NGÔN NGỮ & VĂN HÓA

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Archive for the ‘Chuyện Sinh học’ Category

Hệ lụy từ tình trạng dương thịnh

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Bảy 10, 2011

– Các nghiên cứu về tình trạng “quang côn” (guang gun – gậy trơ trụi, những người đàn ông không lập được gia đình) ở Trung Quốc cho rằng đây là đường dẫn tới tội phạm, giặc cướp, bất ổn, ở quốc nội và gây chiến. Theo kết quả khảo sát thì Việt Nam cũng sẽ là đất nước có nhiều đàn ông không tìm được vợ.

Chuông báo động từ Nga

Dưới đầu đề “Báo chí xôn xao về mất cân bằng giới tính ở Trung quốc”(1) báo của ngành nhân khẩu học ở Nga năm 2005 giới thiệu một tổng quan về tình trạng này ở Trung Quốc, với những cảnh báo mà hôm nay nhìn lại, tỏ ra chính xác(2).

Nhiều học giả Nga (và phương Tây) đổ lỗi cho quốc sách “mỗi gia đình chỉ sinh một con” mà chính quyền Trung Quốc đã ban hành năm 1979 là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chính sách ấy khá cứng rắn: nếu sinh con thứ hai, gia đình sẽ bị phạt nặng. Bắc Kinh dự kiến rằng tới năm 2000, dân số Trung quốc sẽ chỉ lên tới 1,2 tỉ người. (Tuy nhiên, vào khoảng giao thừa thiên nhiên kỷ mới, dân Đại lục đã lên tới 1,3 tỷ nhân khẩu).

Dương thịnh song hành với tội phạm

Tạp chí Trung Quốc Beijing Luntan năm 1997(3) cho biết, tình trạng thừa đàn ông đã trở thành đường dẫn cho các tội phạm như “cưỡng hôn, bắt cóc cô dâu, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, mua bán dâm, cưỡng hiếp …”. Mua bán, bắt cóc phụ nữ đã trở thành chuyện thường ngày ở nông thôn trong khi nạn mãi dâm hoành hành ở các đô thị.

Tỷ lệ phạm tội đã tăng gấp ba lần trong 20 năm tính đến đầu năm 2004, với số tội phạm nghiêm trọng tiến gần đến con số một triệu được ghi nhận chỉ trong ba tháng đầu năm 2004. Đa số thủ phạm của các vụ trọng án là thanh niên độc thân và bất mãn về địa vị này của mình trong cộng đồng (4).

Guang gun – mối đe dọa an ninh thế giới

Năm 2002, Hãng thông tấn Lenta của Nga từng cảnh báo rằng, tình trạng thiếu đàn bà có thể khiến “Trung Quốc gây xung đột”, để “giải quyết nạn thừa đàn ông”(5).

Các nhà Trung Quốc học phương Tây cũng đã nghiên cứu vấn đề này khá công phu. Năm 2004, NXB MIT Press xuất bản cuốn sách Nạn Guang gun: nguy cơ từ châu Á (‘Bare Branches’ and Danger in Asia (2004)(6) của Valerie Hudson và Andrea den Boer. Sách được giải Otis Dudley Duncan Award của Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ (ASA).

Trong từ điển, Guang gun là đàn ông độc thân, cô đơn, ế vợ. Gun (côn) là cây gậy dùng để đánh nhau, guang (quang) là trần trụi. Tiếng Anh dịch thành Bare Branches, cành không lá, không đâm chồi nảy lộc, không hoa. Guang gun hay Bare branches hôm nay trở thành một thuật ngữ quốc tế chỉ tình trạng thừa đàn ông không đính hôn ở Trung Quốc đang ngày một gây lo âu cho an ninh toàn cầu(7).

Chuyện gì sẽ xảy ra với một xã hội có quá nhiều đàn ông? Hudson và Boer biện luận rằng, về phương diện lịch sử, một tỷ lệ chênh lệch quá cao giữa đàn ông và đàn bà sẽ thành cò súng làm nổ bùng bạo lực. Phần lớn tội phạm có yếu tố bạo lực là do nam thanh niên không được ràng buộc ổn định về địa vị xã hội gây ra.

Dù đây không phải là một quan hệ nhân – quả trực tiếp, nhưng xưa nay, sự dư thừa đàn ông thường có vai trò quyết định trong cách hành xử thiên về vũ lực trong cộng đồng. Các chính quyền thường xử lý tình trạng này bằng cách động viên số nam giới dư thừa vào các chiến dịch quân sự và các đại công trình có độ rủi ro cao.

Sách Nạn Guang gun: nguy cơ từ châu Á phản ánh nỗi khổ, sự bế tắc của những Guang gun – những chàng trai nghèo không lập được gia đình. Nạn Guang gun có xuất phát điểm từ một truyền thống phân biệt đối xử do giới tính – một thực tại đã tước đoạt quyền sống của vô vàn bé gái ở Trung Quốc và một số các quốc gia châu Á khác.

Các tác giả cho rằng nạn Guang gun đe doạ ổn định khu vực và an ninh thế giới trong thế kỷ 21. Sách của Hudson và Boer được xem là một công trình khoa học công phu, nghiêm túc, được sách báo về an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương trích dẫn thường xuyên.

Các tác giả phương Tây khác cho rằng vẫn khá phổ biến tình trạng các em gái bị giết(8) trước khi chào đời (phá thai sau khi nhận biết được giới tính), hoặc thậm chí bị giết sau khi lọt lòng(9).

Trận hồng thuỷ Guang gun

Bài “Quá thừa đàn ông, thiếu đàn bà” trên báo Times(10) cho biết sách báo cũng đánh giá đội ngũ Guang gun ở châu Á là khoảng 110 triệu ở thời điểm giao thời giữa hai thiên niên kỷ.

