NGÔN NGỮ & VĂN HÓA

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Archive for the ‘Thuần phong mĩ tục’ Category

“Công viên tàu nhanh”

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Sáu 17, 2011

Một công viên vào loại hiện đại nhất thủ đô – công viên Hòa Bình- mới được khánh thành với chi phí xây dựng hàng nghìn tỷ đồng đang trở thành “bãi đáp” cho những mua bán tình vội vã. Sau những cuộc ngã giá, người ta dắt nhau tiến về phía bụi rậm.

0h30 đêm đầu tháng 6, không khí tĩnh mịch bao trùm khu vực đường dẫn vào công viên Hòa Bình (Từ Liêm, Hà Nội). Dưới ánh đèn cao áp, 4-5 phụ nữ phấn son lòe loẹt bước trên vỉa hè, chốc chốc lại giơ tay vẫy khách.
Thấy chiếc Wave giảm tốc độ, áp sát vào vỉa hè, một phụ nữ áo hai dây, quần soóc ngắn, vứt điếu thuốc đang hút dở, mời chào: “Đi không anh, 50 nghìn tàu nhanh”. Thấy khách còn ngần ngại, chị ta tiến tới nắm lấy tay lái xe và chỉ về phía bãi đất rộng với những bụi cây um tùm bên cạnh công viên Hòa Bình.
Sau cuộc ngã giá chớp choáng cho chuyến “tàu nhanh”, người đàn ông mặc bộ đồ rằn ri, mái tóc dài ngang vai, nhanh chóng dắt chiếc Wave màu xanh cất sâu vào trong bụi cây và đi theo người phụ nữ.
Lối dẫn vào “bãi đáp”, nơi khách và gái mái dâm “mây mưa” là một con đường mòn nhỏ. Đi sâu vào trong lộ ra những khoảng đất trống nằm giữa bụi cây um tùm. Dưới đất, thấp thoáng vài chiếc bao cao su đã qua sử dụng.
Cách nơi gái mại dâm và khách vừa đi vào vài bước chân, một phụ nữ dáng cao gầy, mặc áo hai dây màu trắng bó sát người, phía sau là nam thanh niên đang lững thững bước ra từ trong bụi rậm. Họ vội vã mỗi người một ngả.
Phía bên ngoài nơi đường dẫn vào công viên hiện đại nhất thủ đô, hai gã xe ôm và một phụ nữ trạc 50 tuổi mặc bộ đồ ngủ, tay cầm chiếc áo dài tay phe phẩy đi loanh quanh, chốc chốc lại đảo mắt về phía bụi rậm với vẻ canh chừng.
Đã quen với cảnh này, chị Thu, người bán trà đá trước cổng công viên Hòa Bình cho biết, đêm nào cũng vậy, mấy gái mại dâm đứng tuổi lại dạo quanh khu vực này, bắt được khách “sộp” thì vào nhà nghỉ, dân lao động thì “hành xử” luôn ở bụi rậm. Mấy gã xe ôm bên ngoài làm nhiệm vụ đưa đón và kiêm luôn bảo kê.
“Toàn gái hết đát, bị thải loại từ các quán karaoke, tẩm quất, massage trong phố, đành dạt về đây hành nghề. Mấy cậu đừng có ham hố mà mang bệnh vào người”, chị Thu nhắc khéo mấy thanh niên đang ngồi uống trà đá.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Chi cục phó Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội cho biết, khu vực từ đầu đường Phạm Văn Đồng cho tới chân cầu Thăng Long (Từ Liêm) là tụ điểm mại dâm công cộng trọng điểm. 8 gái “bán hoa” hoạt động ở đây đã được đưa vào Trung tâm lao động xã hội số 2.
Chi cục cũng đã nhiều lần phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành truy quét các tụ điểm mại dâm trọng điểm ở thủ đô. Gần đây nhất là đêm 17/5, khi kiểm tra trên địa bàn từ đường Phạm Văn Đồng tới chân cầu Thăng Long không phát hiện biểu hiện của hoạt động mại dâm.
“Có thể gái mại dâm mới chuyển tới hoạt động ở gần công viên Hòa Bình”, bà Thủy giải thích và cho biết thêm nhóm người này hoạt động rất tinh vi. Họ được ví như “tảng bèo trôi, nay dạt chỗ này, mai dạt chỗ khác”, nên rất khó phát hiện và xử lý. Có nhiều cô gái ở tỉnh lẻ lên thành phố hoạt động mại dâm theo nhóm, hoặc giả người đi tập thể dục. Có người bán hàng nước vừa môi giới điều khiển gái vừa kiêm luôn bán dâm cho khách mỗi khi có yêu cầu.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành phố đã phát hiện và đưa vào Trung tâm lao động xã hội số 2 hàng trăm gái bán dâm. Trong đó nhiều cô bị bắt nhiều lần và có HIV.

Theo Phương Sơn – Hải Đăng
_____________________________________________________________

Posted in Chuyện môi trường, Chuyện pháp luật, Chuyện xã hội, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Trình diễn nghệ thuật đương đại hay những trò lố?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Ba 6, 2011

Anh Cuông

Những năm gần đây, nghệ thuật trình diễn ngày càng “nở rộ” ở Việt Nam với hàng loạt sự kiện trình diễn và biểu diễn nghệ thuật đương đại của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, trình diễn như thế nào và dư luận đánh giá ra sao thì đó không phải là câu chuyện của chỉ riêng cá nhân người nghệ sĩ.

Khán giả thỉnh thoảng lại đọc được thông tin đâu đó về những cuộc trình diễn gây sốc bằng những cái tin kiểu như: Nghệ sĩ A … cởi quần đọc báo trong WC, nghệ sĩ B khỏa thân đính lông chim, nghệ sĩ C trình diễn bằng hành xác… Trong hai năm trở lại đây, nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam bỗng dưng được mùa với rất nhiều sự kiện đáng chú ý và tốn không ít giấy bút của báo giới.

Cứ trình diễn là… cởi!

Đáng chú ý là cái tên nữ nghệ sĩ L.D.H với ít nhất hai cú sốc cho khán giả với hai chương trình trình diễn của mình. Lần đầu tiên là vào tháng 8 năm ngoái với màn cởi bỏ hết quần áo cho đến khi không còn một mảnh vải che thân, chị lấy hồ dán lên khắp cơ thể rồi nằm giữa đống lông màu xanh. Khi lông phủ lên khắp người, chị bắt một con chim trong lồng, ngậm vào mồm và nhả ra cho con chim bay.

Lần tiếp theo cách đây không lâu, cũng với nữ nghệ sĩ đó, chị dùng bàn là, những miếng bì lợn và cả… da tay của mình để tạo ra hiệu ứng cho khán giả. Có vẻ như L.D.H đã có phần… “ngượng ngùng” với hàng loạt bức ảnh khỏa thân của mình tràn lan trên các báo mạng ở đợt trình diễn trước mà lần này, chị yêu cầu mọi người không quay video và chụp ảnh màn trình diễn của mình. Nhưng ở đâu đó, một vài hình ảnh về màn trình diễn với bì lợn, bàn là và da tay của chị vẫn thấy xuất hiện.

Cũng đáng chú ý không kém trong giới nghệ sĩ trình diễn ở Hà Nội là cái tên L.A.H với những màn trình diễn của mình. Anh có thể đứng làm cột điện bên đường, cho người khác vô tư viết vẽ bậy lên người, thậm chí là… tè vào chân! Lần khác lại thấy anh xuất hiện trên các mặt báo với hình ảnh buổi trình diễn tụt quần đọc sách báo trong WC…

Những màn trình diễn như thế này đã không còn quá xa lạ với nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam nữa. Nhưng phải nói ngay rằng, hàng loạt những màn trình diễn như trên đều đa phần tạo ra một tâm lí chung cho khán giả, công chúng khi nhìn nhận về nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật trình diễn nói riêng, đó là cứ hễ trình diễn thì phải… cởi quần áo, hoặc phải làm một điều gì đó thật khác người, thật sốc thì mới là trình diễn!

Nghệ thuật hay phản cảm?

Công chúng ngày càng quan tâm hơn đến nghệ thuật, đặc biệt là trình diễn nói riêng và nghệ thuật đương đại nói chung. Vậy ý kiến của phần đông khán giả khi tận mắt chứng kiến, hay theo dõi lại những màn trình diễn “cởi mở” thời gian gần đây như thế nào?

Đa phần ý kiến của khán giả ở trên các trang mạng, báo điện tử đưa tin về vấn đề này đều tỏ thái độ không đồng tình với những màn biểu diễn như thế này. Dù bản thân người trình diễn vẫn thường tiếp thu những ảnh hưởng của lối văn hóa của phương tây, mang nhiều nét đương đại hơn nhưng đây là ở Việt Nam, nơi có văn hóa phương Đông và không dễ chấp nhận mấy kiểu “cởi mở” một cách vô tư trước đám đông như thế. Đó là ý kiến của số đông khán giả trước những “cú sốc” mang tên trình diễn như trên.

