình. Suy ra nếu dân ta có tinh thần dân tộc cao thì với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, nhất định nước ta sẽ mau chóng giàu mạnh.
Thời gian gần đây, tinh thần dân tộc Việt có sự khởi sắc khá ấn tượng. Chưa bao giờ dân ta bàn thảo nhiều về vận mệnh dân tộc như năm qua. An ninh tổ quốc, môi trường sống, khai thác bô-xít, đường sắt cao tốc, Vinashin…Năm Canh Dần có lắm sự kiện lớn được toàn dân từ già đến trẻ quan tâm. Báo chí bàn bạc nhiều những vấn đề vận nước, phê phán những tồn tại trong kinh tế, điều hành đất nước…Người Việt Nam trong và ngoài nước đập tơi bời bài viết trên báo điện từ đài BBC của Đỗ Ngọc Bích chê các thanh niên trí thức nước ta vì chịu ảnh hưởng của “chủ nghĩa dân tộc do nhà nước điều khiển” mà “ mù quáng phê phán” Trung Quốc có ý đồ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội đã góp phần nâng cao tinh thần dân tộc ta, tuy rằng lẽ ra có thể làm tốt hơn.
Đó quả thật là điều đáng mừng.
Mong sao trong năm Tân Mão người Việt chúng ta sẽ phát huy tốt hơn nữa tinh thần dân tộc, nhanh chóng xây dựng đất nước ta giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình, hạnh phúc.

Nguồn: Báo Đất Việt Tân Mão
_________________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện đất nước, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Có nên cải biến cách ăn Tết

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Một 20, 2011

Nguyễn Hoàng Đức

Năm mới, chữ “Tết” với người Việt thật trọng đại! Một năm với một vòng quay của tạo hóa, cụ thể hơn là trái đất đã xoay vần sang một vòng mới lại chẳng hệ trọng sao?! Sự sống vũ trụ và con người đã chuyển sang một vòng tuần hoàn mới, từ ngọn cỏ vươn mầm xanh, đến cành ra nụ, rồi nụ đơm hoa, tất cả đều bừng lên một sức sống mới, và con người một đại biểu sáng giá của tạo hóa cũng không nằm ngoài qui luật đó. Cùng với cây cỏ, chim muông và muôn vật, người ta thấy trong máu mình đang luân chuyển một sức sống thanh tân mới, tâm hồn rạo rực, con người hừng hực một sinh khí sung mãn mới mẻ, những tế bào choàng thức như thể tất cả vừa khoác lên mình một manh áo mới. Và tất cả mọi người đều tìm đến để chúc phúc cho ông bà, cha mẹ đã được trời đất ban thêm một tuổi, con người lớn thì rút gói lì xì ra cho con cháu, mừng con cháu cũng có thêm một tuổi, thêm một sức sống mới, và thêm một trí khôn trưởng thành mới…
Như vậy chào đón năm mới, không chỉ là một sự kiện gia đình hay xã hội, mà đó là sự kiện của vũ trụ, chào đón một vòng quay mới của tạo hóa, một vòng quay như thể hệ điều khiển sẽ dẫn dắt vạn vật và con người bước vào một chu kỳ mới. Người Việt dựng những cây nêu, hoặc mang hoa quả vào đền chùa là để kính chào những thế lực thiêng liêng và trời đất, đó là cái gốc lập trình cho vũ trụ cũng như mọi người.
Nhìn nước phải thấy nguồn, giống như triết gia Aristote viết:

Càng học ít càng buồn
Dù uống nước trong chẳng thấy được nguồn

Người Việt xa xưa tuy học chưa nhiều, đa số còn là tiểu nông, nhưng người ta vẫn nhận biết nguồn gốc của mình: trước hết là trời – đất, còn gọi là “con tạo xoay vần,” là máy cái tạo ra con người, cũng như xã hội loài người. Người Việt nói “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Như vậy có nghĩa là, dù cho cha mẹ có sinh con cái, thì đó chỉ là da thịt. Còn bản tính của con người, mã gien của linh hồn, là cái được lập trình để điều khiển thân xác, phải là của Đấng tạo hóa. Ví dụ đơn giản, con người như chiếc đài kia, nhưng nó thu được âm thanh nào là do có trạm thu phát máy cái đặt tại trung tâm, còn tự thân chiếc đài, nó chẳng thể phát ra bất cứ bài hát nào. Tạo hóa là trung tâm thu phát kênh thông tin linh hồn. Còn con người chỉ là chiếc đài thôi. Mới đây, các nhà khoa học có một phát hiện rằng: mã gien của con người mang dự báo về cuộc đời sinh – tử của nó, mã gien đó rõ ràng được lập trình trước. Và hiện nay, số liệu mà các nhà khoa học, dù chỉ mới manh nha phát hiện đã có độ chính xác hơn 77%.
Sau máy chủ là đến các máy trung, người Việt rất coi trọng bàn thờ tổ tiên ông bà trong ngày tết. Vì tâm linh của người Việt chú mục vào “bái vật giáo”, nên chủ yếu thờ cúng bằng lễ vật. Người Việt dâng tất cả những gì ngon nhất, quí nhất, đẹp nhất lên bàn thờ để thờ cúng tổ tiên ông bà. Và cả xã hội có một phương ngôn rất “quyết tâm chính trị” rằng : “Đói quanh năm, no ba ngày tết”. Điều này không chỉ có nghĩa, ba ngày tết được no, mà là dù đói quanh năm cũng không thể nghèo hèn và cẩu thả nhịn đói qua ngày đến mức không có lễ vật dâng lên bàn thờ cho tổ tiên. Dâng lên bàn thờ để cúng bái giá trị dâng hiến siêu hình, còn phẩm vật vẫn còn lại, ông bà ăn hương hoa, còn con cháu được ăn thực phẩm thật.
Tết là một truyền thống trọng đại có từ ngàn đời, giờ bỗng chốc chúng ta muốn cải cách nó ư? Cải cách có nghĩa là không tôn trọng tổ tiên ông bà? Điều này chúng ta sẽ có một câu trả lời thật rõ ràng, chẳng chút nào vướng bận băn khoăn cả, rằng: dù chúng ta có cải cách lối ăn tết thì bàn thờ tổ tiên ông bà vẫn còn đó, chúng ta vẫn hương khói hoa quả như xưa, thì có gì gọi là lãng quên ông bà hay truyền thống?!
Vậy thì lý do cải cách là gì? Xã hội ta là xã hội tiểu nông và tam nông, ngay đến bây giờ chúng ta vẫn còn hơn 80% làm nông nghiệp. Vì thế trong nhiều thế kỷ nông nghiệp, mang nặng đầu óc tiểu nông, chúng ta đã hình thành lên những truyền thống thâm căn cố đế tiểu nông. Đó là những truyền thống được sinh ra và gìn giữ trong nghèo nàn và lạc hậu. Giờ đây, khẩu hiệu của chúng ta là xây dựng xã hội: công bằng, bác ái, dân chủ, tự do, bình đẳng, tiên tiến, văn minh. Chẳng lẽ chúng ta lại không phải xây dựng những nét văn hóa mới, cũng như những truyền thống mới? Văn hóa và truyền thống không có sẵn mà nó được kế thừa xây dựng mỗi ngày. Chẳng hạn, ngày xưa làm gì có xe đạp, nhưng ngày nay có xe đạp nên chúng ta hình thành văn hóa đi xe đạp. Những cô thôn nữ quê mùa ngày nay còn phóng xe máy đi chợ, họ hình thành văn hóa đi xe máy, thử hỏi bà và mẹ họ ngày trước làm sao đã có văn hóa đi xe máy? Rồi đang có rất nhiều cô gái lái ô tô, chính họ cũng đang hình thành văn hóa lái xe mà ngày trước chưa từng có.