Trong bài “Thừa đàn ông – thiếu hoà bình” tác giả J. Power dẫn Thống kê dân số Trung Quốc năm 2009, cho hay đang có một sự thiếu cân bằng rất nghiêm trọng về tỷ lệ sinh đẻ: 117 bé trai so với 100 bé gái. Ở tỉnh Hải Nam tỷ lệ này là 135/100. Hiện nay, có tới 97% người chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 28 – 49 là đàn ông(11).

Các học giả cho hay các khu vực có màu đỏ rất sậm (tỉ lệ sinh đẻ là trên 150 bé trai/100 bé gái), đỏ sậm (tỷ lệ này là 140 – 150/100), đỏ (130 – 140), cũng như bức trang toàn cảnh về lệch cân bằng giới tính (skewed sex ratio) ở Trung Quốc vẫn ngày một xấu đi.

Các bài viết đều cho rằng, tựa như trong lịch sử, các băng nhóm đi ăn cướp do thiếu đàn bà (womanless bandits) vẫn đang giăng một màn đêm u ám trên đất nước Trung Hoa hôm nay. Các cách giải quyết của Bắc Kinh vẫn khá “quẩn quanh”, cho những Guang gun này phục vụ trong các lực lượng cảnh sát để trị những Guang gun khác, hoặc đưa đi các vùng xa Bắc Kinh, Thượng Hải… để khỏi gây mất an ninh cho các đô thị; hoặc ngược lại đưa đi làm công một cách đại trà ở các nước khác, trong một quá trình về thực chất là di dân. Ngày càng có quan ngại về bất ổn do hàng vạn đàn ông “không gia đình” từ Trung Quốc trôi dạt khắp nơi.

Nhưng như tác giả Paul Wiseman dự báo trên tờ USA Today(12) ngay từ đầu thế kỷ, là nếu Bắc Kinh vẫn không tìm được lối thoát cho tình trạng thừa đàn ông, sẽ vẫn phải đi vào chốn đoạn trường, là tìm kiếm xung đột với các nước láng giềng. Paul Wiseman và các tác giả khác đều cho rằng các biện pháp độc đoán buộc phải áp dụng nhằm khắc phục nạn Guang gun sẽ gây khó khăn cho Trung Hoa trong việc tiến tới nấc thang phát triển cao hơn(13).

Nơi Guang gun nổi dậy nay lại đỏ sậm

Nhìn vào bản đồ mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc, ta như nghe thấy tiếng vọng của bài giảng thời còn học phổ thông về các cuộc nổi dậy lớn ở Trung Hoa nửa cuối thế kỷ 19. Thời đó có khoảng 25% đàn ông Trung Quốc không lấy được vợ . Để so sánh, hôm nay các số liệu cho hay cứ 5 người đàn ông Trung quốc thì một người không/chưa lập gia đình.

Tại các tỉnh nằm phía tây bắc bán đảo Hoa Đông (hiện chứa nhiều vệt màu đỏ sậm trên bản đồ mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc) vào thời khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc từng đạt tới tỷ lệ khoảng 130 đàn ông trên 100 đàn bà. Các nhà Trung Quốc học như Hudson và Boer khẳng định rằng sự lệch cân bằng giới này đã bùng phát cuộc nổi loạn Niệm mà báo chí bằng nhiều thứ tiếng về chủ đề Guang gun đều nhắc đến.

Trong suốt ba mươi năm từ giữa thế kỷ 19, khoảng 10 vạn Guang gun thuộc Niệm quân đã chiếm vùng chứa 6 triệu dân ở Hoài Bắc. Dù cuộc nổi dậy này bị dập tắt, sử gia cho rằng nó là một trong những yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của triều đình Mãn Thanh về sau.

Chú thích:

1. http://demoscope.ru/weekly/2005/0191/gazeta04.php
2. http://www.newsland.ru/News/Detail/id/441551/cat/42/
3. http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/article448270.ece
4. http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/article448270.ece
5. http://www.lenta.ru/world/2002/06/19/china/
6. http://www.amazon.com/Bare-Branches-Implications-Population-International/dp/0262083256
7. http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/article448270.ece
8. http://www.nzherald.co.nz/world/news/article.cfm?c_id=2&objectid=10430539.
9. Sách Thông điệp của người mẹ Trung quốc vô danh (Message from an Unknown Chinese Mother), của Xinran Xue, NXB Chatto & Windus (2010).
10. http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/article448270.ece
11. http://www.transnational.org/Columns_Power/2009/46.SurplusMen.html
12. http://www.usatoday.com/news/world/2002/06/19/china-usat.htm
13. Chẳng hạn: http://www.timesonline.co.uk/tol/life_and_style/article448270.ece
Và một số nguồn tiếng Nga

theo Lê Đỗ Huy (tổng hợp)
___________________________________________________________________

Posted in Chuyện Sinh học, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước, Thế giới tự nhiên | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Hoa mù cua trở thành tai họa

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Sáu 12, 2011

SGTT.VN – Một chút thi vị của người dân thành phố Trà Vinh trong những mùa hoa sữa đầu tiên bây giờ không còn nữa. Thay vào đó là nỗi ám ảnh ngột ngạt mỗi bận hoa sữa rộ mùa. Hết chịu nổi, dân đòi đi kiện vì theo họ, hương hoa sữa nay là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến không gian sống của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em.

Hoa sữa thơm hay hôi?