Còn nữa, khán giả không chỉ không đồng tình trước những màn biểu diễn trên mà còn tỏ ra khó chịu: “Nếu như muốn nói một cái gì đó cao siêu, sâu xa hơn thì có thể mang đi chỗ khác trình diễn, hoặc chỉ trình diễn trước những nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật. Còn khi mang ra trình diễn, thì nghệ sĩ phải tôn trọng khán giả chứ”. Chưa nói đến việc một vài ý kiến còn “phản bác” gay gắt màn trình diễn là bàn là vào tay của nữ nghệ sĩ L.D.H: “Là một người lớn mà chỉ nghe kể lại tôi đã thấy rùng mình, thử hỏi những người trẻ tuổi khi trông thấy kiểu “hành xác” đó chúng sẽ nghĩ gì? Ai dám chắc một trong số chúng sẽ không làm theo?”.

Cá nhân người nghệ sĩ để thực hiện được một màn trình diễn cũng có những sự chuẩn bị không nhỏ không chỉ về mặt sức khỏe mà còn về tâm lý, tinh thần. Nhưng nghệ sĩ hãy đừng đưa những “đao búa” của triết lý để làm nền cho những màn biểu diễn phản cảm của mình.

Bởi vì khán giả sẽ càng cảm thấy phản cảm trước những màn trình diễn trái với thuần phong mĩ tục của văn hóa. Và khi đó, e rằng những “ấn-tượng-tốt” hay một vài thông điệp nghệ sĩ mong muốn mang đến đã không còn giữ nguyên giá trị của nó.

____________________________________________________________

Posted in Mỹ thuật, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Nếp Hà Nội ở Sài Gòn

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 20, 2011

Hoài Hương

– Theo dòng người đi mở cõi từ hơn 700 năm trước, theo những biến động lịch sử của thế kỷ XVIII đến XX, người Thăng Long – Hà Nội trong những cuộc “di dân vĩ đại” đã định cư ở miền đất phương Nam.

Có một “phong cách người Hà Nội” ở Sài Gòn

Và từ khoảng 100 năm nay, ở Sài Gòn có ba “dòng” người Hà Nội di dân thuộc 3 giai đọan: trước 1954, năm 1954 và sau 1975. Dù thuộc giai đoạn nào, người Hà Nội trên đất Sài Gòn vẫn có những nét khác biệt. Tiêu biểu là giọng nói và lối sinh hoạt “rặt chất kinh kỳ”. Đó còn là nếp sống thuần hậu, khiêm nhường, thanh lịch mà xưa kia Phạm Đình Hổ từng ca ngợi trong “Vũ Trung tùy bút”: “Phong tục chuộng thói trung hậu, mọi người hằng ngày giao tiếp với nhau có ý khoan dung, bình dị, giữ thói khiêm nhường. Nếu ai có điều gì sằng bậy, thì chỉ sợ người ta biết mà chê cười. Đến như những kẻ thân quan, quốc thích và những kẻ con em vô lại rong chơi, cũng không dám công nhiên làm càn. Nếu có kẻ nào không theo lễ phép mà làm sằng, thì những bậc phụ lão nhà lương gia lại ngầm đem chuyện ấy để răn bảo con cháu”.

Giọng nói Hà Nội là chuẩn mực của ngôn ngữ giao tiếp: nhẹ nhàng, chuẩn xác nhưng ẩn chứa bên trong sự sang trọng, tinh tế. Có lẽ vì thế mà sau năm 1975, cả Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh lẫn Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh đều có phát thanh viên giọng Hà Nội. Một biểu tượng thông tin “chính thống”, một cách thể hiện tình cảm của người Sài Gòn đối với Thủ đô, với những người Hà Nội đang sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh.

Nhưng rõ nét nhất là phong cách ẩm thực đã vào tận bếp ăn của gia đình người Sài Gòn. “Siêu thị Hà Nội” ở TP Hồ Chí Minh như một cái chợ Hà Nội thu nhỏ, mùa nào thức đó, từ lá “húng Láng”, quả sấu non, tinh dầu cà cuống đến ô mai, bánh cốm… Đặc biệt hơn nữa, kể từ năm 1975, Tết Sài Gòn có thêm màu đặc trưng Hà Nội – màu hoa đào Nhật Tân. Bích Đào có cánh hoa tròn xinh, sắc thắm, cứ rực lên quyến rũ, Đào phai cánh mỏng trong suốt, ửng hồng, e ấp hoang ảo.

Người Hà Nội ở Sài Gòn

Giữ cốt cách là một thách thức không nhỏ của người Hà Nội khi tìm cách hòa nhập với thành phố cởi mở, có nhiều dòng văn hóa du nhập như Sài Gòn. Người Hà Nội sống và làm ăn không quyết liệt đến cùng như người Sài Gòn, không “vô tư” hết mình như người miền Tây Nam bộ nhưng say mê, cần cù và luôn cẩn trọng suy tính trước sau.

Nơi tập trung nhiều cư dân Thăng Long nhất là khu dân cư K300, khu phố 4, phường 12, quận Tân Bình. Có thể xem đây là một “trích đoạn” của Hà Nội ở phương Nam. Một Hà Nội tĩnh lặng, lãng mạn và bàng bạc xưa của đất kinh kỳ từ những ngôi nhà mang hồn kiến trúc cũ. Không tiếng nhạc xập xình ồn ào, mà là những giai điệu ca trù văng vẳng. Không hàng quán hào nhoáng cầu kỳ tấp nập người ra vô, mà là những quán nhỏ xinh như hàng nước hay gánh hàng xén được mở rộng thêm. Ở khu phố này vào dịp Tết Nguyên đán có một phiên chợ rất lạ, truyền rằng đã tồn tại cả mấy trăm năm: Chợ lá dong. Chợ chỉ họp trong vài ngày trước Tết, bán toàn lá dong, lạt giang được mang từ ngoài Bắc vào, dùng để gói bánh chưng “Lang Liêu”.

Sài Gòn có rất nhiều quán phở Bắc, nhưng mang đúng hương vị phở Hà Nội có lẽ duy nhất quán phở Phố Nhỏ – hay Phở Thìn Hà Nội ở Sài Gòn, số 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Một quán phở mà khi đến ăn, không chỉ là ăn phở Hà Nội, mà là vài chục phút được sống trong Hà Nội. Chủ quán là hai vợ chồng người Hà Nội, chị Bùi Thị Thanh Mai (con gái út của ông Thìn) và anh Đạt, người có tâm hồn nghệ sĩ, đã “biến tấu” quán phở của mình thành “phố Hà Nội”, kiểu Phố Phái: Đường nhựa cũ, cột điện cũ, vỉa hè cũ giữa hai bên dãy phố cổ chạm nổi trên tường, tô, chén, dĩa, muỗng là gốm sứ Bát Tràng chính hiệu. Và vào đây, là thưởng thức phở theo đúng hương vị “cổ điển”: “Nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ” – Thạch Lam.

Chị Mai, dù làm ăn lâu năm ở Sài Gòn, nhưng phong thái vẫn giữ nguyên vẹn nét “cổ” của người phụ nữ Hà thành. Đằm thắm và chân tình, chị bảo: “Nhập gia tùy tục. Nhưng những gì thuộc nếp nhà là phải giữ, giữ cho mình, cho con, cháu, và cũng là để tạo uy tín, vị trí của mình trong kinh doanh”. Con cái đi thưa về gửi, lên mâm cơm phải giữ nếp lễ phép với người lớn, ngày giỗ, ngày Tết làm cỗ giữ đúng phép truyền thống (từ nguyên liệu, chế biến đến bát đĩa sử dụng).

Nhưng “ngoạn mục” nhất là nền nếp của người Hà Nội đã đi vào cả những gia đình có dâu, rể là người miền Nam. Trong số đó có gia đình nhà văn Trần Thanh Giao (vốn là cán bộ tập kết, phóng viên báo Nhân dân) và nhà báo Thanh Lịch, nguyên là nữ sinh trường Trưng Vương – Hà Nội, rồi là phóng viên báo Hànộimới. Hơn 20 năm làm rể Hà Nội, nên với nhà văn Trần Thanh Giao, Hà Nội như máu thịt và đã đi vào nhiều tác phẩm văn học của ông. Sau năm 1975, ông bà vào Nam sinh sống, cho đến nay tuy gia đình ông bà có “dáng dấp” sinh hoạt như người miền Nam, song cái “chất” Hà Nội vẫn đậm đà, kể cả ở thế hệ thứ 3. Các con, cháu lạ ở chỗ vẫn giữ giọng nói của bà – giọng Hà Nội, kính trên nhường dưới, không khí trong nhà luôn hòa thuận êm ái, ấm áp. Bữa cơm gia đình, hay cúng giỗ bao giờ cũng có hương vị Hà Nội, như một mặc định.

Hà Nội – Sài Gòn giờ đây gần như không có khoảng cách về nỗi nhớ, cũng là nhờ những dấu ấn Kinh kỳ mà người Thủ đô đã trân trọng, thương yêu và gìn giữ trong khi hòa nhập với vùng đất phương Nam.

______________________________________________________

Posted in Chuyện đô thị, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Không xảy ra thảm họa như ở Campuchia là may’

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 19, 2011

Cho rằng lễ hội đền Trần đã tổ chức “chu đáo”, song ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhìn nhận, việc không xảy ra thảm họa giẫm đạp như ở Campuchia vừa qua là một “may mắn”.

– Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác tổ chức lễ hội đầu năm, ông nhận định việc tổ chức năm nay thế nào?

– Các lễ hội như Bái Đính, chùa Hương, đền Hùng, Yên Tử đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân, nếu chính quyền không tổ chức thì nhân dân sẽ tổ chức. Cái chính là chúng ta phải tăng cường công tác quản lý. Ngoài ra, chùa Hương, Yên Tử, Hạ Long là thắng cảnh Việt Nam, những lễ hội này cũng cần quảng bá để thu hút khách đến đây. Buổi làm việc mới đây, tỉnh Ninh Bình cho biết lượng khách Tây Âu và Bắc Mỹ đến thăm chùa Bái Đính rất nhiều, du lịch phải xuất phát trên nền văn hóa, không thể không có lễ hội được.
Năm nay, công tác tổ chức của các địa phương tốt hơn năm trước, từ bố trí hòm công đức, các dịch vụ, phân luồng giao thông… nhưng vẫn chưa hết tình trạng nâng giá ép giá như chùa Hương, nhất là hiện tượng rải tiền lẻ. Đáng lẽ người dân bỏ vào hòm công đức thì lại rải lên tay Phật, tay tượng. Ngoài ra, còn xuất hiện các trò chơi kinh dị tại lễ hội. Một số hiện tượng ở các đền chùa cũng cần phải điều chỉnh, không nên thái quá như chuyện vay mượn ở đền bà Chúa Kho hay phát ấn ở đền Trần.

– Tại đền Trần có hàng chục nghìn người chen lấn xô đẩy vào cướp ấn khiến nhiều người ngất xỉu, theo ông nguyên nhân vì đâu?

– Tôi cho rằng khâu tổ chức rất chu đáo, từ phân luồng, bảo vệ với gần 1.400 công an, quân đội, song có tới 60 nghìn người đến lễ hội. May mà không xảy ra sự cốgiẫm đạp như ở Campuchia, song vẫn xảy ra trộm cắp, lộn xộn… Các cụ già đi hội thường từ tốn, song nhiều thanh niên vùng lân cận ồ ạt chen lấn xô đẩy vào giờ phát ấn.
Tuy nhiên, khâu tổ chức cũng phải rút kinh nghiệm và phải tuyên truyền như thế nào đó, bởi không ai chấp nhận chuyện tranh cướp ở lễ hội, về lâu dài không ai muốn đến đây nữa.

– Có một số nhà văn hóa đã phản đối chuyện phát ấn đền Trần, quan điểm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch như thế nào?

– Hiện quan điểm vẫn chưa thống nhất giữa khai ấn và phát ấn. Nhiều nhà khoa học rất phản đối chuyện phát ấn song ở địa phương lại cho rằng có khai ấn thì phải phát ấn. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo và quan điểm là không phát ấn song vấn đề này vẫn mâu thuẫn. Vì theo tích xưa, vua quan nhà Trần khai ấn trong ngày làm việc đầu năm và nhiều người cho rằng có phát ấn.
Theo tôi cần có một cuộc hội thảo nghiêm túc bàn việc này, có phát ấn hay không, nếu có thì công tác tổ chức ra sao.

– Nhiều người đến đền bà Chúa Kho vẫn đốt vàng mã, đồ mã với số lượng lớn mặc dù đã có quy định cấm đốt đồ mã ở lễ hội, ông thấy thế nào?

– Đốt đồ mã đã có hạn chế, vừa rồi chúng tôi tịch thu một lô đồ mã ở đền Kiếp Bạc (Hải Dương) như hình nhân thế mạng, nhà lầu, xe hơi… Đồ mã chỉ tập trung nhiều ở đền bà Chúa Kho và Phủ Giày.
Theo quy định đốt đồ mã ở lễ hội là bị tịch thu và xử lý. Tuy nhiên, vàng mã thì người dân vẫn được phép đốt song với mức độ như thế nào thì cần cân nhắc. Ngày lễ Tết mình đốt ít cho ông bà hay đi lễ chùa chỉ nên đốt một ít, chứ nếu đốt hình nhân, nhà cửa, cả ôsin thì không ổn.

– Có nhà văn hóa ước tính số vàng mã được đốt trong cả nước lên hàng chục tỷ đồng, ông nghĩ sao về con số này?

– Đây là con số dự đoán, theo tôi còn nhiều hơn nữa. Tại nhiều lễ hội đã tuyên truyền khá tốt hạn chế đốt vàng mã, song do nhận thức của người dân trong xã hội, nhất là ở miền Bắc. Như người dân miền Trung không có chuyện đốt nhiều vàng mã như miền Bắc.

– Ông nhận xét thế nào về ứng xử văn hóa của những người đi lễ?

– Người đi lễ hội chia làm 2 lứa tuổi, các bà các chị hiểu sâu về văn hóa thì đúng là đi lễ để cầu an cầu phúc cho con cháu. Song nhận thức của lớp trẻ thì không ổn, có nhiều người không biết đền đó thờ ai song vẫn truyền miệng phải lấy được cái ấn cho may. Phát ấn thường phát cho quan chức chứ người dân không có tác dụng gì. Song họ đi đâu cũng chen lấn xô đẩy nhau, dường như họ có quan điểm đi lễ hội là phải tả tơi, chứ không có kiểu đi hội thanh thản như người già.

– Không chỉ người buôn bán mà cả công chức tích cực đi lễ chùa trong ngày làm việc, nhiều xe công xuất hiện ở đền chùa, ông nghĩ sao về hiện tượng này?

– Thủ tướng đã nghiêm cấm song thực tế vẫn có, số lượng này cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nếu công chức chấp hành nghiêm sẽ tốt lên, song cũng do nhiều đền chùa muốn thu hút thành phần này vì chi tiêu cao hơn, công đức tốt hơn.

– Khi đi lễ hội với gia đình, ông thường có cảm xúc như thế nào?

– Từ lứa tuổi tôi trở lên thường cảm thấy buồn khi đi lễ hội và không muốn đi nữa, vì bản chất lễ hội không phải là cướp giật, xô bồ, chen lấn. Thế hệ cao tuổi rất buồn, các cụ vào lễ hội thường bị thanh niên chen bật ra. Với công tác tổ chức như hiện nay thì nhiều người không muốn đi nữa.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng, các lễ hội năm nay đều rất đông, đến ngày 11/2, Yên Tử có 310.000 lượt người, chùa Hương có 230.000 lượt, Cửa Ông 130.000 lượt, Côn Sơn Kiếp Bạc 140.000 lượt.
Một số tồn tại như tình trạng phát ấn, phát lương còn nhiều, đền Trần Nam Định tổ chức 75 điểm phát ấn, hòm công đức nhiều nơi còn nhiều, hiện tượng đặt tiền không đúng nơi quy định đã được tổ chức thu gom song chưa triệt để. Vệ sinh môi trường một số nơi chưa đảm bảo như chùa Hương, bà Chúa Kho, hội Lim. Trò chơi mang tính cờ bạc trá hình, trò chơi kinh dị xuất hiện ở một số nơi như hội Lim.

Lực lượng chức năng đã tạm giữ 17 người cò mồi dẫn khách ở chùa Hương, tịch thu hàng nghìn quẻ thẻ, tiền giả tại chùa Hồng Ân, hội Lim, tiêu hủy đồ mã tại đền Kiếp Bạc, thu một số ấn giả, ấn nhái tại đền Trần.

Đoàn Loan thực hiện
_________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện đất nước, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

12 con giáp gốc Việt

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 6, 2011

Đình Chung

Xưa nay như người ta vẫn lầm lẫn lần tương rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ- nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.

Ngôn ngữ là “lá bùa” tổ tiên để lại

Theo văn hóa Phương Đông, lịch được xác lập theo chu kỳ thay đổi đều đặn của Mặt trăng . Do đó 12 con giáp ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm, 12 năm trong một giáp – đó là những nền tảng quan trọng để tính lịch và là dấu hiệu để nhận đoán về số mệnh của từng người theo cung Hoàng Đạo.
Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Hoa có một thời kỳ giao lưu văn hoá ít nhất 2000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa cứ tiếp biến và chồng chất lên nhau khiến cho dấu hiệu nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm vào đó, các tài liệu xưa không còn nhiều, nếu còn cũng chỉ trong kho thư tịch Hán cổ khiến cho việc nghiên cứu hết sức rắc rối và phức tạp. Chính điều này đã đốc thúc nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Cung Thông cố công đi tìm cho bằng được những bí ẩn ngôn ngữ của tổ tiên mà theo ông đó là những “lá bùa” con cháu cần tìm lời giải.