Không dám nhảy vọt khỏi truyền thống chúng ta sẽ nghèo nàn, điều đó không chỉ đúng với Việt Nam hay các dân tộc tam nông mà còn đúng trên bình diện toàn thế giới. Tại sao? Quá khứ của cả thế giới này trước đây hơn một thế kỷ là nghèo nàn và lạc hậu. Cho dù từ phương Tây có giầu có về chăn nuôi hơn cho đến những vùng đông dân lam lũ ở phương Đông, thì đâu đâu cũng lạc hậu với chiếc xe bò, xe trâu hay xe ngựa, của cải có thể nhỉnh hơn nhau đôi chút, nhưng nói chung là nghèo, nghèo phổ quát và nghèo toàn thể, chỉ trừ mấy quan lớn, địa chủ hay quí tộc ăn trên ngồi chốc, còn lại đại đa số là nghèo. Nghèo mạt hạng, nghèo không có cái gì để cho vào mồm, nghèo không có cái mặc đến độ khố rách áo ôm. Nghèo dến mức trong vài bài ca mới của chúng ta vẫn thấy hiện lên cảnh “áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá” .
Cô thôn nữ ngày xưa có văn hóa đội nón quảy gánh. Nhưng cô thôn nữ ngày nay đội mũ bảo hiểm phóng xe máy. Tốc độc khác nhau là : đi bộ – 5km, còn đi xe máy 50 km. Thật một trời một vực! Đưa ra hình ảnh cô thôn nữ, để chúng ta dễ hiểu và tất yếu thấy rằng: văn hóa chắc chắn phải có thay đổi, thay đổi một cách bắt buộc. Xưa kia chúng ta có văn hóa tiểu nông, thì ngày nay muốn xây dựng xã hội công nghiệp hiện đại, không thể không xây dựng nền văn hóa hiện đại mới! Hãy xem, những công nhân đứng máy dây chuyền, ngay cả cô đóng gói hoa quả thôi có khác cô gói quà sáng ngày xưa một trời một vực không? Cùng là thợ xây, ngày xưa bắc giàn giáo cao hơn một với, còn anh công nhân ngày nay đứng trên giàn giáo vài chục tầng, độ khó khác nhau thế nào?
Cải cách lối ăn tết cổ truyền thiêng liêng, thật khó làm sao! Nhưng càng khó thì ý nghĩa cải cách của nó càng cấp tiến! Nhưng dù chúng ta có nghĩ ra và tiến hành cải cách đó thì Nhật Bản cũng đã nghĩ ra và cải cách trước đây từ nhiều năm. Nhật Bản thay đổi bằng hiến pháp, qui định đổi ăn tết Âm lịch sang ăn tết Dương lịch. Họ đưa ra lý do: Sau tết dương lịch, là quí một, là đà vận động của cả nền kinh tế trong một năm trời. “Đầu xuôi đuôi lọt”, nếu quí một bứt phá làm ăn tốt, đưa mọi thứ vào qui củ, vào đà chạy nhanh dần đều, máy trơn dầu, sẽ làm cho sản xuất cả năm trôi chảy thuận buồm xuôi gió. Trái lại, nếu nghỉ tết dương lịch theo Tây, rồi sau đó lại ăn tết âm lịch, coi như cả quí một linh sình ăn tết, ăn tết xong ngoảnh đi ngoảnh lại, quí một vèo qua, thế mà chưa vận hành được gì cho năm mới cả. Trong khi người châu Á đang mải ăn tết, thì người châu Âu đã qua đà khởi động của quí một, đang tăng tốc rầm rầm sang quí hai. Sản xuất thời đại công nghiệp phải mang tính cạnh tranh cao, trong khi người châu Âu đã lao sang quí hai mà ta còn đì đẹt quí một, thử hỏi có phải ta đã thua kém họ, cứ đành thua kém mãi sao. Vậy thì, Nhật Bản phải quyết tâm ăn tết như Tây, rồi sau đó lao vào sản xuất “đồng tốc” như Tây, có thế mới có thể cạnh tranh, đuổi ngang, đuổi kịp, rồi vượt lên. Mỗi năm, người Nhật cũng đón chào các con giáp tí, sửu, dần mão…nhưng họ đón trước giao thừa dương lịch. Coi con giáp âm lịch như biểu tượng của cả năm dương lịch và âm lịch vậy.

Vấn đề của Việt nam và các nước Á Đông cũng giống Nhật Bản vậy. Những nước ăn tết âm lịch sẽ găp phải sự so le về kế hoạch sản xuất theo quí , theo năm, ngày nay là nền kinh tế hội nhập toàn cầu, chúng ta không thể xem nhẹ và đứng ngoài cuộc chơi chung này. Riêng Việt Nam chúng ta có phong tục “tháng giêng là tháng ăn chơi/ tháng hai chơi hội tháng ba chơi đình”, chơi nhiều thế thì chúng ta đã nghèo càng vĩnh viễn nghèo. Ngày nay, có một bộ phận không nhỏ dường như đang hình thành hoặc bứt phá truyền thống cũ để làm nên sở thích mới. Cho dù ngày tết là ngày tụ tập về quê cha đất tổ, gia đình xum họp như vậy, nhưng nhiều người có điều kiện kinh tế, đã về thăm gia đình trước, rồi họ đăng ký các tua du lịch đi nước ngoài hoặc trong nước, để ăn tết theo lối mới, thư giãn, nghỉ ngơi, nhẹ nhàng, chứ không phải lúc nào cũng chìm đắm trong các sinh hoạt chào hỏi lễ tết kiểu ngày xưa.
Để giầu có hơn, “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, có lẽ chúng ta cũng nên nghĩ đến một tư duy ăn tết mới, chơi ít hơn và làm nhiều hơn. Trước mắt nếu không cải cách được toàn phần như Nhật Bản, thì chúng ta cũng nên hoán cải mạnh mẽ nhiều tập tục cầu kỳ, nặng nề, tốn kém của ngày xưa. Nhân dịp xuân về, chúc cho mọi người và mọi nhà ăn một cái tết trong tinh thần văn minh tiến bộ mới!