Với khoảng 700 cây cổ thụ và hàng vạn cây xanh khác gồm nhiều loài, trong đó có cả những loài có giá trị cao: vàng anh, sao, dầu, giá tị… khiến Trà Vinh trở thành đô thị xanh hấp dẫn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Duy trì và làm đậm thêm nét văn hoá cây xanh này, hơn mười năm trước Trà Vinh bắt đầu thực hiện kế hoạch trồng những loài cây có hoa thơm. Thoạt đầu, nhiều người lấy làm ngây ngất với mục tiêu mang hương hoa thủ đô về với tỉnh ven biển này đã thành hiện thực. Cây hoa sữa (còn được gọi cây mù cua) đã có mặt ở một số tuyến đường nội ô thành phố Trà Vinh: đường Quang Trung, Hùng Vương…; thị trấn Càng Long; ngay cả ven quốc lộ 53 đoạn đi qua thị trấn Cầu Ngang mấy năm nay cũng đã đậm đà hương mù cua mỗi độ hoa rộ (từ tháng 5 đến tháng 9).
Vậy rồi mục tiêu ban đầu sớm đổ vỡ khi không gian sống ngày càng ngột ngạt mỗi mùa hoa rộ nở.

Ông Sáu Hồng ở đường Quang Trung bức xúc, chuyện này người dân đã lên tiếng từ nhiều năm nay nhưng biện pháp được đưa ra của cơ quan hữu trách chỉ là chặt bớt nhánh cây để giảm số lượng hoa. Theo ông Sáu Hồng, việc làm này chỉ là đối phó chứ chưa thật sự hiệu quả, mùa hoa tới người dân vẫn cứ phải sống trong cảnh ngột ngạt, đặc biệt trong những ngày khô nóng mà trời đứng gió hay lúc đêm về. Ông Tư Long, một viên chức ở thành phố Trà Vinh cũng thôi không còn ngây ngất hương hoa Hà thành tại xứ mình nữa. Theo ông, mùa hoa nở rộ người đi đường thường tránh đi qua các tuyến đường có nhiều cây hoa sữa. Nếu lỡ buộc phải đi qua ai cũng phải nín mũi vượt nhanh qua khoảng không gian đặc quánh mùi hoa sữa đó. Ông Lê Văn Mận ở đường Quang Trung kể lể, nếu như cách làm lúc đầu được tính tới là trồng xen những loại cây có hoa tạo chút hương thơm cho đô thị này thì đâu đến nỗi ngột ngạt như hiện tại. Làm mà không tính bây giờ dân lãnh đủ, còn nếu chặt bỏ đi thì lãng phí của công, ông Mận tiếc rẻ nói.

Lén lút chặt bỏ và dọa kiện Chính quyền

Bên cạnh việc lén lút chặt bỏ hoa sữa và gửi đơn đến các nơi đề nghị đốn bỏ loài cây này, người dân Trà Vinh còn phản ảnh lên bàn nghị trường nhưng hoa sữa vẫn “nồng nàn đầu phố đêm đêm”. Cuối cùng, họ tuyên bố sẽ kiện cơ quan chức năng nào đã trồng hoa sữa.

Giám đốc công ty Công trình công cộng đô thị tỉnh Trà Vinh – ông Hồ Văn Trí – thừa nhận, ý tưởng ban đầu là để có hương thơm thoang thoảng trong phố thị. Nào ngờ trồng nhiều quá nên mùi thơm trở nên đậm đặc, cư dân trên tuyến đường không chịu được nên họ phản ảnh. Trước thực tế đó, ông Hồ Văn Trí cho biết, đơn vị đã có kiến nghị hạ bỏ loại cây này để đảm bảo không gian sống cho dân. UBND tỉnh Trà Vinh cũng đã có chỉ đạo phòng Quản lý đô thị xử lý theo phản ảnh của người dân.

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, mùi hoa sữa là tác nhân gây cơ chế dị ứng, hiện nay y học chỉ giúp sức phần nào cho các cơ chế gây dị ứng, còn về lâu dài thì bỏ đi tác nhân gây bệnh mới là điều đáng quan tâm. “Vì sức khoẻ của người dân, tôi nghĩ chính quyền nên thay thế hoa sữa bằng một loại cây khác vừa cho bóng mát, vừa không có mùi gắt như hoa sữa”, ông Nghĩa nói.

Luật sư Đỗ Biên Thuỳ, đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, người dân muốn kiện thì phải xác định được hoa sữa là tác nhân gây tổn hại đến sức khoẻ, hoặc tinh thần của mình. Muốn thu thập chứng cứ này, người dân phải nhờ đến một cơ quan giám định có chuyên môn về thực vật để xem danh mục cây hoa sữa có phải là gây bệnh cho họ hay không. Sau đó, từ những chứng cứ này, họ mới có thể kiện đơn vị cho trồng cây hoa sữa trên đường phố ra toà để đòi bồi thường hoặc loại bỏ cây.

[Theo tài liệu, cây hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris, phân bố nhiều ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ… và Việt Nam. Đây là loài hoa có thân cao, hoa nở trắng và rất thơm. Mùi hoa sữa là tác nhân gây cơ chế dị ứng làm người dân bị viêm xoang, viêm mũi hoặc suyễn. Đây là những chứng bệnh gây khó chịu và nguy hiểm với sức khoẻ con người. Thực chất của mùi hoa sữa khi trồng dày thì không còn là hương thơm nữa, mà trở nên rất gắt. Hầu như khó ai chịu nổi mùi hoa này. Mỗi năm hoa sữa chỉ nở độ một tháng rồi tàn, nên nếu có điều kiện thì người dân nên đi du lịch để tránh, nếu không phải chặt bỏ cây!

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa,
T. Nhã ghi]

theo Ngọc Tùng
___________________________________________________________

Posted in Chuyện môi trường, Chuyện pháp luật, Chuyện Sinh học, Chuyện xã hội, Chuyện đô thị, Thế giới tự nhiên | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Nguồn dược liệu quý: Nguy cơ tuyệt chủng

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Sáu 3, 2011

Nguyễn Mỹ Hà

– Nhiều người dân dù sống ngay cạnh kho “vàng xanh” lại không hề biết công dụng của nó, nên đã không ngần ngại khai thác theo kiểu tận diệt.