Ông Thông cho biết, ông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt của mình vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia. Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp để lần tìm cội nguồn tiếng Việt ông đã phát hiện ra một số từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện ở Trung Hoa. Vào những ngày cuối năm con trâu, tại Viện Việt học ở thành phố Westminster (Califomia, Mỹ) ông đã có một buổi thuyết trình những khám phá thú vị của mình với chủ đề “Vết tích của tiếng Việt cổ trong tiếng Hán”.
“Tìm hiểu về gốc của tên mười hai con giáp là một cơ hội để ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/ Tử, Sửu, Dần, Mão/ Mẹo, Thìn/ thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/ Vị, Thân/ khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ, tôi đem so sánh trong hệ thống ngôn ngữ vay mượn thì sự thật không phải vậy” – ông Thông nói.
Theo ông Thông thì tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, mào, chén, sì, wè, wèi shèn, yòu, xù, hài … hoàn toàn không liên hệ đến cách ghi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vị thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.
Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu ông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi Thỏ. “Người Trung Quốc dùng thỏ thay cho mèo (biểu tượng của chi Mão/mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ mèo. Hầu như chỉ có dân Việt mới dùng mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/ báo… Vì thế mà mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn” – ông Thông lý giải.
Thời tiền Hán, tiếng Việt không có nhiều thanh điệu như bây giờ, nên sự khác biệt về thanh điệu không có gì lạ. Trong khẩu ngữ người Việt có cách dùng “chờ một tý” hay “chờ một chút”, “đưa chút tiền”, “đưa tý tiền”… vào thời tiền Hán, các câu trên đọc như giọng Huế (ít thanh điệu hơn so với giọng Hà Nội) thì thấy chút hay chụt /chuột chính là các cách đọc của Tý sau này.

Vì sao Việt Nam không giữ được “thương hiệu”?

Thực tế, đã từng có nhiều công trình của nhiều tác giả cố gắng chứng minh văn hóa Trung Quốc có xuất phát từ văn hóa Việt Nam như tác giả Lê Mạnh Thát qua cuốn “Lịch sử âm nhạc Việt nam từ thời Hùng Vương đến thời kỳ Lý Nam Đế” hay tác giả Nguyễn Thiếu Dũng với cuốn “Nguồn gốc Kinh Dịch”… Hầu hết các cuốn sách này đều cho thấy chiều vay mượn văn hóa là từ phương Nam vào thời thượng cổ, chứ không phải là từ Bắc xuống Nam (cũng như các nước chung quanh) vào các đời Hán, Đường lúc văn hoá Trung Quốc cực thịnh. Tuy nhiên không tác giả nào đề cập đến nguồn gốc tên 12 con giáp, và rất ít dùng, cấu trúc của chữ Hán, Hán cô cùng các biến âm trong cách lý giải.
Theo ông Thông, ngoài hai chi Tý/ Tử/ chuột, Mão/ Mẹo/mèo là dễ nhận thấy nhất thì những chi còn lại khi so sánh trong tương quan ngữ âm, ngữ nghĩa cũng đều cho ra những kết quả khá bất ngờ.

Ví dụ với trường hợp của Thân là chi thứ 9 trong bản đồ Hoàng Đạo. Nếu xem cách viết chữ Thân bằng bộ điền với nét giữa dài hơn với cách viết chữ Khôn (một căn bản của Kinh Dịch có từ thời Thượng cổ) thì ta thấy bộ thổ hợp vài chữ Thân hài thanh. Đây là liên hệ trực tiếp giữa Thân và Khôn, tuy nhiên tiếng Việt cổ có chữ khôn là con khỉ (người Huế hay người xứ Nghệ hiện nay một số chỗ vẫn còn những câu cửa miệng “tuồng mặt cọp khọn” để ám chỉ những người vô tích sự, chẳng làm chẳng nên trò trống gì). Thành ra, Thân chính là khỉ, tiếng Việt cổ dù biến âm th-kh rất hiếm gặp trong tiếng Việt ngày nay nhưng nó vẫn còn dấu tích của những từ cặp đôi như thân- cận- gần, thận- cẩn (thận trọng, cẩn trọng).

Tương tự với trường hợp của con Rồng. Xưa nay nhiều người vẫn cho rằng rồng là một con vật tiêu biểu cho vương quyền của phương Bắc và sau đó nó được chọn làm một trong 12 con vật có mặt trong 12 con giáp của cung Hoàng Đạo. Nhưng ít ai biết được rằng rồng thực sự là con vật chủ của người Việt cổ và ngày xưa người Việt đã có những từ ngữ riêng để nói đến rồng hay thìn. Thìn/Thần dấu tích còn lại trong giọng Bắc Kinh hiện nay chỉ còn chén – âm này có thể tương ứng với các âm trần, trầm, thần của Hán Việt. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông thì nếu phục hồi âm cổ của Thìn/ Thần là tlan (Tiếng Việt cổ – âm r chuyển thành l) và trăn, lươn (âm ts- mất đi), rắn, trình (loài cá giống con lươn), rồng/1ong (nguyên âm o thay cho a như nôm/nam, vốn bản…) và khuynh hướng đơn âm hoá để cho ra các dạng từ ghép như tlăn – thằn lằn, tlian- thuồng luồng… cho thấy vết tích của rồng trong các ngôn ngữ phương Nam.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc bị “lẫn lộn” về nguồn gốc 12 con giáp, ông Thông cho rằng “Với ảnh hưởng quan trọng của nền văn hoá Trung Quốc, từ đời Hán và sau đó là Đường, Tống… với sức ép của giai cấp thống trị từ phương Bắc tên 12 con vật tổ đã từ từ được thay thế bằng hình ảnh con người, mang nặng màu sắc văn hoá Trung Hoa hơn. Từ tính chất cụ thể của các loài vật láng giềng, 12 con giáp đã trở nên trừu tượng và còn ảnh hưởng đến vận mạng con người nữa (bói toán) Tuy nhiên, cái vỏ hào nhoáng của chữ Hán, Hán Việt không thể thay đổi được nền văn hoá bình dân (khẩu ngữ) trong đời sống người Việt”
Sự phát hiện mới mẻ này đã chứng minh cho sự phát triển của người Việt xưa trong cách tính lịch và làm nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ ở phía Nam Đông Nam Á.

Nguồn: Gia đình và xã hội
______________________________________________________

Posted in Chuyện tiếng Việt, Chuyện đất nước, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Bi hài những ông Tây “trốn” tết Việt

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 3, 2011

-Nếu những người nước ngoài lần đầu được đón Tết ở Việt Nam đều có chung tâm lý lạ lẫm, ngạc nhiên vì đường phố vắng hoe, bị bỏ đói, hoặc phải đi bộ về nhà… thì một số khác lại tỏ ra thích thú, thấy nghiện Tết Việt, số nữa lại lo lắng tìm cách “chạy trốn”…

Lơ ngơ ngày Tết

Là giáo viên dạy tiếng Anh của một trường Đại học tại Hà Nội, không ít lần John đã đón Tết ở Việt Nam. Nhớ lại lần đầu tiên anh một mình giữa thủ đô trong không khí vắng tanh, yên lặng đến lạ lùng anh nói: “Thường ngày Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp là thế mà hôm đó bỗng đường xá vắng hoe, không một bóng dáng hàng quán nào mở cửa”.

Lúc đó, John đã rất hoang mang anh không hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đây, “tôi đã rất lo, vì có lẽ tôi sẽ không thể mua được thứ gì để ăn trong ngày hôm đó”, John nghĩ.

Vì đó là những ngày đầu anh tới Việt Nam, nên anh chưa hiểu hết được những phong tục, tập quán ở đây. Nhưng dù đã lang thang đến gần hết ngày thì đúng như anh nghĩ, anh đã không thể tìm thấy dù chỉ là một quán nước vỉa hè. Sau đó anh mới biết, cái hôm cả Hà Nội không ai muốn ra đường đó là ngày mồng 1 Tết, (hay còn gọi là Tết âm lịch, Tết Nguyên Đán của Việt Nam).
Còn Anna Claude Lacote, người Pháp thì cho biết, tối hôm 30 chị cùng bạn trai đi dạo quanh bờ hồ, gần đến 12h, bỗng thấy dòng người đổ về khu vực bờ hồ đông nghìn nghịt, người đông đến nỗi hai người không thể nhúc nhích được tí nào. Đối với tôi, ngày hôm đó đúng là một kỷ niệm nhớ đời, “anh ấy cố nắm tay tôi thật chặt như thể sợ tôi bị người ta đẩy đi mất, phải đến gần sáng chúng tôi mới về được đến nhà”, Anna nói.

“Nếu bạn muốn đi chơi ở Hà Nội vào những dịp đó, bạn nên xác định rõ bạn sẽ phải tự đi bộ để về nhà”, đó là lời khuyên chân thành được đúc kết từ kinh nghiệm của một vị du khách tên là Tsang ở Hồng Kông. “Tôi đã phải mất nhiều giờ để đứng vẫy taxi, dòng người quá đông, không một chiếc taxi nào dám dừng lại. Cuối cùng tôi buộc phải tự đi bộ khoảng 4-5km vì việc riêng của mình. Đó là cả một quãng đường kinh khủng, tôi chưa bao giờ đi bộ xa đến thế, nhưng nếu phải đứng cả buổi để vẫy xe thì có lẽ đó vẫn là giải pháp tối ưu nhất”, Tsang chia sẻ.

Tết ở Việt Nam là khoảng thời gian đặc biệt, để gia đình được quây quần, đầm ấm bên nhau, đây là một phong tục từ lâu đời cũng là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Không ít khách nước ngoài đã có những kỷ niệm và nhiều ấn tượng đặc biệt, thậm chí nhiều du khách đã không ngần ngại chia sẻ mình rất thích đón Tết tại Việt Nam, “Tôi nghiện Tết Việt…”

Tuy nhiên, nhiều người do không hiểu về những phong tục tập quán, do cách sinh hoạt bị thay đổi đột ngột nên đã khiến không ít những vị khách nước ngoài phải rơi vào tình huống cười ra nước mắt.