______________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện phong tục, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Đá thèm ăn thịt người ở Hòa Bình?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 8, 2010

“Nhất thiêng đền Lu, thứ hai Bục Cả, thứ ba Khụ Khêng”- người Hòa Bình đến giờ vẫn truyền dạy cho con cháu câu nói ấy như một lời nhắc nhở. Khụ Khêng – Đình Khêng ở Mường Khêng (huyện Lạc Sơn) thờ ông Chưởng Tín, bà Triệu Ân. Theo tín ngưỡng dân gian của người Mường đây là nơi thu nạp hồn, vía các loại ma chết non, chết đột tử, chết vì dao kiếm.

Dạ Há được người dân đặt tên cho hòn đá tự nhiên, cao chừng 1m, chân đế đường kính khoảng 1m nằm ngay ở chân núi. Còn trong các câu chuyện dân gian Mường thì Dạ Há là con vật ác, con vật này thường ăn thịt người. Tượng Dạ Há ở phía Đông Nam so với nhà đình, ngay cạnh sân đình. Người Mường thường cúng bằng cách vần tượng Dạ Há vào ngày mở hội.

Ông Bùi Văn Nhưởng, người Mường xóm Mận năm nay đã gần 80 tuổi, sống ở xã Văn Sơn (Lạc Sơn) kể ba năm làm hội một lần trên núi Khêng vào tháng rằm tháng hai lúc trăng non: Hội vui lắm, mổ một trâu, một lợn cả làng lên núi ăn trong hai ngày hai đêm. Trước hội là lễ múc nước cho vua ở giếng tại ruộng Tình Khêng.

Bình thường mùa hạn giếng này không hề có nước, chỉ có một lỗ nhỏ như lỗ cua. Bố tôi sai tôi đi lấy đất để be xung quanh cái lỗ đấy lên, tôi bảo: “Có quái gì nước mà be hở bố?”. Bố tôi lừ mắt bảo: “Cứ ra mà làm”. Ban ngày tôi ra đắp, be giếng tử tế. Mười hai giờ đêm hôm đó, bố tôi bảo ra lấy nước về đóng rượu cần cho vua uống, tôi cãi, ban ngày ra be bờ giếng có nước đâu, bố tôi bảo cứ ra mà lấy. Ra đến nơi, kỳ lạ thay nước đầy và trong vắt, mát lắm…

Hòn Dạ Há xưa kia có chiếc lưỡi bằng đá to bằng cái dép tông, về sau bị người nào nghịch ngợm lấy mất. Trước hội, dân làng treo tảng thịt lợn vào cổ tảng đá, lấy bốn cái đòn buộc bằng chão chòng vào.

Nhà thầy cúng sau khi gieo quẻ âm dương, ông Dạ Há muốn quay hướng nào đông, tây, nam, bắc thì quẻ phải một sấp một ngửa. Gieo quẻ xong ông thầy cúng khấn: “Hôm nay ông muốn đi ăn hướng nào?”. Bốn thanh niên khỏe cầm đòn xoay hòn đá. Mồm Dạ Há quay hướng nào thì hướng đó người hay bị ốm đau, chăn nuôi súc vật, trồng trọt hay bị dịch bệnh.

Lạ nữa là xã mình không bao giờ bị nhưng các xã khác là bị. Năm đấy quay về hướng Thượng Cốc, ở đó bệt quá, không làm ăn gì được, sợ quá họ bèn cử nhiều người lên quay trộm. Quay mãi cũng không được, cho Dạ Há ăn thịt cũng không quay được…

Lúc đó tôi chưa vợ, cũng được cử ra để quay đá. Có nhiều người đã thử xoay khi không cúng, không cho Dạ Há ăn thịt lợn thì không thể xoay được. Còn cúng rồi, cho ăn thịt rồi bốn người quay dễ, chỉ nặng hơn cối xay lúa một ít.

Ở núi Khêng còn có ngôi chùa thiêng lắm. Hồi trước có một anh du kích ở Tân Lạc bị Pháp bắn gẫy chân, máu chảy chạy bò lê vào gần nhà chùa, khấn: “Các ngài thương con không chạy được chỉ có chết”. Pháp cứ theo vết máu mà tìm nhưng cuối cùng không biết đi đâu vì không còn dấu nữa. Hôm sau hai anh em trong tổ tam tam cáng anh du kích đi khỏi chùa”.

Ngoài lễ lớn ba năm một lần, hàng năm lễ nhỏ vào rằm tháng hai, tháng bảy, tháng tám mỗi nhà cúng một con gà hoặc góp tiền làm một con lợn cúng xong, ăn luôn. Người dân thường trồng ngô, trồng lúa. Mường Khêng có hai cánh đồng Bàn Cờ và đồng Khêng.

Vào hai thời điểm rằm tháng hai và rằm tháng bảy nông nhàn trời cũng ít nắng, mưa nhiều thuận lợi cho sâu bọ phát triển. Người Mường hay nói đây là thời điểm “chổ cảnh rôi ke” nghĩa là châu chấu cắn, sâu ke cắn. Nhẹ thì vàng lụi lá, nặng thì đổ cây ngổn ngang. Tháng bảy, lúa vừa lên một gang, sâu bọ xuống ăn lúa, có năm ăn nhiều lắm.

Mỗi khi như vậy ông từ Cố ở chùa Khênh họp dân làng lại và bảo: “Năm nay mùa màng sâu bọ nhiều quá, phải cúng các ngài để sâu bọ khỏi phá”. Mỗi nhà cúng một con gà. Làm xong buổi chiều, tối ngủ một giấc, sáng mai ra chim sáo ở trong núi đá bay ra đầy đồng đã nhặt hết sâu bọ. Tôi theo cách mạng nhưng điều này lại tin vì chính mắt mình thấy có nhiều chim sáo về nhặt sâu vậy.

Lại nói về hội. Hội khi đó đông người tham gia lắm! Họ kéo một dải vải dài cỡ 20 mét có bốn chữ nho “Bình yên thiên bảo” cầu bình yên, no ấm đi xung quanh cái chùa Khêng. Thầy nho đi trước, thầy cúng đi thứ hai, những người cầm lọng, cầm cờ và dân đi sau rốt. Hòn đá xoay từ hồi kháng chiến chống Pháp là không mở hội, không xoay nữa, ngay cả cái đình giờ cũng bị san phẳng.

Anh Bùi Văn Mẩng nhà ở gần cái giếng xưa bảo có tới 3 cái lỗ giếng là giếng Biệng, giếng Khường, giếng Lở Lác. Giếng Lở Lác ai mà tắm y như rằng bị lở, lác toàn thân. Giếng Khường để lấy nước cúng vua trong lễ hội.

Chính mảnh đất có giếng nhà anh Mẩng, chính anh đào ao, lấp giếng rồi chặt những cây si, cây duối cổ thụ xung quanh giếng. Tự dưng gia đình lục đục, con cái ốm đau, sợ quá, anh Mẩng bèn đem mảnh đất cho chị Quách Thị Chiên là chị dâu họ làm nhà, sinh sống.