Vùng núi phía Bắc nước ta được ví như kho “vàng xanh” khổng lồ với rất nhiều loại dược liệu quý, có công dụng chữa bệnh hơn hẳn cây thuốc mọc ở những vùng khác nhờ được thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên, kho dược liệu ấy đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt bởi hoạt động khai thác quá mức suốt hơn chục năm trở lại đây. Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết của chính sách bảo tồn nguồn gen quý dược liệu.

Nếu ai có dịp đi qua dãy núi Hoàng Liên Sơn hẳn không thể không ấn tượng trước vẻ đẹp của những mảnh rừng nguyên sinh hùng vĩ, nơi trú ngụ của không chỉ những cây gỗ quý mà còn của rất nhiều loài dược liệu vào hàng quý hiếm trên thế giới.

Giới chuyên gia nhận định: những cây thuốc mọc ở đây nhờ những điều kiện thiên nhiên ưu đãi. Cùng một vị thuốc được trồng ở hai vùng khác nhau thì vị thuốc được trồng ở vùng núi Hoàng Liên Sơn tích tụ được những dưỡng chất và sinh khí tốt nhất và có công dụng chữa khỏi bệnh nhanh nhất. Vì vậy, sẽ là không quá khi cho rằng nơi đây sở hữu cả kho “vàng xanh” – nguồn gen dược liệu quý có khả năng giúp thoát nghèo cho những cộng đồng dân cư nơi đây.

Tuy nhiên, đáng buồn thay, đó lại là câu chuyện của gần 20 năm về trước. Ước tính, đã có hàng tấn dược liệu được xuất lậu qua biên giới theo kiểu thủ công trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều người dân dù sống ngay cạnh “kho vàng” – là nguồn dược liệu quý lại không hề biết công dụng của nó, chỉ thấy được thu mua tại chỗ với giá cao nên đã không ngần ngại khai thác theo kiểu “chặt tận gốc, nhổ cả rễ”. Giảo cổ lam, hoàng tinh vàng, củ bình vôi trắng, huyết đằng… những cây dược liệu được xem là thế mạnh của Việt Nam cứ lần lượt bị khai thác tận diệt như thế.

Không chỉ ở kho dược liệu quý Hoàng Liên Sơn, vùng dược liệu Cao Bằng cũng cùng chung số phận. Không phải ngẫu nhiên mà ở tỉnh miền núi Đông Bắc này có tới hơn 800 thầy thuốc Đông y biết sử dụng những bài thuốc bí truyền từ đông dược để chữa bệnh trong dân gian. Đây là nơi mà thiên nhiên ưu đãi tới hơn 600 loài cây dược liệu quý, chữa được nhiều bệnh khác nhau từ nhóm điều trị ngoại khoa, sản khoa cho đến những loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, trừ virus, điều trị và hỗ trợ ung thư gan… Vậy mà tại tỉnh này, mỗi năm cũng có tới 300.000 – 500.000 tấn dược liệu được khai thác và bán cho đầu nậu rồi xuất qua biên giới.

Kiểu khai thác tận diệt trên đang khiến cho những thầy thuốc Đông y truyền thống không dễ tìm được những cây thuốc quý vốn có mặt trong các bài thuốc bí truyền. Một nghịch lý đã xảy ra: từng sở hữu những loài dược liệu thế mạnh, vậy mà Việt Nam giờ phải nhập khẩu trở lại tới 45 loài thuộc loại này như bồ công anh, hoắc hương, xạ can, cẩu tích… phục vụ sản xuất thuốc trong nước.

Câu chuyện khai thác tận diệt tài nguyên dược liệu quý này không phải bây giờ mới thấy. Chúng ta từng chứng kiến những đợt khai thác tận diệt với cái “bẫy” thu mua nhiều loài động vật với giá cao như sừng trâu, rắn… Vì cái lợi trước mắt, nhiều người vẫn dính “bẫy” để lĩnh lấy những hậu quả lâu dài về sinh thái.

“Muộn còn hơn không”, sau nhiều năm chứng kiến nghịch lý từ sự khai thác tận diệt nhiều nguồn dược liệu quý, Viện Dược liệu TW cuối cùng đã triển khai được hai dự án “Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc” và dự án “Bảo tồn cây thuốc y học cổ truyền” với kế hoạch bảo tồn tới 730 loài cây thuốc; đồng thời đánh giá chi tiết và lập lý lịch giống cho 200 loài, trong đó có nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rõ ràng, đó là những nỗ lực đầu tiên trong hành trình bảo tồn nguồn gen dược liệu quý, nhưng xem ra nỗ lực này khó thành công nếu không có sự vào cuộc của từng địa phương – nơi sở hữu những kho “vàng xanh” có khả năng xoá nghèo cho những vùng dân cư quanh đó.
Không thể có hành động đúng nếu nhận thức chưa đúng tầm. Dược liệu là một nguồn tài nguyên và tài nguyên đó cần phải được bảo tồn, phát huy vì sự phát triển của cộng đồng và địa phương và làm sao để cân bằng giữa bảo tồn và khai thác.

Những ai từng dõi theo các cuộc đàm phán thương mại đa phương hẳn đã biết: trong những cuộc cãi vã căng thẳng về thương mại toàn cầu, có hai điều mà các nước nghèo cần nhất từ những nước giàu: đó là cắt giảm hàng rào thuế quan và giảm lợi nhuận từ các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, hỗ trợ giá thuốc cho các nước nghèo. Đổi lại là những điều kiện ngặt nghèo về thuế quan và mở cửa thị trường. Biết vậy để đừng khiến mình nghèo đi giữa kho “vàng xanh” mà thiên nhiên ban tặng./.