Nỗi sợ làm “người mẫu”

Nếu tính ra, đây là sẽ Tết thứ 2 Jean được đón Tết cùng vợ ở Việt Nam. Nhưng khác với năm ngoái, năm nay, Jean đã thương lượng với vợ để đặt vé đi du lịch từ cách đó hơn một tháng.

Anh cho biết, Tết ở Việt Nam rất vui, nhưng mình muốn đi du lịch để được nghỉ ngơi và có thời gian giành trọn vẹn cho gia đình. Theo lời kể của anh, do năm trước anh là rể mới, công việc lại bận rộn ít về quê, nên có mỗi dịp Tết là cơ hội tuyệt vời để ông bố vợ được dắt “chàng rể tây” đi khoe với họ hàng.

Khổ một nỗi, Tiếng Việt bị hạn chế nên mỗi khi bước ra khỏi nhà là bố vợ lại không quên kéo anh lại dặn anh phải nói thế nào cho phải. Thậm chí, ông còn phát âm từng từ một để anh đánh vần cho chắc ăn.

Khi đến nhà ai anh cũng thấy mọi người bê mâm mời ăn, mời uống. Từ chối thì không được vì thấy bảo “cả năm bị xui xẻo”, hơn nữa anh cũng đâu dám to gan làm mất lòng bố vợ. Cuối cùng suốt mấy ngày Tết, anh chỉ có mỗi việc ăn rồi lại đi với bố vợ rồi lại ăn, và ngủ… Kết quả là anh bị một trận “tào tháo” đuổi bơ phờ vì không hợp khẩu vị. Còn vợ anh thì cho biết, có lẽ do phải học đi học lại quá nhiều lần mà đến đêm anh vẫn nói mơ mấy câu nói của bố vợ dạy.
Còn với Bill thì lý do để anh muốn đưa vợ đi Thái Lan là “anh không muốn làm người mẫu”. Bill cho biết, từ chục năm về trước chuyện dắt một ông Tây về ra mắt ở một xã nghèo như quê vợ tôi thì đúng là chuyện xưa nay hiếm.

Cảnh đầu tiên khi cô ấy đưa tôi về nhà là cả một đám trẻ chạy theo, bọn chúng nhìn tôi chằm chằm rồi bàn tán không ngớt lời. Còn bố vợ và mấy cậu em thì tự hào ra mặt, chúng đưa tôi đi khắp nơi, đi đâu chúng cũng muốn lôi tôi đi cùng. Không phải vì quý mến mà vì chúng muốn tôi “người mẫu” để chúng được thể oai với bạn bè. Hễ đi tới đâu, mọi người lại xúm lại người thì bảo tôi cao quá, người thì nói trắng quá, người lại nói mắt xanh nhỉ… việc đó khiến tôi rất lúng túng.

Cho đến bây giờ, dù Tây về làng không còn là chuyện lạ nữa, mấy cậu em cũng không còn rủ tôi đi cùng nữa, nhưng năm nào cũng vậy, cứ Tết là tôi lại phải lẽo đẽo đi theo làm “người mẫu” cho bố vợ. Dù chẳng muốn tí nào, nhưng chiều vợ lại sợ mất lòng bố vợ nên anh cứ âm thầm đi theo mà trong lòng thì mệt mỏi vô cùng.

Một cái Tết, luôn có rất nhiều ý nghĩa với mỗi người, với mỗi gia đình và với cả dân tộc. Để giữ cho không khí ngày Tết được vui vầy, đầm ấm mỗi người nên tự biết cân bằng, sáng tạo để không khí ngày Tết có thêm nhiều màu sắc mới, độc đáo, và hấp dẫn không chỉ với riêng mình mà với tất cả mọi người.

V.L
_____________________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Thuần phong mĩ tục, Văn hóa các dân tộc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Một số nghi lễ dân gian tiến hành vào đầu Xuân

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 3, 2011

Những ngày đầu Năm mới, người dân Việt Nam vẫn giữ được tập tục tiến hành một số nghi lễ truyền thống vào đầu Xuân.

Lễ động thổ

Lễ động thổ hàng năm được tiến hành sau ngày mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một Năm mới.

Xưa kia, tại Việt Nam lễ này cũng được tổ chức từ triều đình tới nhân dân, nhưng về sau lễ này chỉ còn tồn tại trong dân chúng.

Thực ra, ngày làm lễ động thổ không nhất định là phải vào ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng thường cử hành lễ này sau ba ngày tết. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần Đất. Lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã.

Trong buổi lễ, ông chủ tế với áo thụng xanh cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ.

Sau buổi lễ động thổ này, dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ. Trong ba ngày tết, nếu không may có ai mệnh chung, tang gia phải quàn lại trong nhà, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng.

Lễ khai hạ

Theo tục lệ Việt Nam, ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để “trừ ma quỷ,” nay được hạ xuống.

Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ khai hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ cúng trời đất, người ta còn sửa lễ cúng gia tiên, cúng Thổ công và thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.

Ngày nay, nhiều nơi không còn lễ khai hạ nữa, tuy nhiên tại các gia đình Việt Nam nhất là những gia đình buôn bán, ngày mồng 7 tháng Giêng vẫn có cúng lễ, cầu buôn may bán đắt, phát đạt, thịnh vượng quanh năm.

Lễ Thần Nông

Thần Nông là vị “vua” đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ tịch điền hoặc hạ điền. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong cho mùa màng và nghề nông phát đạt.

Trên các quyển lịch hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó tốt hay xấu.

Năm nào được mùa, Thần Nông giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân.

Con trâu đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, vàng, đen, trắng, xanh, đỏ ứng với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hàng năm xưa có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình.

Lễ tịch điền

Lễ tịch điền còn gọi là lễ hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra. Cũng như một số nghi lễ khác, lễ tịch điền của người Trung Quốc đã du nhập sang Việt Nam. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ tịch điền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn võ, các chức sắc, bộ lão sở tại cũng ra cày.

Tại các tỉnh, các xã cũng có lễ tịch điền. Ở tỉnh, quan tỉnh bắt đầu lễ tịch điền bằng việc cày và ở xã là vị chức sắc cao nhất trong xã. Tùy từng triều đại, việc cử hành lễ tịch điền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương cũng có những tục lệ riêng.

Lễ khai ấn

Tục truyền, lễ khai ấn thường được tiến hành sau ngày rằm tháng Giêng. Các ấn đã được lau chùi trong năm. Ngày xuân, Bộ Lễ chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn, nghĩa là dùng ấn đóng lên một công văn chỉ dụ. Thường bản văn đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành.

Tại các tỉnh, huyện, xã, mỗi viên chức có ấn đều chọn ngày khai ấn. Ngày xưa, người ta còn có sửa lễ cúng vị thần giữ ấn tín trong dịp lễ khai ấn.

Lễ khai bút

Tuy không có quy định bắt buộc về lễ khai bút đầu xuân, song ý tưởng tôn trọng việc học đã nâng thành một hành động mang ý niệm tâm linh và trở thành truyền thống văn hóa không thể thiếu đối với dân tộc Việt Nam mỗi dịp Năm mới.

Ngày xưa, dịp đầu Năm mới, sau lễ cúng đón giao thừa, các viên quan, các nhà giáo, nhà sư, các môn đồ chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông và giấy hoặc lụa để làm lễ khai bút đầu năm.

Mực thường dùng là mực Tàu thơm được mài kỹ và sau đó người khai bút sẽ thảo lên giấy trắng hoặc lụa trắng. Bên án thư, có người đặt một đỉnh trầm ngát hương bay tỏa lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa.

Nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác hoặc một câu danh ngôn, một lời chúc mọi người, có khi là một lời tự chúc với bản thân như một tâm nguyện trước Năm mới.

Bài khai bút sau đó được đặt ở một nơi trang trọng, có khi là đầu một cuốn sổ nhật ký, một án thư, có khi được treo trang trọng trong thư phòng hoặc phòng khách trong suốt Năm mới ấy.

Lễ khai bút là một phong tục trang nghiêm và thiêng liêng với mong muốn hướng tới một thế giới tinh thần rộng lớn, bày tỏ nguyện vọng kẻ sĩ lập ngôn cao đẹp của người trí thức trước cuộc đời.