Cứ như lời chị Chiên: Việc làm ăn cứ vào rồi lại ra hết còn sức khỏe của cả nhà cứ lao đao. Ngay như tôi lúc đau đầu, lúc mỏi chân tay, khi quặn ruột còn chồng tôi cũng bị tai nạn mất năm 2003.

Đi xem thầy hết thầy nọ đến thấy kia người ta bảo đó là phạm vào giếng thiêng nên phải chuyển nhà đi, nhưng biết chuyển đi chỗ nào, nhà thì mới xây làm sao nhổ đi được. Sát chỗ cái lấp mấy cái giếng tôi cất cái chuồng lợn, nhưng mua lợn về nuôi thế nào về sau nó cũng chỉ bằng ấy, chậm lớn lắm! Các ô chuồng cách cái giếng mấy mét thì lợn cũng lớn gọi là tạm được.

Chị Chiên kể tiếp: Một câu chuyện kỳ lạ chính mắt tôi chứng kiến là cách đây hơn hai năm, khi tết tôi mổ một con lợn trên 30 kg ở cạnh cái giếng đào trong sân, lúc mổ giếng còn đầy tràn nước, chưa cạo xong lông lợn thì bơm không lên nổi một giọt vì đã cạn ráo tự lúc nào. Sợ quá tôi nhờ bà mỡi (một dạng thầy cúng) Bùi Thị Ninh ở cùng xóm cúng một lúc, nước lại dâng lên đầy, lại cạo lông, mổ lợn tiếp.

(Theo NNVN)
__________________________________________________________________

Posted in Chuyện lạ, Chuyện lễ hội | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Đại lễ: Người bở hơi tai, người hụt hẫng

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 12, 2010

KHÁNH LINH

Đã không có những phút giây lắng đọng, khi niềm tự hào được thổi bùng lên mạnh mẽ, được cộng hưởng trong hàng vạn, hàng triệu người. Chưa kể, lại có quá nhiều những chen lấn xô đẩy, ép giá…thiếu văn minh.

Chen chúc vì… niềm tự hào chính đáng

Vậy là đại lễ 1000 năm Thăng Long đã kết thúc sau 10 ngày với dồn dập những hoạt động chính trị – xã hội – văn hóa… mà đỉnh điểm là ngày 10/10 với lễ diễu binh – diễu hành lớn nhất trong lịch sử và đêm nghệ thuật “Thăng Long – Hà Nội – Thành phố rồng bay” tại SVĐ Mỹ Đình.
Trong tâm thức của nhiều người Việt Nam, Đại lễ 1000 năm Thăng Long là dịp “ngàn năm có một”, nên nhất định phải về Hà Nội dịp này. Người có thời gian thì về cả tuần, kẻ bận rộn thì vài hôm, bận rộn hơn nữa thì cũng cố về với Thăng Long – Hà Nội ngày cuối tuần, gì thì gì cũng phải ở Hà Nội vào “ngày” thiêng liêng – 10/10/2010, dù đó chỉ là ngày do chính chúng ta đặt ra để kỷ niệm (bởi theo sử ghi thì Thái tổ Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La vào tháng 7 – âm lịch mùa thu năm 1010, nhưng không ghi rõ ngày).
Không thể không nhận thấy niềm tự hào, háo hức chính đáng của rất nhiều con dân đất Việt, những người sẵn sàng đi bộ hàng chục km từ các bến xe về trung tâm thành phố (vì xe buýt quá tải, vì giá xe ôm bị đội lên quá cao khiến họ không đủ sức trả tiền, thậm chí nhiều người muốn trả tiền cũng không tìm nổi xe), sẵn sàng “ăn bờ, ngủ bụi” từ đêm 9/10 để có được một chỗ khả dĩ xem lễ diễu hành sáng 10/10, rồi những người sẵn sàng “vạ vật” gần SVĐ Mỹ Đình từ trưa 10/10 để được xem bằng được chương trình pháo hoa duy nhất của ngày đại lễ, dù họ sẽ không có cơ hội thưởng thức đêm nghệ thuật như những khán giả chọn ngồi nhà để xem cả đêm nghệ thuật và pháo hoa qua truyền hình.
Điều gì đã tạo nên tâm trạng háo hức mãnh liệt đến thế trong hàng triệu người Việt Nam, đủ cả già trẻ lớn bé, từ nông thôn đến thành thị? Người viết bài này rất muốn tin, đó chính là niềm tự hào mãnh liệt, sâu thẳm trong vô thức trái tim họ, tự hào về Thăng Long huy hoàng trong lịch sử, tự hào về các thế hệ ông cha.
Rất nhiều trí thức, nhà văn hóa với tình yêu tha thiết với Thăng Long – Hà Nội, đã mơ ước về Đại lễ 1000 năm Thăng Long đậm chất văn hóa, lịch sử, với một thông điệp rõ ràng của hôm nay gửi đến mai sau, đúng nghĩa với sự kiện 1000 năm mới có một lần. Đó phải là một lễ hội ngập tràn niềm vui, nơi mọi người dân thật sự là chủ nhân của lễ hội, nơi người Hà Nội nói riêng, và người yêu Thăng Long – Hà Nội nói chung phải có dịp để bày tỏ tình yêu ấy với cả nước, với cả thế giới. Mỗi người khi về với Hà Nội trong dịp đại lễ phải thật sự cảm thấy mình được trở về với lịch sử 1000 năm của mảnh đất thiêng này.

Quan bở hơi tai, dân thấy mình… hẫng hụt?