___________________________________________________

Posted in Chuyện môi trường, Chuyện Sinh học, Chuyện đất nước, Kinh tế | Thẻ: , , | 1 Comment »

Gỗ Ngọc Am: Chuyện thật hay đồn thổi?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 21, 2011

– Mấy năm gần đây, các đại gia khắp trong và ngoài nước “tung tiền” cho người đến một cánh rừng rậm của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) để “săn” gỗ Ngọc Am về dùng để ướp xác. Chưa biết công dụng thực của loại gỗ quý này thế nào nhưng trong giới buôn gỗ luôn có một “luật ngầm” nhằm sở hữu dù chỉ một lượng nhỏ loại gỗ đã đi vào huyền tích.

Huyền tích hay sự thật?

Gỗ Ngọc Am từ lâu đã trở thành huyền tích bởi công dụng của tinh dầu có thể ướp xác người hàng ngàn năm không bị mối mọt. Không biết đó là câu chuyện có thật hay chỉ là những lời đồn thổi của giới buôn gỗ chuyên nghiệp vùng Hoàng Su Phì để thực hiện mánh lới làm ăn. Nhưng sự thật đang diễn ra hiển nhiên là người Trung Quốc vẫn trả giá cao khi ai đó có gỗ Ngọc Am để bán.

Một tay buôn gỗ nổi tiếng ở Hà Giang tên Quý trong chuyến vào rừng Hoàng Su Phì cùng chúng tôi kể lại rằng, năm 1998, Quý cùng một đệ tử vào rừng tìm thấy một khúc gỗ có mùi thơm lạ lùng, để trong nhà thì muỗi lẫn mối mọt không bén mảng tới. Trong một lần đưa người bạn Trung Quốc về nhà dùng tiệc, người bạn này bỗng trợn tròn mắt khi thấy khúc gỗ đó. Anh ta đã mua nó với giá 20 triệu đồng. Mãi sau này gặp lại người bạn ấy mới biết, anh ta mua về để bán cho một đại gia người Quảng Tây dùng để chiết xuất lấy tinh dầu ướp xác ông bố sắp… “chầu trời”.

Gỗ dùng để ướp xác?

Nói đoạn, Quý chép miệng bảo tiếc ngẩn ngơ vì mình đã không nhận ra loại gỗ quý này. Từ ấy đến nay, Quý dung nạp thêm gần 50 đệ tử chuyên đi rừng tìm Ngọc Am nhưng đều thất bại. Hoặc có thành công cũng chỉ một lượng nhỏ đủ bán cho các đại gia trong nước dùng để trang trí hay làm gì đó mà chính Quý cũng không hiểu.

Quý còn cho hay, từ năm 2000 đến nay anh và đám “săn” gỗ đã lục tung cả cánh rừng rậm ở Hoàng Su Phì và các huyện lân cận để tìm Ngọc Am. Nhưng anh cũng thành thật: “Hình như loại gỗ này chỉ xuất hiện với người nào có duyên với nó. Năm ngoái có người vào rừng kiếm củi đã lấy được cả tạ Ngọc Am và bán với giá rất cao…”.

Một người bạn của Quý là Lý Vương Thành được mệnh danh là “kỹ sư gỗ” chuyên đi tìm Ngọc Am nhưng chẳng mấy khi gặp. Thành bật mí, đa phần dầu Ngọc Am trên thị trường hiện nay đều là giả, chiết xuất tinh dầu loại gỗ này không đơn giản như các loại gỗ khác. Hơn nữa, nguyên liệu cực hiếm nên việc làm giả là chuyện khó tránh khỏi. Chính Thành từng mua tinh dầu của cây Pơ Mu với giá rất rẻ, sau đó trộn với một ít tinh dầu Ngọc Am rồi quảng cáo bán. Thành cũng cho hay, những người làm tinh dầu Ngọc Am giả phần lớn ở đất Hà Giang chứ không đâu xa lạ, bởi đây là vùng đất cuối cùng sót lại loài gỗ quý hiếm này.

Gỗ Ngọc Am và cuộc săn lùng

Theo thông tin của Quý, hiện nay, tại cửa khẩu Lao Chải, huyện Vị Xuyên thường có những chuyến hàng Ngọc Am “tuồn” sang biên giới nước bạn. Các nhóm buôn Ngọc Am rất tinh vi, họ chuyển qua sát biên giới rồi thuê cửu vạn đưa sang Trung Quốc. Nếu chuyến hàng thành công, mỗi kg Ngọc Am cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng.

Chúng tôi lập tức có mặt tại cửa khẩu Lao Chải để “mục sở thị” nhưng không thành công. Men theo cửa khẩu, chúng tôi đi dọc đường biên giới “rình” các cửu vạn vác hàng qua Trung Quốc nhưng rất hiếm. Gặp vài ba nhóm cửu vạn thì phát hiện họ chuyển mì chính từ Trung Quốc về chứ không có chuyện chuyển Ngọc Am từ biên giới sang.

Một nguồn tin nữa chúng tôi có được là tại sân của trạm kiểm soát Lao Chải có một khúc Ngọc Am rất quý, mùi thơm rất lạ lùng và đang là “tầm ngắm” của các tay “săn” gỗ chuyên nghiệp. Ngược biên giới, đi bộ về trạm kiểm soát, chưa kịp hỏi thăm cán bộ biên phòng, chúng tôi đã thấy một khúc gỗ đúng như thông tin “cấp báo”. Đó là khúc gỗ không phải là lớn nhưng có mùi thơm gần như trầm hương.

Ngọc Am chỉ là củi?

Một cán bộ biên phòng trẻ cho biết hầu hết Ngọc Am xuất hiện ở Lao Chải và đều bị biến thành… củi đốt chứ không phải cái gì quý giá. Anh cán bộ này giải thích: “Ở vùng này người ta không coi trọng gỗ này, không biết đó là gì nên đem đốt, chúng tôi cũng chưa bắt được vụ nào vận chuyển Ngọc Am qua biên giới…”.