_____________________________________________________

Posted in Thuần phong mĩ tục, Văn hóa các dân tộc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Tết Dân tộc, nghĩ về Dân tộc

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Một 29, 2011

Thanh Giang

Từ xưa đến nay, người Việt Nam dù giàu dù nghèo ai cũng có thói quen lo Tết. Người giàu ăn Tết theo kiểu người giàu, người nghèo ăn Tết theo kiểu người nghèo nhưng chưa chắc ai ăn Tết vui hơn. Năm nào cũng vậy, còn khá lâu mới đến Tết nhưng ai nấy đều đã nghĩ về Tết. Trước hết là những người lo Tết cho các chiến sĩ ở biên cương, hải đảo, là ngành giao thông vận tải lo chuyên chở khách đi lại. Những người sản xuất và buôn bán hàng Tết lo sớm nhất. Sắp đến ngày cuối năm, đường phố đầy người lo sắm Tết, cửa hàng đông khách hơn, quầy bán hàng Tết dần dần xuất hiện khắp nơi…
Tính dân tộc hiện lên đậm nét nhất trong mấy ngày Tết. Từ thú ăn đến thú chơi, thú mua sắm, Tết Ta khác xa Tết Tây. Bữa ăn sum họp gia đình tối 30, mâm cơm cúng ông bà, lời khấn trước bàn thờ tổ tiên, lời chào hỏi chúc tụng nhau ngày Tết…đều khác với ngày thường. Du khách Tây muốn tìm hiểu Việt Nam thường đến nước ta vào dịp Tết.
Trong dịp đón mùa xuân mới, mọi người nghĩ đến gia đình một phần thì nghĩ tới nước nhà mười phần. Suy nghĩ ấy tăng dần bởi vận mệnh dân tộc ta đang đứng trước những thách thức lớn trong, ngoài nước; tình hình kinh tế xã hội đang có những thách thức. Thách thức quả là nhiều và đáng ngại, khiến lòng dân phải lo, nỗi lo dân tộc có thể bị tụt hậu, lo cho biên cương tổ quốc, nạn tham nhũng lan tràn, môi trường sống bị thu hẹp, sự phân hoá giàu nghèo tăng dần…
Trên diễn đàn của báo chí, của nhân dân, nhiều bạn đang thảo luận nghiêm túc những câu hỏi về nguyên nhân vì sao nước ta tụt lại đàng sau một số nước láng giềng thời xưa cũng nghèo như ta, về thời cơ, thách thức của dân tộc.
Chúng ta dễ dàng nhất trí trong đánh giá tình hình và nỗi lo ngại tụt hậu, nhưng điều quan trọng lại là tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.
Có người nói đó là do cơ chế. Có người nói đó là do đạo đức xã hội xuống cấp. Có người đổ lỗi cho các thế lực thù địch bên ngoài…Nhưng bình tâm suy nghĩ kỹ ta sẽ có thể thấy một trong các nguyên nhân sâu xa nhất làm cho tình hình kinh tế xã hội nước ta khó khăn như hiện nay là do tinh thần dân tộc của chúng ta ngày càng phai nhạt. “Chúng ta” ở đây là bạn và tôi, là tất cả mọi người từ lãnh đạo tới dân thường. Đừng đổ lỗi cho ai khác.

Trong lịch sử, dân tộc Việt nổi tiếng về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất. Bác Hồ từng nói : “Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết hợp thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Các cuộc kháng chiến vừa qua đã chứng minh nhận định ấy.
Nói tinh thần dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng nhất về mặt này, Người luôn luôn đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tất cả vì dân tộc. Chúng ta học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, phải nhớ điều này.
Hiện nay, sau mấy thập niên sống trong hoà bình chỉ lo làm kinh tế, nhất là từ khi nước ta cuốn theo trào lưu toàn cầu hoá, tinh thần dân tộc của người Việt phai nh ạt dần. Nhà sử học Đinh Xuân Lâm và nhiều người khác đã cảnh báo tình trạng này. Xuất hiện sự “lãnh cảm” đối với các vấn đề thời sự, nhất là các vấn đề gai góc. Người ta lao vào kiếm tiền. Vì đồng tiền người ta sẵn sàng làm tất cả. Thí dụ có người buôn hàng tỷ bạc giả đưa từ bên ngoài vào nước ta. Có cán bộ tiếp tay cho công ty nước ngoài để công ty đó được trúng thầu…Thử hỏi còn mấy người có suy nghĩ : “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương xứ Bắc” (Lời Trần Bình Trọng)?
Có thể bạn sẽ nói : tinh thần dân tộc của chúng ta vẫn rất cao đấy chứ, hãy xem mỗi lần thi đấu bóng đá quốc tế, thanh niên ta hăng hái cổ vũ cho đội nhà tới mức báo chí nước ngoài phải ngạc nhiên kia mà.
Đúng vậy, nhưng khi các cổ động viên ấy rời sân bóng thì khán đài đầy rác họ vứt lại. Sân vận động ở Nhật hoặc Hàn Quốc không như thế, mặc dù người xem bóng đá cổ vũ hăng hái chẳng kém ta. Đó mới là bộ mặt đầy đủ của tinh thần dân tộc.

Tinh thần dân tộc không chỉ thể hiện khi nước nhà bị xâm lăng hoặc khi có các hoạt động bề nổi, mà trước hết thể hiện ở cách hành xử của mỗi công dân. Mỗi quốc gia- dân tộc nạn tham nhũng tràn lan, giả dối gian lận, trộm cắp tài sản hữu hình và vô hình (như nạn đạo văn chẳng hạn), lười lao động…thì không thể coi đó là tinh thần dân tộc cao. Đâu phải vì đói mà người ta bắt chim câu thả trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đâu phải vì thiếu ăn mà cán bộ ta ngang nhiên ăn hối lộ. Rất nhiều thành phố nước ngoài có nạn tắc đường nhưng họ không có nạn tranh cướp đường mà đi như ở ta…
Tinh thần dân tộc trước hết thể hiện ở lòng tự tôn, tự trọng dân tộc, trong mọi việc trước tiên đều nghĩ chớ nên để mất danh dự dân tộc mình. Nếu phần lớn mọi ngừơi đều tự giác nghĩ như thế thì sẽ không có nhiều thói xấu kể trên. Cán bộ công quyền nghĩ thế thì sẽ ngại nhận tiền “bôi trơn” từ người dân. Đan Mạch, Singapore, Phần Lan… là các quốc gia trong sạch vì mỗi người dân đều có lòng tự trọng dân tộc cao, dù họ sống trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
Một bạn kể lại: sang thăm Singapore không bao giờ phải lo chuyện giá cả khi mua hàng, khi đi taxi… Nếu ai mặc cả, dân bản địa sẽ nói : “Người Singapore chúng tôi cái gì cũng đúng giá”. Trên đường phố đôi chỗ có biển viết : Nhổ bậy phạt 500 đồng SGD (100 SGD tương đương 1.5 triệu đồng VNĐ), vứt rác bậy phạt 1.000 SGD…Tôi ở đây cả tuần ngày nào cũng ra đường mà chưa hề thấy một viên cảnh sát, vậy ai phạt người vi phạm? Thế mà chẳng ai nhổ bậy, vứt rác cả. Tại sao? Chỉ vì họ tự hào là người Singapore. Khi tôi dùng tiếng Hoa hỏi người lái taxi: “Nghe nói 70% người Singapore các ông là người Trung Quốc?” Ông ta cải chính ngay: “Chúng tôi là người Hoa, không phải là ngừơi Trung Quốc!”.
Một cán bộ làm xuất khẩu lao động kể lại: Khi đàm phán ký hợp đồng với công ty Hàn Quốc, anh đấu tranh đòi bảo đảm ngày làm 8 giờ cho người lao động Việt Nam. Đối tác đồng ý nhưng lại nói : “Dân chúng tôi không bao giờ làm việc 8 giờ một ngày. Nếu làm thế thì Hàn Quốc sao có thể chỉ 30 năm tăng được GDP đầu người từ 92USD lên hơn 10.000 USD? Người Nhật còn làm việc hăng hơn chúng tôi. Đó là tinh thần dân tộc của họ”.
Hàn Quốc chỉ có 50 triệu dân, diện tích chưa bằng một tỉnh lớn của Trung Quốc, cách Trung Quốc một eo biển, chỗ hẹp nhất chưa đầy 170Km, thế mà tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Hàn Quốc là bị bắt ngay. Dĩ nhiên không thể hoàn toàn bắt chước tinh thần của một dân tộc nào, mà chỉ nên học phần hay phần tốt của họ. Thí dụ người Hàn Quốc không mua hàng ngoại, người Nhật coi thường người châu Á…thì chẳng nên học. Cũng cần thấy một sự thật: cùng một dân tộc có tinh thần dân tộc cao, nếu có cơ chế chính trị và sự lãnh đạo đúng đắn thì sẽ dân giàu nước mạnh; ngược lại sẽ nghèo đói. Hai miền bán đảo Triều Tiên là thí dụ điển hình. Suy ra nếu dân ta có tinh thần dân tộc cao thì với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, nhất định nước ta sẽ mau chóng giàu mạnh.
Thời gian gần đây, tinh thần dân tộc Việt có sự khởi sắc khá ấn tượng. Chưa bao giờ dân ta bàn thảo nhiều về vận mệnh dân tộc như năm qua. An ninh tổ quốc, môi trường sống, khai thác bô-xít, đường sắt cao tốc, Vinashin…Năm Canh Dần có lắm sự kiện lớn được toàn dân từ già đến trẻ quan tâm. Báo chí bàn bạc nhiều những vấn đề vận nước, phê phán những tồn tại trong kinh tế, điều hành đất nước…Người Việt Nam trong và ngoài nước đập tơi bời bài viết trên báo điện từ đài BBC của Đỗ Ngọc Bích chê các thanh niên trí thức nước ta vì chịu ảnh hưởng của “chủ nghĩa dân tộc do nhà nước điều khiển” mà “ mù quáng phê phán” Trung Quốc có ý đồ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội đã góp phần nâng cao tinh thần dân tộc ta, tuy rằng lẽ ra có thể làm tốt hơn.
Đó quả thật là điều đáng mừng.
Mong sao trong năm Tân Mão người Việt chúng ta sẽ phát huy tốt hơn nữa tinh thần dân tộc, nhanh chóng xây dựng đất nước ta giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình, hạnh phúc.