Tiếc thay, từ mơ ước đến thực tế lại có một khoảng cách rất xa. Dù nhiều người trong số những trí thức, nhà văn hóa ấy đã tạm quên đi những kiến nghị tâm huyết đã nói to lên mà không ai biết đến, để cùng vui với Thăng Long – Hà Nội những ngày vừa qua.
Không ai có đủ sức để tham gia hết những hoạt động kỷ niệm ngày đại lễ (chỉ tính riêng hoạt động chính thức được đăng tải rộng khắp, đã có tới 50 hoạt động trải suốt 10 ngày). Vài chục hoạt động, trải dài trong cả 10 ngày, nhưng lại thiếu vắng một sự kiện đủ sức lay động trái tim của hàng triệu người có mặt ở Hà Nội những ngày qua. Nhiều nhất là những lễ khánh thành, lễ khai mạc triển lãm – liên hoan, các chương trình biểu diễn nghệ thuật… nhưng lại thiếu vắng các hoạt động mang tính cộng đồng, nơi người dân có thể thật sự đóng góp sức mình, hòa vui cùng đại lễ. Phần lớn những lễ khánh thành, lễ khai mạc chỉ là dịp dành cho một số ít người, trong khi các vị lãnh đạo mệt “bở hơi tai” vì phải “phân thân” để có mặt hết sự kiện này đến sự kiện khác, thì người dân lại cảm thấy hẫng hụt vì chẳng có mấy nơi để mà đi.
Người dân chỉ có thể chọn đến xem một vài sự kiện, trong đó 2 sự kiện quan trọng nhất diễn ra trong chính ngày Đại lễ 10/10 lại chỉ dành cho khách mời, người dân chỉ có thể chờ đợi dọc các tuyến đường để xem đoàn diễu binh – diễu hành đi qua, hoặc chờ đợi bên ngoài SVĐ Mỹ Đình để xem pháo hoa nghệ thuật sau khi đêm nghệ thuật kết thúc. Chen chúc, chầu chực cả buổi chỉ để được xem vài phút đoàn diễu hành đi qua, hoặc xem gần nửa tiếng pháo hoa bừng sáng trên bầu trời Hà Nội đúng đêm đại lễ. Vậy chứ biết bao người đã phải bỏ cuộc giữa chừng vì không đủ sức để chen chúc, đành xem đại lễ tại nhà người quen.
Sang ngày 11/10, Hà Nội trở lại với nhịp sống thường ngày, nhưng chắc chắn nhiều người cảm thấy thủ đô như vắng vẻ hơn, bình yên hơn, có lẽ bởi đã kịp “quen” với cảm giác nhộn nhịp, đông đúc, đâu đâu cũng thấy cả biển người của những ngày đại lễ. Khó mà đoán được “dân số” Hà Nội ngày cao điểm nhất là bao nhiêu, chỉ biết nhiều người phải chọn cách tránh lên những khu vực trung tâm, nếu được nữa thì tránh… ra đường, để khỏi bị căng thẳng, mệt mỏi.
Đã không có những phút giây lắng đọng, khi niềm tự hào được thổi bùng lên mạnh mẽ, được cộng hưởng trong hàng vạn, hàng triệu người. Chưa kể, lại có quá nhiều những chen lấn xô đẩy, những giẫm đạp lên hoa và cây trang trí, rồi việc đẩy giá trông xe, bán nước giải khát với giá cắt cổ để tranh thủ kiếm tiền nhân đại lễ. Chợt nghĩ, với những người “thức thời” ấy, không biết họ có “hả hê” tổng kết đại lễ theo kiểu đã lãi được bao nhiêu tiền trên sự đau khổ của đồng loại không?
Những người dân bốn phương khi tạm biệt đại lễ 1000 năm Thăng Long Long – Hà Nội trở về, trong họ sẽ còn lại cảm xúc gì mạnh mẽ hơn? Cảm xúc thiêng liêng tràn đầy tự hào mình là con dân đất Việt ngàn năm văn hiến, hay cảm giác thất vọng, bực dọc vì những biểu hiện “thiếu văn hóa”?

_____________________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước, Hà Nội nghìn năm | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Đói ở liên hoan ẩm thực Hà Thành

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười 7, 2010

Vương Linh

Len lỏi đến toát mồ hôi mới vào được bên trong khu liên hoan ẩm thực tại Công viên nước Hồ Tây, vợ chồng chị Hoài giật mình khi thấy đôi giày của con rơi đâu mất, điện thoại trong túi quần anh xã cũng “bay”.

Liên hoan ẩm thực Hà thành khai mạc tối qua. Là một trong những hoạt động chính chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long, liên hoan thu hút hàng nghìn người dân thủ đô và khách tứ phương. Ngay từ đầu buổi tối cho tới qua giờ khai mạc, đường Lạc Long Quân đã tắc dài hàng km vì xe và người chen nhau cùng tiến tới khu ẩm thực.

Khấp khởi từ công sở về sớm, bỏ cả bữa tối ở nhà, vợ chồng chị Hoài hào hứng đưa cậu con trai 3 tuổi đến liên hoan ẩm thực để thưởng thức các món đặc sản. Thế nhưng, chưa tới cổng công viên nước, chị Hoài đã thở không ra hơi vì đường quá đông, ngột ngạt, cậu con trai 3 tuổi ngồi trên xe khó chịu kêu ầm lên. Bãi gửi xe của ban tổ chức hết chỗ, anh chị phải gửi xe ở bãi trông tư nhân gần cổng vào với giá 50.000 đồng. Chồng chị bắt vợ phải luôn bám áo mình, kẻo có thể bị lạc bất cứ lúc nào giữa biển người đông nghịt.

“Chen nhau mãi mới mua được coupon – phiếu ăn – nhưng phải vất vả lắm mới đổi được đồ ăn. Ghé vào gian hàng Huế thì mọi người đang chen chúc, đợi 10 phút không thấy ai ngó ngàng đến mình, lại đi ra. Vào quán phở cuốn nhưng cũng nhận được lời hẹn ‘phải đợi’. Bố công kênh con, mẹ lếch thếch theo sau, cả nhà tiếp tục rồng rắn qua quán bún chả, nộm… nhưng đều không đủ kiên nhẫn để đợi và cuối cùng dừng chân ăn hai đĩa dế chiên lồng phồng được vài con”, chị Hoài kể lại hành trình “nếm” của mình.

Chị cho biết, suốt hai tiếng đồng hồ, cả nhà chị thưởng thức được 2 chiếc nem cua bể, 2 chiếc bánh phồng tôm, 4 xiên thịt nướng, một chiếc xúc xích cho con, cộng thêm hai đĩa dế, một cốc bia, mất gần 300.000 đồng.

Còn Hồng (Quỳnh Mai, Hà Nội) vốn thích không khí lễ hội nên dù biết là đông cũng nằng nặc thuyết phục bạn trai đưa đến liên hoan ẩm thực. Sau một hồi len lỏi mãi mới vào được bên trong, Hồng đi qua hết gian này đến gian khác mà vẫn không mua được thức ăn. Cuối cùng, thấy cảnh bạn gái ngồi thu lu một chỗ, mặt méo xẹo vì đói và mệt, cậu bạn trai đành rủ cô sang quán Sen Tây Hồ bên cạnh, ăn buffet, mỗi người tốn hơn 400.000 đồng.

Theo ghi nhận của phóng viên VnExpress.net, ban tổ chức đã bố trí nhiều gian hàng của nhiều vùng miền để người dân có thể lựa chọn. Nhưng thực tế, với hàng nghìn người có mặt tại lễ hội, và các gian hàng quá nhỏ (chỉ kê đủ 2 chiếc bàn dài) nên cảnh chen lấn trước mỗi gian hàng là không tránh khỏi.

Nhiều người sau khi đổi được đồ ăn ở gian hàng đã phải rút ra ngay chỗ thoáng hơn để được thưởng thức.
Nhóm 4 chàng sinh viên năm nhất trường Đại học Công đoàn Hà Nội còn cám cảnh hơn. Đạp xe gần chục km từ nơi trọ tới công viên nước, 4 chàng trai mắt tròn mắt dẹt khi nghe người trông xe lạnh lùng đòi tiền: “Mỗi xe 20 nghìn, đưa tiền trước”.