Theo lời anh cán bộ có lý khi chúng tôi đến UBND xã Lao Chải thì phát hiện một số người dân buộc gỗ Ngọc Am sau xe máy. Khúc gỗ trên xe đã bị cháy đen một góc và không biết họ chuyển lên UBND xã để làm gì, chỉ biết rằng họ đem lên rồi lại đem về cho vào bếp làm củi nấu cơm, nấu nước.

Đứng trước nhiều thông tin về loại gỗ quý này, chúng tôi đem chuyện hỏi Lý Vương Thành về giá cả 1kg gỗ Ngọc Am. Sau một hồi suy nghĩ, Thành cho biết, nếu có Ngọc Am thật thì anh sẽ không ngại khi trả giá 1 triệu đồng/kg. 1kg ấy đem về chiết xuất ra tinh dầu rồi pha chế bán cũng đã quá hời.

Thành cho biết thêm, năm 2003 khi đến Hoàng Su Phì tìm gỗ nhưng cả tháng trời không thấy một mẩu. Đang khi nản trí thì bắt gặp một tấm ván đậy từ một chiếc quan tài để lại. Tấm ván bị chôn dưới đất lâu ngày nhưng mùi thơm vẫn nguyên vẹn nên Thành đem về bán với giá 30 triệu đồng. “Thời điểm đó bán quá rẻ chứ nếu như bây giờ thì phải được gấp đôi, gấp ba…”.

Trừ tà hay độc tính chết người?

Tại Hà Nội và các thành phố lớn mấy năm nay có “phong trào” mua gỗ lũa Ngọc Am về trưng bày để khẳng định mình có tiền. Họ còn mua nó về để trừ tà là vì có nhứng lời đồn thổi gỗ Ngọc Am mang nhiều linh khí có thể xua đuổi ma quỷ.

Trong khi các đại gia vẫn đang ráo riết tung tiền “săn” gỗ Ngọc Am, các cánh buôn gỗ lậu vẫn đang ngày đêm tìm kiếm rình mò trong các cánh rừng ở Hoàng Su Phì và giá cả Ngọc Am ngày một tăng giá chóng mặt theo những lời đồn thổi… thì chúng ta vẫn chưa có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ nào về tác dụng thực của loại gỗ này. Chỉ biết rằng, các cánh rừng được cho là sót lại gỗ Ngọc Am đang bị lục tung và nguy cơ loài gỗ quý này biến mất không phải chuyện xa vời.

Các nhà khoa học của Nhật Bản sau khi nghiên cứu tinh dầu Ngọc Am đã kết luận, tinh dầu Ngọc Am có độc tính với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật nên gỗ và dầu Ngọc Am chỉ có thích hợp cho việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp theo kinh nghiệm của người xưa. Đó cũng là lý do vì sao trước đây người ta không làm các đồ vật bằng loại gỗ này bởi độc tính quá cao.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết: “Những bộ quần áo của xác ướp vườn đào Nhật Tân (Hà Nội) khi để vào trong phòng kín, chỉ sau một đêm, tất cả muỗi và côn trùng trong phòng chết hết. Điều đó chứng tỏ dầu Ngọc Am có tính kháng khuẩn và độc tính cao…”.

Theo Trần Hòa
_____________________________________________________

.

Posted in Chuyện môi trường, Chuyện Sinh học, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Thú lạ Quảng Ngãi: Chính quyền đầu hàng?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 14, 2011

Câu chuyện mãnh thú chuyên giết chó nhà ăn nội tạng đãng gây nhiều loại lắng cho nhân dân thôn Sơn Trà tỉnh Quảng Ngãi. Lực lượng kiểm lâm đã tổ chức một cuộc săn lùng khá quy mô nhưng không phát hiện được gì. Vậy, đây là tin đồn nhảm của dân hay sự bất lực của địa phương?

Dừng cuộc săn “thú lạ”

Chiều nay lực lượng kiểm lâm đã rút quân, dừng việc săn tìm “thú lạ” nghi ngờ cắn chết chó nuôi của người dân thôn Sơn Trà, xã Bình Đông (Quảng Ngãi), sau 4 ngày đêm theo dõi khu vực núi Đình và gành đá ven làng.

Trao đổi với phóng viên VnExpress.net, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Ngãi Nguyễn Văn Hân cho biết, dù đã huy động chó nghiệp vụ, kiểm lâm phối hợp cùng trinh sát biên phòng, dân quân tự vệ địa phương để săn tìm con thú nhưng hiện vẫn chưa phát hiện được con thú nào khả nghi. Sau 4 ngày tìm kiếm không thành công, các lực lượng quyết định dừng cuộc săn.

Theo ông Hân, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thể kết luận chắc chắn loài thú gì tấn công chó nuôi những ngày qua, nếu chỉ căn cứ vào dấu chân thú để lại trên bờ cát.

“Nhiều khả năng con thú đã di chuyển đến vùng khác nên không còn thấy dấu tích nào ở địa phương trong 2 ngày nay”, ông Phan Hòa, Chủ tịch UBND xã Bình Đông phán đoán.

Những ngày trước, nhiều con chó nuôi của người dân làng Sơn Trà bị chết một cách bí ẩn, trong tình trạng mất đầu và mất lục phủ ngũ tạng. Người địa phương cho biết nhìn thấy một con thú lạ ước chừng nặng khoảng 40 kg, đen trũi, lảng vảng ở khu vực dân cư và làm cho lũ chó hoảng sợ chạy trốn. Người ta còn nhìn thấy dấu những vết chân giống như mèo nhưng lớn hơn gấp 7-8 lần trên bãi cát ven biển, vào các đêm có chó bị tấn công.

Người dân nghi ngờ dã thú ẩn nấp ở núi Đình hoặc các hang hốc bên gành đá, đêm đến vào làng cắn chết chó. Cuộc sống đảo lộn, dân chúng hoang mang lo sợ. Chính quyền địa phương phải phát loa khuyến cáo người dân không ra ngoài ban đêm, không đến gần núi Đình.