Nguồn: Báo Đất Việt Tân Mão
_________________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện đất nước, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Có nên cải biến cách ăn Tết

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Một 20, 2011

Nguyễn Hoàng Đức

Năm mới, chữ “Tết” với người Việt thật trọng đại! Một năm với một vòng quay của tạo hóa, cụ thể hơn là trái đất đã xoay vần sang một vòng mới lại chẳng hệ trọng sao?! Sự sống vũ trụ và con người đã chuyển sang một vòng tuần hoàn mới, từ ngọn cỏ vươn mầm xanh, đến cành ra nụ, rồi nụ đơm hoa, tất cả đều bừng lên một sức sống mới, và con người một đại biểu sáng giá của tạo hóa cũng không nằm ngoài qui luật đó. Cùng với cây cỏ, chim muông và muôn vật, người ta thấy trong máu mình đang luân chuyển một sức sống thanh tân mới, tâm hồn rạo rực, con người hừng hực một sinh khí sung mãn mới mẻ, những tế bào choàng thức như thể tất cả vừa khoác lên mình một manh áo mới. Và tất cả mọi người đều tìm đến để chúc phúc cho ông bà, cha mẹ đã được trời đất ban thêm một tuổi, con người lớn thì rút gói lì xì ra cho con cháu, mừng con cháu cũng có thêm một tuổi, thêm một sức sống mới, và thêm một trí khôn trưởng thành mới…
Như vậy chào đón năm mới, không chỉ là một sự kiện gia đình hay xã hội, mà đó là sự kiện của vũ trụ, chào đón một vòng quay mới của tạo hóa, một vòng quay như thể hệ điều khiển sẽ dẫn dắt vạn vật và con người bước vào một chu kỳ mới. Người Việt dựng những cây nêu, hoặc mang hoa quả vào đền chùa là để kính chào những thế lực thiêng liêng và trời đất, đó là cái gốc lập trình cho vũ trụ cũng như mọi người.
Nhìn nước phải thấy nguồn, giống như triết gia Aristote viết:

Càng học ít càng buồn
Dù uống nước trong chẳng thấy được nguồn

Người Việt xa xưa tuy học chưa nhiều, đa số còn là tiểu nông, nhưng người ta vẫn nhận biết nguồn gốc của mình: trước hết là trời – đất, còn gọi là “con tạo xoay vần,” là máy cái tạo ra con người, cũng như xã hội loài người. Người Việt nói “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Như vậy có nghĩa là, dù cho cha mẹ có sinh con cái, thì đó chỉ là da thịt. Còn bản tính của con người, mã gien của linh hồn, là cái được lập trình để điều khiển thân xác, phải là của Đấng tạo hóa. Ví dụ đơn giản, con người như chiếc đài kia, nhưng nó thu được âm thanh nào là do có trạm thu phát máy cái đặt tại trung tâm, còn tự thân chiếc đài, nó chẳng thể phát ra bất cứ bài hát nào. Tạo hóa là trung tâm thu phát kênh thông tin linh hồn. Còn con người chỉ là chiếc đài thôi. Mới đây, các nhà khoa học có một phát hiện rằng: mã gien của con người mang dự báo về cuộc đời sinh – tử của nó, mã gien đó rõ ràng được lập trình trước. Và hiện nay, số liệu mà các nhà khoa học, dù chỉ mới manh nha phát hiện đã có độ chính xác hơn 77%.
Sau máy chủ là đến các máy trung, người Việt rất coi trọng bàn thờ tổ tiên ông bà trong ngày tết. Vì tâm linh của người Việt chú mục vào “bái vật giáo”, nên chủ yếu thờ cúng bằng lễ vật. Người Việt dâng tất cả những gì ngon nhất, quí nhất, đẹp nhất lên bàn thờ để thờ cúng tổ tiên ông bà. Và cả xã hội có một phương ngôn rất “quyết tâm chính trị” rằng : “Đói quanh năm, no ba ngày tết”. Điều này không chỉ có nghĩa, ba ngày tết được no, mà là dù đói quanh năm cũng không thể nghèo hèn và cẩu thả nhịn đói qua ngày đến mức không có lễ vật dâng lên bàn thờ cho tổ tiên. Dâng lên bàn thờ để cúng bái giá trị dâng hiến siêu hình, còn phẩm vật vẫn còn lại, ông bà ăn hương hoa, còn con cháu được ăn thực phẩm thật.
Tết là một truyền thống trọng đại có từ ngàn đời, giờ bỗng chốc chúng ta muốn cải cách nó ư? Cải cách có nghĩa là không tôn trọng tổ tiên ông bà? Điều này chúng ta sẽ có một câu trả lời thật rõ ràng, chẳng chút nào vướng bận băn khoăn cả, rằng: dù chúng ta có cải cách lối ăn tết thì bàn thờ tổ tiên ông bà vẫn còn đó, chúng ta vẫn hương khói hoa quả như xưa, thì có gì gọi là lãng quên ông bà hay truyền thống?!
Vậy thì lý do cải cách là gì? Xã hội ta là xã hội tiểu nông và tam nông, ngay đến bây giờ chúng ta vẫn còn hơn 80% làm nông nghiệp. Vì thế trong nhiều thế kỷ nông nghiệp, mang nặng đầu óc tiểu nông, chúng ta đã hình thành lên những truyền thống thâm căn cố đế tiểu nông. Đó là những truyền thống được sinh ra và gìn giữ trong nghèo nàn và lạc hậu. Giờ đây, khẩu hiệu của chúng ta là xây dựng xã hội: công bằng, bác ái, dân chủ, tự do, bình đẳng, tiên tiến, văn minh. Chẳng lẽ chúng ta lại không phải xây dựng những nét văn hóa mới, cũng như những truyền thống mới? Văn hóa và truyền thống không có sẵn mà nó được kế thừa xây dựng mỗi ngày. Chẳng hạn, ngày xưa làm gì có xe đạp, nhưng ngày nay có xe đạp nên chúng ta hình thành văn hóa đi xe đạp. Những cô thôn nữ quê mùa ngày nay còn phóng xe máy đi chợ, họ hình thành văn hóa đi xe máy, thử hỏi bà và mẹ họ ngày trước làm sao đã có văn hóa đi xe máy? Rồi đang có rất nhiều cô gái lái ô tô, chính họ cũng đang hình thành văn hóa lái xe mà ngày trước chưa từng có.

Không dám nhảy vọt khỏi truyền thống chúng ta sẽ nghèo nàn, điều đó không chỉ đúng với Việt Nam hay các dân tộc tam nông mà còn đúng trên bình diện toàn thế giới. Tại sao? Quá khứ của cả thế giới này trước đây hơn một thế kỷ là nghèo nàn và lạc hậu. Cho dù từ phương Tây có giầu có về chăn nuôi hơn cho đến những vùng đông dân lam lũ ở phương Đông, thì đâu đâu cũng lạc hậu với chiếc xe bò, xe trâu hay xe ngựa, của cải có thể nhỉnh hơn nhau đôi chút, nhưng nói chung là nghèo, nghèo phổ quát và nghèo toàn thể, chỉ trừ mấy quan lớn, địa chủ hay quí tộc ăn trên ngồi chốc, còn lại đại đa số là nghèo. Nghèo mạt hạng, nghèo không có cái gì để cho vào mồm, nghèo không có cái mặc đến độ khố rách áo ôm. Nghèo dến mức trong vài bài ca mới của chúng ta vẫn thấy hiện lên cảnh “áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá” .
Cô thôn nữ ngày xưa có văn hóa đội nón quảy gánh. Nhưng cô thôn nữ ngày nay đội mũ bảo hiểm phóng xe máy. Tốc độc khác nhau là : đi bộ – 5km, còn đi xe máy 50 km. Thật một trời một vực! Đưa ra hình ảnh cô thôn nữ, để chúng ta dễ hiểu và tất yếu thấy rằng: văn hóa chắc chắn phải có thay đổi, thay đổi một cách bắt buộc. Xưa kia chúng ta có văn hóa tiểu nông, thì ngày nay muốn xây dựng xã hội công nghiệp hiện đại, không thể không xây dựng nền văn hóa hiện đại mới! Hãy xem, những công nhân đứng máy dây chuyền, ngay cả cô đóng gói hoa quả thôi có khác cô gói quà sáng ngày xưa một trời một vực không? Cùng là thợ xây, ngày xưa bắc giàn giáo cao hơn một với, còn anh công nhân ngày nay đứng trên giàn giáo vài chục tầng, độ khó khác nhau thế nào?
Cải cách lối ăn tết cổ truyền thiêng liêng, thật khó làm sao! Nhưng càng khó thì ý nghĩa cải cách của nó càng cấp tiến! Nhưng dù chúng ta có nghĩ ra và tiến hành cải cách đó thì Nhật Bản cũng đã nghĩ ra và cải cách trước đây từ nhiều năm. Nhật Bản thay đổi bằng hiến pháp, qui định đổi ăn tết Âm lịch sang ăn tết Dương lịch. Họ đưa ra lý do: Sau tết dương lịch, là quí một, là đà vận động của cả nền kinh tế trong một năm trời. “Đầu xuôi đuôi lọt”, nếu quí một bứt phá làm ăn tốt, đưa mọi thứ vào qui củ, vào đà chạy nhanh dần đều, máy trơn dầu, sẽ làm cho sản xuất cả năm trôi chảy thuận buồm xuôi gió. Trái lại, nếu nghỉ tết dương lịch theo Tây, rồi sau đó lại ăn tết âm lịch, coi như cả quí một linh sình ăn tết, ăn tết xong ngoảnh đi ngoảnh lại, quí một vèo qua, thế mà chưa vận hành được gì cho năm mới cả. Trong khi người châu Á đang mải ăn tết, thì người châu Âu đã qua đà khởi động của quí một, đang tăng tốc rầm rầm sang quí hai. Sản xuất thời đại công nghiệp phải mang tính cạnh tranh cao, trong khi người châu Âu đã lao sang quí hai mà ta còn đì đẹt quí một, thử hỏi có phải ta đã thua kém họ, cứ đành thua kém mãi sao. Vậy thì, Nhật Bản phải quyết tâm ăn tết như Tây, rồi sau đó lao vào sản xuất “đồng tốc” như Tây, có thế mới có thể cạnh tranh, đuổi ngang, đuổi kịp, rồi vượt lên. Mỗi năm, người Nhật cũng đón chào các con giáp tí, sửu, dần mão…nhưng họ đón trước giao thừa dương lịch. Coi con giáp âm lịch như biểu tượng của cả năm dương lịch và âm lịch vậy.