“Thôi, đã lên đến đây rồi thì vào cho biết”, cả nhóm bảo nhau. Theo dòng người đông nghịt, 4 chàng trai trẻ lê bước hết khu đồ ăn chay đến các gian hàng bán đặc sản Bắc – Trung – Nam mà vẫn chưa được thưởng thức món gì, cuối cùng đành kiên nhẫn đợi 20 phút để được ngồi trong một gian hàng.

Khi đó, trong quán chỉ còn hai món là bánh phồng tôm và nem cua bể nên đành gọi mỗi thứ 4 suất cho 4 người. Thế nhưng, khi đồ ăn chưa kịp đem lên, nghe anh phục vụ tính tiền cho bàn bên cạnh “35 nghìn mỗi suất”, nhóm sinh viên nghèo đưa mắt nhìn nhau rồi đồng thanh xin trả lại hai suất mỗi loại.

Đại gia đình gồm 8 người nhà bác Sáu (Đống Đa, Hà Nội) lại khóc dở mếu dở mất tiến. Sau một hồi cuốc bộ ngắm nghía các gian hàng bày những sản phẩm làng nghề, cả nhà mới quyết định mua coupon để đổi đồ ăn thì bác Sáu – được giao giữ tiền chi tiêu buổi hôm đó – phát hiện chiếc ví để trong túi đã không cánh mà bay.
“Lúc ấy chỉ muốn khóc. Tôi đã tiếc tiền, còn bị ông xã phàn nàn, lại thêm bực. Cũng may, anh con rể có mang tiền theo, nên cả nhà vẫn mua được đồ ăn, nhưng từ lúc đấy thấy chán quá, chả thích thưởng thức gì”, bác Sáu kể.

Có kinh nghiệm đau thương từ vài lần tham dự các lễ hội khác, chị Trà (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, dù là đi liên hoan ẩm thực nhưng cả nhà chị đã ăn no ở nhà từ trước. “Như thế mới có sức chen, mà ngắm và cảm nhận những nét đặc sắc về văn hóa ẩm thực của các vùng miền khác, chứ đến những chỗ này, vừa đắt, vừa đông, lại vừa luộm nhuộm”, chị Trà cho biết.

“Nhưng dẫu sao, thấy món ăn ngon mà không nếm thì cũng tiếc và biết như thế chưa thực sự là thưởng thức, nhưng thà vậy còn hơn bị ‘chém’ và chịu đói, rồi lại thành ‘đi thì háo hức, về lại hậm hực'”, chị Trà nói.
Trước những phàn nàn của người dân về công tác tổ chức lễ hội ẩm thực, ông Phan Cao Sơn, thành viên Ban tổ chức cho biết “Trong khoảng thời gian khai mạc ngắn ngủi như vậy, từ 6 đến 9 giờ tối, có hàng trăm nghìn người đổ tới, do vậy hiện tượng quá tải là không tránh khỏi. Ban tổ chức không lường hết được điều này, cũng như các gian hàng không thể phục vụ hết người dân. Vì vậy, chúng tôi rất mong được du khách thông cảm”.

_____________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện lễ hội, Hà Nội nghìn năm | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Bị đói ở Lễ hội ẩm thực thế giới

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Bảy 24, 2010

Thiên Chương

Khách đến dự Lễ hội ẩm thực thế giới ở Vũng Tàu phàn nàn, món ăn quá đắt mà dở và sơ sài, khu vực bán hàng kéo dài 3 km khiến nhiều người không đủ sức khỏe tham quan.

Theo nội dung chương trình được Ban tổ chức thông báo, có 40 quốc gia tham gia lễ hội. Mỗi nước sẽ cử đầu bếp của mình trình diễn các món đặc sản quốc gia nhằm phục vụ thực khách. Thế nhưng sau đêm khai mạc hào hứng, đến trưa 22/7, nhiều người tham dự tỏ ra ngạc nhiên vì chỉ có hơn 10 gian thực phẩm quốc tế phục vụ món ăn. Ở trong nước vỏn vẹn 20 gian hàng, so với thông tin của Ban tổ chức là 40 tỉnh thành tham dự.

Diện mạo của một lễ hội quốc tế trở nên lèo tèo bởi quá nhiều gian hàng bỏ trống. Trong khi đó, khách vẫn phải chịu cảnh cuốc bộ suốt 3 km trên tuyến đường Thùy Vân (thăm cả những khu vực bỏ trống) mới đến được những gian hàng có bày bán ở phía cuối.

“Thiết kế lễ hội dọc theo bờ biển nghe có vẻ thú vị, nhưng có lẽ ban tổ chức quên đi trong số khách tham quan có không ít người lớn tuổi. Như tôi và ông xã, chỉ đi được một phần ba đoạn đường đã bở hơi tai, không còn sức lực đâu mà ăn uống”, bà Nguyễn Thị Luyến (TP HCM), than.

Không chỉ người lớn tuổi, ngay cả các bạn trẻ cũng mồ hôi nhễ nhại sau khi chinh phục 6 km (cả đi lẫn về) để xem lễ hội. “Thật quá vất vả, nổ đom đóm mắt khi phương tiện đi lại duy nhất của khu vực này là… chân”, nhóm sinh viên Hùng – Hà – Uyên, nói.

Ngoài chuyện đi bộ, thất vọng vì lễ hội nghèo nàn, hầu hết thực khách đều cho rằng giá thức ăn bán quá đắt. “Một xâu thịt nướng giá 70.000 đồng, hộp cơm gà bán 80.000 đồng là quá sức tưởng tượng. Có thể đây là lễ hội và thức ăn ngoại được tính bằng ngoại tệ, song với những món ăn thông thường như thế này mà số tiền bỏ ra quá cao thật không đáng”, chị Tuyết, một doanh nhân ở quận 3, TP HCM nói.

Tại lễ hội, thực khách phải mua các coupon, một coupon mệnh giá 10.000-30.000 đồng. Giá của các loại thức ăn được tính bằng đơn vị coupon, nên có khi khách phải trả 3-4 coupon cho một món ăn. “Món nào cũng đắt hết, nhất là thức ăn tại gian hàng quốc tế. Cứ tưởng thức ăn cùng lắm chỉ đắt hơn bên ngoài đôi chút nên vợ chồng tôi mua 20 coupon. Cuối cùng, tốn mấy trăm nghìn đồng mà ăn chưa được no”, anh Thanh nhà ở Bình Dương than phiền.

Món ăn Việt Nam rẻ hơn, cao nhất khoảng 50.000 đồng, nhưng lại bị bố trí gian hàng ở cuối khuôn viên lễ hội khiến thực khách khó tìm đến được tới nơi vì quá xa.

Trừ đêm khai mạc 21/7, trưa ngày 22, tức thời điểm phục vụ chính thức đầu tiên của lễ hội, ngoài chuyện giá, thực khách còn than phiền chất lượng các loại thức ăn bởi do bày bán giữa trời nắng nên không còn tươi ngon hoặc chế biến khá sơ sài.