Những cuộc săn thú lạ với chó nghiệp vụ cũng đã được lực lượng chức năng phối hợp tổ chức. Dựa vào vết chân lạ để lại, nhiều giả thuyết cho rằng thủ phạm tấn công chó là gấu, cọp hoặc beo đốm xổng chuồng từ cơ sở nuôi nhốt động vật trái phép hoang dã nào đó. Thậm chí không loại trừ khả năng chó becgie cỡ lớn. Tuy nhiên hiện cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức khi chưa tìm thấy con vật.

Kiểm tra kỹ dấu chân thú lạ trên cát, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi nhận định có thể đây chỉ là dấu chân chó bẹc-giê của gia đình nào đó đã chạy ra ngoài.

Chủ tịch UBND xã Bình Đông quả quyết: “Thú lạ tấn công chó nuôi là có thật, không phải chuyện bịa đặt hay đồn nhảm vì rành rành dấu chân thú còn để lại khá nhiều trên cát và có 4 con chó làng Sơn Trà đã bị giết chết”.

Đến nay, cuộc sống của người dân làng chài Sơn Trà và Tân Hy – hai nơi xảy ra tình trạng chó bị thú lạ sát hại, dường như đã dần trở lại bình thường.

(tổng hợp)
________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện môi trường, Chuyện Sinh học | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Quảng Ngãi: Cọp ly hương về quê cũ sau chiến tranh?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 12, 2011

Chuyện mãnh thú ăn nội tạng chó đang làm nhiều người chú ý. Bất luận sự thật sẽ như thế nào, có một điều cần phải suy nghĩ nghiêm túc: Chúng ta vẫn rất mù mờ về đất nước mình và hệ thống quản lí phản ứng rất chậm chạp trước một vấn đề an ninh.

Gấu hay cọp?

Một vị tiến sĩ, TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết trên báo Đất Việt, căn cứ vào những đặc điểm nhận dạng ban đầu, gần như chắc chắn đó là một trong hai loài gấu chó hoặc gấu ngựa. Viền trắng quanh cổ chính là điểm đặc trưng để nhận dạng hai loài này.

“Nếu viền trắng dưới cổ có hình chữ V thì con vật là gấu ngựa, còn có hình bán nguyệt là gấu chó”, TS Lê Xuân Cảnh nói.

Địa bàn sinh sống của gấu chó và gấu ngựa tương đối rộng, trong đó có nhiều tỉnh ở miền Trung. Là loài ăn tạp, thức ăn của chúng rất phong phú, từ các loại quả chín, mầm cây, mật ong đến các loại động vật như chim, cá, thú nhỏ. Thông thường, gấu chó và gấu ngựa không chủ động tấn công con người nếu không bị khiêu khích.

Trong sách đỏ Việt Nam, cả gấu chó và gấu ngựa đều loài rất hiếm, bị đe dọa ở mức rất cao trong điều kiện hoang dã bởi tệ săn bắn, đánh bẫy bừa bãi và nạn phá rừng. Luật pháp Việt Nam cấm tuyệt đối việc săn bắt hai loài này.

Sáng 11-5, Chi cục kiểm lâm-Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đã cử 10 cán bộ, nhân viên xuống kiểm tra xung quanh khu vực núi Đình, nơi người dân cho rằng mãnh thú ẩn nấp.

Chiều cùng ngày, ông Cao Tấn Sơn, Trưởng CA xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, cho biết: 24 giờ qua, không có con chó nào của dân bị mãnh thú giết và cũng không ai nghe thấy tiếng gầm. Thế nhưng sự sợ hãi của người dân và lời suy đoán về mãnh thú là con vật gì ngày càng tăng và nhiều hơn.

Cho đến nay vẫn chỉ có 1 người duy nhất được cho là đã thấy mãnh thú này khi ra rìa núi ở ghềnh Kẽm hái rau má vào khoảng 8h ngày 8-5, vừa qua. Thế nhưng do bị khuất tảng đá và sợ, nên hình dạng mãnh thú qua lời mô tả lại của em Nguyễn Thị Hồng Nhi, học sinh lớp 7, trường THCS Bình Đông khá chung chung: một con vật rất to, khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ như sợi xích Inox.

Tuy nhiên, điều này cũng phần nào làm tan biến những nghi ngờ trước đó của người dân, rằng mãnh thú là một con gấu nuôi của ai đó bị sổng chuồng ra ngoài.

Anh Lê Văn Sanh (38 tuổi), sống trong thôn và cũng là người “nghe mãnh thú xuất hiện và để lại dấu vết ở đâu là tìm đến ngay”, lí giải: Không thể là gấu vì thường thì bàn chân rất to, trong khi đó dấu vết để lại trên cát khá tròn, với đường kính chỉ từ 12-15cm. Vì thế, đây chỉ là con beo, báo mà thôi.

Cũng không ít người nói rằng mãnh thú chính là cọp. Sự suy đoán này cũng đã nhận được không ít cái “gật gù” của người dân. Một số bậc cao tuổi ở Bình Đông kể lại, ngày xưa ở vùng này cây cối rất rậm rạp, hoang vu lắm. Nằm cách núi Đình, nơi mà mãnh thú vừa xuất hiện khoảng 3-4km là núi Hòn Châm cũng là nơi loài hổ cư ngụ, mà người dân gọi là “quê nhà của ông Ba Mươi”.

Tuy nhiên trong thời gian chiến tranh, do sợ tiếng bom, đạn nên cọp đành “ly hương” để chạy trốn hết lên rừng sâu phía tây của tỉnh. Thế nhưng vẫn không quên được “quê cũ”, vì vậy cứ khoảng 10-12 năm một lần, cọp lại quay về để thăm lại nguồn cội của mình. Nếu không phải là cọp, thì sao từ khi mãnh thú xuất hiện, gần như số chó trong thôn đều không dám sủa, khi có người lạ?