Vấn đề của Việt nam và các nước Á Đông cũng giống Nhật Bản vậy. Những nước ăn tết âm lịch sẽ găp phải sự so le về kế hoạch sản xuất theo quí , theo năm, ngày nay là nền kinh tế hội nhập toàn cầu, chúng ta không thể xem nhẹ và đứng ngoài cuộc chơi chung này. Riêng Việt Nam chúng ta có phong tục “tháng giêng là tháng ăn chơi/ tháng hai chơi hội tháng ba chơi đình”, chơi nhiều thế thì chúng ta đã nghèo càng vĩnh viễn nghèo. Ngày nay, có một bộ phận không nhỏ dường như đang hình thành hoặc bứt phá truyền thống cũ để làm nên sở thích mới. Cho dù ngày tết là ngày tụ tập về quê cha đất tổ, gia đình xum họp như vậy, nhưng nhiều người có điều kiện kinh tế, đã về thăm gia đình trước, rồi họ đăng ký các tua du lịch đi nước ngoài hoặc trong nước, để ăn tết theo lối mới, thư giãn, nghỉ ngơi, nhẹ nhàng, chứ không phải lúc nào cũng chìm đắm trong các sinh hoạt chào hỏi lễ tết kiểu ngày xưa.
Để giầu có hơn, “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, có lẽ chúng ta cũng nên nghĩ đến một tư duy ăn tết mới, chơi ít hơn và làm nhiều hơn. Trước mắt nếu không cải cách được toàn phần như Nhật Bản, thì chúng ta cũng nên hoán cải mạnh mẽ nhiều tập tục cầu kỳ, nặng nề, tốn kém của ngày xưa. Nhân dịp xuân về, chúc cho mọi người và mọi nhà ăn một cái tết trong tinh thần văn minh tiến bộ mới!

______________________________________________________

Posted in Chuyện lễ hội, Chuyện phong tục, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Ông Cù Huy Hà Vũ bị tạm giữ hành chính

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 5, 2010

– Nguồn tin từ cơ quan an ninh (Bộ Công an) ngày 5/11 cho biết, đã tạm giữ hành chính để làm việc với ông Cù Huy Hà Vũ tại một khách sạn tại TP.HCM.

Tuổi trẻ cho hay, khoảng 0h ngày 5/11, công an phường 11, quận 6 phát hiện tại một khách sạn trên đường số 10, phường 11, quận 6, ông Cù Huy Hà Vũ và bà H.L.N.Q trong tư thế rất “riêng tư”.

Kiểm tra hành lý trong phòng, lực lượng chức năng phát hiện trong valy nhỏ đựng 1 máy tính xách tay chứa nhiều dữ liệu quan trọng và tư trang quần áo. Cơ quan công an đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Vũ và bà Q. ngay tại khách sạn, có sự chứng kiến và ký tên của chủ khách sạn.

Tuy nhiên, chỉ có cô Q. ký xác nhận, còn ông Cù Huy Hà Vũ có thái độ bất hợp tác, hành hung người thi hành công vụ. Sau khi hoàn tất thủ tục biên bản vi phạm hành chính, cơ quan chức năng đã đưa các đối tượng về trụ sở công an phường làm việc.

Chiều cùng ngày, tại ngôi biệt thự số 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội – nơi cư ngụ của gia đình ông Hà Vũ, cơ quan chức năng đã thực hiện lệnh khám xét. Lực lượng công an được bố trí chốt chặn 2 đầu cửa ra vào
ngôi biệt thự kiểu Pháp. Mọi chi tiết khám xét đều được giữ kín.

Ông Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, là con trai của nhà thơ Huy Cận và là con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu. Mẹ của ông là bà Ngô Thị Xuân Như, em ruột nhà thơ Xuân Diệu.

Ông Cù Huy Hà Vũ từng được biết đến với việc nộp đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ VHTT hồi năm 2006.

Ông Cù Huy Hà Vũ cũng được nhiều người biết đến với danh xưng là luật sư. Tuy nhiên, tháng 7/2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có văn bản khẳng định: Ông Cù Huy Hà Vũ không phải là luật sư.
Theo TTXVN, tháng 7/2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có Văn bản số 15/LĐLSVN về thông tin liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ như sau:

Vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin “Luật sư Cù Huy Hà Vũ có đơn gửi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội khởi kiện Quyết định số 167/2007/QĐ – TTg ngày 1/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 – 2015”.

Về thông tin này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam khẳng định: Ông Cù Huy Hà Vũ không phải là luật sư. Về Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ, Văn phòng này được thành lập và đăng ký hoạt động ngày 9/4/2007 do luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (vợ ông Cù Huy Hà Vũ) làm Trưởng Văn phòng lấy tên là Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ có trụ sở ở số 24 đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

PV

_______________________________________________

(tin thêm)

Chiều 5/11, theo một nguồn tin riêng của VietNamNet, cơ quan An ninh Điều tra, Bộ công an phía Nam đang tạm giữ hình sự đối với ông Cù Huy Hà Vũ (SN 1957, ngụ 24 phố Điện Biên Phủ, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội, là Tiến sĩ luật).

Được biết, ngay trong chiều 5/11 công tác khám xét nhà của ông Vũ được cơ quan an ninh tiến hành tại Hà Nội.

Được biết, việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ diễn ra tại Q.6, TP.HCM. Theo nguồn tin của VietNamNet, có khả năng ông Vũ sẽ bị điều tra, xử lý về hành vi hành hung người thi hành công vụ.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 0h sáng 5/11 lực lượng công an P.11, Q.6, TP.HCM đã tiến hành kiểm tra hành chính đối với khách sạn Mạch Lâm, tại số 28 đường số 10, P.11, Q.6. Tại phòng 101 của khách sạn này lực lượng công an đã phát hiện 1 đôi nam nữ.

Kiểm tra hiện trường ban đầu cơ quan công an xác định, trong phòng có 2 bao cao su đã qua sử dụng cùng nhiều tài sản, tư trang cá nhân. Người đàn ông cởi trần, chỉ mặc quần lót được xác định là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và người nữ được xác định là bà H.L.N.Q. (ngụ Q.6, TP.HCM, là luật sư thuộc Hội luật gia TP.HCM).

Khi cơ quan công an lập biên bản, chỉ có bà Q. ký tên xác nhận. Riêng ông Cù Huy Hà Vũ không chịu ký vào biên bản vi phạm, có thái độ bất hợp tác và hành hung người thi hành công vụ.

Sau khi lập biên bản, công an P.11, Q.6 đã đưa 2 người nói trên về trụ sở đề làm việc. Nhưng lúc này cả 2 người đã cương quyết chống đối, không chịu hợp tác khai báo.

Ông Cù Huy Hà Vũ có bằng thạc sỹ văn chương và là tiến sĩ luật tại Pháp. Ông là con của nhà thơ Cù Huy Cận – nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa, từng là Bộ trưởng phụ trách Văn hóa Thông tin của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Ông Vũ cũng là con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu.

Năm 2006, ông Vũ lại tiếp tục khởi kiện kiện album chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh vì cho rằng “vi phạm quyền nhân thân” các tác giả nhạc cổ điển khi đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm của họ trong album này.

Cũng trong năm 2006, ông Cù Huy Hà Vũ nộp đơn xin tự ứng cử chức vụ Bộ trường Bộ Văn hóa Thông tin.

Đ.Đ – T.N
______________________________________________________

Posted in Chuyện pháp luật, Chuyện xã hội, Thuần phong mĩ tục | Thẻ: , , , | Leave a Comment »