Quầy bánh xèo bà Mười Xiềm, bán 50.000 đồng một cái nên thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người ăn, bánh bị cứng, không còn giòn vì gian hàng phơi ra nắng. Đó là chưa kể các loại rau ăn kèm chỉ còn ba loại: xà lách, cải bẹ xanh và húng cây, thay vì đến hàng chục loại rau như thông thường.

Chia sẻ với VnExpress.net, bà Mười Xiềm thừa nhận, trong thời điểm diễn ra lễ hội, các chợ tại Bà Rịa – Vũng Tàu và siêu thị không còn đủ rau để cung cấp. Chủ quầy cơm gà đặc sản Ninh Thuận cũng cho hay, do thức ăn của tỉnh này bán giá rẻ nên cơm nấu không kịp. Khách đến, không còn cơm nên đành mua gà để ăn vã.

Khai mạc đêm 21/7, Lễ hội văn hóa ẩm thực thế giới 2010 kéo dài đến hết ngày 25/7.

________________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện lễ hội | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Cả nước “vào cầu”, toàn dân “đánh quả”?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Ba 20, 2010

Khánh Linh

“Hám tiền” và “mê quyền” xét cho cùng cũng là một thôi và xem ra ở cái vế thứ hai này, khát vọng còn cháy bỏng hơn nhiều. Điều này giải thích tại sao lễ Khai ấn đền Trần lại có lắm người háo hức đến thế” – GS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội.

Lễ khai ấn không phải lễ… thưởng công

– Thưa GS, lễ Khai ấn đền Trần có nguồn gốc từ đâu?

Lễ Khai ấn là tục lệ cổ mở đầu ngày làm việc chính thức đầu tiên của triều đình trong một năm mới. Thời đó ta ăn Tết không chỉ trong 3, 4 ngày, mà còn tham gia lễ hội, du xuân… kéo dài đến tận rằm tháng giêng. Kết thúc năm cũ là nghi lễ đóng ấn, và lễ khai ấn vào rằm tháng giêng khi triều đình chính thức trở lại với các công việc hành chính.
Sở dĩ nghi lễ này gắn với đền Trần bởi vùng Tức Mặc chính là kinh đô thứ hai của đất nước dưới triều Trần, nơi Thái thượng hoàng (sau một thời gian làm vua, muốn bồi dưỡng thế hệ trẻ nên giao lại ngai vàng cho con) lui về Tức Mặc nhưng vẫn cùng với vị vua trẻ mới nối ngôi tiếp tục điều hành công việc của đất nước. Lễ khai ấn tổ chức ở đây để Thái thượng hoàng – người vẫn giữ quyền hành cao nhất – chứng kiến, cả triều đình cùng hy vọng một năm mới nhiều thuận lợi và thành công.

– Chứ không phải lễ khai ấn còn là dịp mừng chiến thắng quân Nguyên Mông, nơi quan quân được thăng chức, được ban thưởng?

Nói là mừng thắng trận thì phải biết cụ thể là trận thắng nào. Trận thứ nhất ta thắng lớn vào ngày 24 tháng Chạp năm 1257 (tức 29 tháng 1 năm 1258), trận thứ hai ta thắng to vào ngày 20 tháng 5 (tức 24 tháng 6) năm 1285, con trận thứ ba ta đại thắng ở Bạch Đằng vào ngày 8 tháng 3 (tức 9 tháng 4) năm 1288. Những ngày này cả âm dương lịch đều không có liên quan gì đến Rằm tháng Giêng phải không?
Người ta cũng có thể nghĩ rằng lễ mừng thắng trận sẽ được tổ chức sau ngày chiến thắng một ít ngày. Nếu tính như thế thì hai chiến thắng lần 2 và lần 3 (một vào tháng 5 năm 1285, một vào tháng 3 năm 1288), sau Rằm tháng Giêng đến mấy tháng, chắc chắn không thể tính vào đây được. Chỉ còn chiến thắng lần thứ nhất vào 24 tháng Chạp (1257) và được vua Trần Thái Tông tổ chức lễ mừng công ngay khi trở về kinh đô Thăng Long vào ngày mồng một Tết (1258). Sự kiện này nếu được lấy làm kỷ niệm thì cũng không có liên quan gì đến ngày Rằm tháng Giêng tại Thiên Trường.
Nói như thế để biết rằng lễ Khai ấn ở đền Trần vốn không phải là lễ mừng thắng trận hay thưởng công của vua Trần sau đại thắng quân Mông – Nguyên, mà chỉ đơn giản là nghi lễ đánh dấu ngày đầu tiên triều đình chính thức trở lại làm việc sau một thời gian nghỉ Tết dài, ngày mở đầu làm việc hanh thông và hiệu quả, hứa hẹn một năm làm việc thành công.
Cần nói thêm là triều đình nhà Trần cũng chú trọng sự đơn giản, tiết kiệm. Lễ khai ấn chỉ tổ chức lớn vào những năm Tý – Ngọ – Mão – Dậu, tức là 3 năm mới tổ chức lớn một lần thôi, chứ không phải năm nào cũng đại lễ cả đâu!

– Các triều đại sau này có thực hành nghi lễ Khai ấn không, thưa GS?

Tôi không thấy sử ghi chép. Có thể dự đoán các triều đại sau vẫn có, nhưng tổ chức dưới hình thức khác chăng? Đời Trần do có hai kinh đô, trong đó Tức Mặc khiêm nhường hơn nhưng lại là nơi quyết định, nơi Thái thượng hoàng có thể gọi vua về dạy dỗ, chấn chỉnh.
Từ một nghi lễ của triều đình, sau này lễ Khai ấn đã thành phong tục truyền thống của địa phương. Theo đó, 7 làng ở khu vực xung quanh Tức Mặc (làng Vọc, làng Lốc, làng Hậu Bồi, làng Bảo Lộc, làng Kênh, Làng Bái và làng Tức Mặc) rước kiệu các vị thần trở về tụ họp ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi lễ Khai ấn được tổ chức rất trang nghiêm tại sân đền Thượng. Như thế, theo truyền thống thì chỉ có 7 làng tham gia lễ Khai ấn đền Trần, chứ không phải cả tỉnh Nam Định, càng không phải cả nước như bây giờ.

Chỉ là lễ xin chức, xin tiền?

Ta bảo tồn, đổi mới, phát huy giá trị của các thuần phong mỹ tục cổ truyền phục vụ cho cuộc sống hiện đại thì hết sức có ý nghĩa, nhưng để các nghi lễ, phong tục truyền thống bị biến dạng thành lễ cầu xin chức tước; rồi người tứ xứ đổ về, chen chúc, dẫm đạp, giầy xéo lên nhau, tranh cướp nhau, nhiều khi cái dồn toàn bộ sức bình sinh ra để cướp được ấy lại chỉ là của dởm!. Các bậc đế vương anh hùng của một thời “hào khí Đông A” làm nên “non sông muôn thuở vững âu vàng” có bao giờ tưởng tượng ra con cháu họ ở đầu thế kỷ XXI lại đến đận này không?

– Lễ hội đầu năm rất nhiều, tại sao lễ Khai ấn lại bị lạm dụng đến mức ấy?

Từ khi chúng ta xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, có hai loại lễ hội phát triển đột khởi, trở thành có quy mô cực lớn. Đó là lễ hội xin tiền và lễ hội cầu quyền.
Trước tiên là lễ hội xin tiền. Như bà chúa Kho tương truyền là người giữ kho quân lương phục vụ kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần. Sau này có nguồn cho là bà chúa thời Lý, nhưng theo tôi là thời Trần. Từ người giữ kho quân lương, giờ lại thành bà chúa quản lý tài lộc cả trên trời dưới biển, ai muốn ăn ra làm nên thì đầu năm đến “vay” bà, rồi cuối năm đến “trả”.
Đã vay thì phải trả, trả rồi lại tiếp tục vay, chưa giàu thì xin được giàu, giàu rồi thì muốn giàu thêm nữa, muốn thu hết của cải xã hội về cho riêng mình. Rồi không chỉ xin bà chúa Kho mà xin rất nhiều bà chúa khác, đến đâu cũng chỉ xin tiền và xin giàu thôi. Ai mà chẳng thích giàu nhỉ, nhưng phải là giàu bằng tài năng, công sức của mình, chứ chỉ đi xin thôi mà thành giàu, thì xem ra quá viển vông.
Cầu tài vẫn chưa đủ đâu, phải có chức cao lộc hậu mới là mục đích cao sang của cuộc đời. Người ta thực tin cứ có chức là có tiền, càng chức to càng nhiều tiền, lại còn là danh dự của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương… nữa chứ. Chỉ có tiền thì đôi khi cũng bị coi thường là trọc phú, là “ít” văn hóa, nên không ít người khi đã có tiền rồi thì tính chuyện “đầu tư” cho chức, vì có chức là có quyền và có quyền thì sẽ có nhiều tiền hơn.
Thậm chí nhiều người thực tin hướng đầu tư này là “phát triển nhanh và bền vững” và “hiệu quả rất cao” nữa kia. Vậy thì “hám tiền” và “mê quyền” xét cho cùng cũng là một thôi và xem ra ở cái vế thứ hai này, khát vọng còn cháy bỏng hơn nhiều. Điều này giải thích tại sao lễ Khai ấn đền Trần lại có lắm người háo hức đến thế.
Nếu muốn trở thành có vai trò, vị thế thì hãy phấn đấu, làm việc hết mình để chứng minh khả năng của bản thân. Chức vụ sẽ rất vinh quang nếu phản ánh đúng tài năng, đức độ, cống hiến, trình độ của chính mình. Nếu chức vụ mà xin được thật thì dù có được ngồi chễm chệ trên ngôi cao cũng chỉ là thứ bố thí mà thôi, nào có vinh quang gì.

Xin lãnh đạo đừng bật đèn xanh cho tiêu cực

– Có người lý giải người dân đổ xô đến lễ hội vì tâm lý xã hội hoang mang, còn quan chức đến lễ hội vì sao?
Theo tôi, quan chức đến lễ Khai ấn đền Trần vì nhiều lý do, trong đó có chuyện hiểu nhầm đây là lễ hội của chức tước. Tôi thấy lạ là những lễ hội bị biến tướng như thế, nhưng ngành văn hóa-du lịch lại không bày tỏ chính kiến. Hình như chính họ còn muốn khai thác tâm lý cần chức, cần tiền của xã hội để kéo “cả nước vào cầu, toàn dân đánh quả” thì phải?
Người dân dù ở tầng lớp nào, nếu đến lễ hội với mục đích xin chức, xin tiền thì đa phần sẽ thất vọng. Không lẽ tất cả đều được lên chức, tất cả sáng mai ngủ dậy là có một đống tiền. Cuối cùng thì cũng đành phải tự an ủi mình rằng “không được cái nọ thì được cái kia”; các cụ đời xưa còn nói “tả tơi xem hội” cơ mà. Đến cả cái “tả tơi” này mà cũng còn phải mua bằng tiền thật nữa đấy!
Lỗi lớn nhất, theo tôi, thuộc về những cơ quan tham mưu, những người tư vấn cho các lãnh đạo. Nếu có những tư vấn chính xác, lãnh đạo sẽ quyết định đúng việc có nên đến lễ hội này hay có thể từ chối lời mời đến lễ hội kia. Nếu lễ hội tổ chức theo phong tục truyền thống, có ý nghĩa khuyến khích động viên phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, thì lãnh đạo cần phải đến chứ? Đằng này, có khi chính những người tư vấn lại giải thích sai về lễ Khai ấn là lễ phong chức, phong thưởng không chừng?

– Vậy là theo GS, câu chuyện lễ Khai ấn đền Trần có thể chấn chỉnh từ đâu?

Trách nhiệm đầu tiên thuộc về các các cơ quan văn hóa và cơ quan du lịch (nay đã về dưới mái nhà chung). Trước hết là phụ trách văn hóa của tỉnh, sau là văn hóa trung ương. Họ phải chịu trách nhiệm về sự được – mất của các lễ hội. Họ phải biết dựa vào lực lượng làm chuyên môn chân chính để chấn chỉnh ngay những lệch lạc trong tổ chức hoạt động lễ hội.
Các nhà lãnh đạo phải biết khai thác và sử dụng những người làm chuyên môn thực sự để có những quyết định đúng. Việc làm của lãnh đạo dù lớn hay nhỏ cũng đều tác động đến người dân. Như câu chuyện cụ thể của đền Trần, nếu tổ chức đúng như nghi lễ mở đầu một năm làm việc mới với những hy vọng tốt đẹp, thuận hoà, hanh thông thì rất cần đến sự có mặt của các nhà lãnh đạo. Nhưng nếu chỉ là xin chức, xin quyền thì có lẽ các vị không nên tới, vì chắc gì đã được, mà lại không khỏi gây ra tâm lý hoài nghi, với cái nhìn phản cảm của dân chúng về ngay cái chức vụ và địa vị mà các vị đang nắm giữ.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, lễ hội là trung tâm và là đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Đến với lễ hội dường như mọi mong muốn của con người đều được thoả mãn, mọi tài năng của con người đều được bộc lộ, con người được sống hết mình, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn… Lễ hội là sự thăng hoa làm quên đi tất cả mọi lo toan vất vả của cuộc sống đời thường.
Đành rằng xã hội đã thay đổi, nhưng lễ hội truyền thống với các giá trị của nó vẫn rất cần cho con người và cộng đồng. Tùy tiện thay đổi lễ hội theo mục tiêu kiếm tiền và kiếm quyền sẽ gây ra tổn hại không thể lường hết được cho chính lễ hội, cho cả văn hoá và con người Việt Nam. Xin đừng bật đèn xanh cho tiêu cực.

_______________________________________________

Posted in 1, Chuyện lễ hội | Thẻ: , , , | Leave a Comment »