Kể từ khi bị mãnh thú rượt từ tối chủ nhật vừa rồi, con chó đã bỏ ăn và thường xuyên bỏ trốn vào góc nhà, bà Ngọc, người dân ở Sơn Trà cho biết.

… hay chỉ là chuyện đồn nhảm?

Trong khi sự thật chưa được cơ quan chức năng làm sáng tỏ, thì một số người dân đã chọn cách tự vệ cho mình nhằm tránh sự tấn công của mãnh thú bằng cách: cầm theo dao, rựa mỗi khi ra khỏi nhà.

Sáng 11/5, người dân ở xóm Bàu, thôn Tân Hy, xã Bình Đông, lại báo tin nhìn thấy một con thú to bốn chân, màu xám đen lảng vảng trên đường dẫn về thôn này. Bà Phạm Thị Kiện kể: “Khoảng 3h sáng tôi thức dậy đi vệ sinh thì thấy một con thú to ước chừng phải 40 kg, thở hồng hộc chạy qua chạy lại trước ngõ. Không tin ở mắt mình, tôi đánh thức em gái dậy cùng nhìn thấy con thú đó”.

Sáng hôm ấy “thú lạ” tiếp tục giết chết chó nuôi của gia đình anh Lê Văn Đừng ở xóm Bàu. Con chó này cũng bị ăn thịt trước sân nhà, mất phần đầu, thân mình xé nát và không còn nội tạng bên trong, tương tự như chuyện xảy ra ở thôn Sơn Trà. Người dân cho rằng, dã thú đã di chuyển từ khu vực thôn Sơn Trà sang thôn Tân Hy, xã Bình Đông.

Chiều 11/5, ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi cho biết sau gần một ngày phối hợp tìm kiếm, 20 cán bộ kiểm lâm huyện, tỉnh, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương, cùng với chó nghiệp vụ tại khu vực núi Đình và gành cửa Kẽm, nơi người dân Sơn Trà cho rằng mãnh thú ẩn nấp chưa phát hiện được dấu vết gì.

Còn ông Nguyễn Trung Công, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Bình Sơn cho biết cán bộ của Hạt kiểm lâm huyện đã nhiều lần về thôn Sơn Trà để kiểm tra và xác minh việc mãnh thú xuất hiện cắn chết trên 20 con chó của các gia đình, nhưng thông tin quá mơ hồ nên không thể nói đó là con vật gì, có hay không. Và với những gì mà người dân đã kể thì nếu có thì đó chắc chắn không phải là gấu, vì gấu rất hiếm khi ăn thịt sống, hoặc lục phủ ngũ tạng của chó.
Mặt khác không loại trừ khả năng chỉ là tin đồn, hoặc “trông gà hoá cuốc”.

Trận càn săn dã thú

Làng chài Sơn Trà chiều 11/5 rộn ràng chuẩn bị cho chuyến vào núi Đình săn dã thú. Hơn 30 cán bộ kiểm lâm cơ động, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu Dung Quất, dân quân tự vệ… cũng đã tập hợp đông đủ. Họ cùng dân địa phương hợp thành đoàn săn gần 100 người, chia thành nhiều nhóm, mang theo gậy gộc và súng gây tê, lùng sục khắp núi Đình đến các gành đá ven làng Sơn Trà.

Trước khi bắt đầu chuyến săn, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Ngãi Nguyễn Văn Hân một lần nữa kiểm tra các vết chân thú để lại trên cát. Vết như vết chân mèo nhưng to lớn hơn gấp 7-8 lần. “Đây không phải dấu chân loài gấu, vì loài này không thể tấn công chó và ít khi ăn thịt động vật. Hy hữu, dấu chân này có thể là beo đốm”, ông Hân phán đoán.

Kế hoạch đưa ra là dù gấu hay beo đốm, nếu phát hiện con thú thì không giết chết, không đánh mà dùng súng gây mê bắn để bắt sống. 14h ngày 1/5, chuyến đi săn bắt đầu. 7 chú chó nghiệp vụ được thả ra. Chúng đánh hơi vết chân thú để lại trên bờ biển rồi lao đi. Mọi người hướng về núi Đình phía trước cao hàng chục mét so với mặt nước biển với nhiều hang hốc, dốc đá, bụi rậm…, nơi nghi ngờ con “thú lạ” đang lẩn trốn.

Những chú chó săn thoăn thoắt phóng lên những dốc đá cao, bắt đầu đánh hơi từng bụi rậm, hang đá. Những nhóm người vừa tìm vừa cầm cây gõ, cùng với tiếng chó sủa vang động cả không gian. Tiết trời nắng nóng, đoàn người đi săn hết bò trườn lên dốc đá đến rẽ lối trong từng bụi rậm dây leo chằng chịt, “soi” vào từng hang hốc nghi ngờ con thú ẩn nấp, lưng ướt đẫm mồ hôi. Song bóng dã thú vẫn mịt mờ…

Suốt 4 giờ đồng hồ cùng chó nghiệp vụ tìm khắp hang cùng, ngõ hẽm ở làng chài Sơn Trà, xã Bình Đông, cuộc săn phải dừng lại vì trời tối và là giờ của thú hoang hoạt động. Song để bảo vệ an toàn cho người dân nơi đây, Chi cục trưởng Kiểm lâm tiếp tục chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn huyện Bình Sơn tiếp tục bám sát địa bàn, theo dõi để kịp thời xử lý, bắn đạn gây tê khi có dã thú xuất hiện trở lại.

Liên tiếp trong hai ngày 9 và 10/5, UBND xã Bình Đông đã ban hành hai văn bản thông báo cho nhân dân và báo cáo cơ quan chức năng huyện, tỉnh về việc thú dữ phá hoại tài sản.

Theo đó, người dân thôn Sơn Trà được chính quyền địa phương khuyến cáo từ 19h đến 4h30 sáng không được qua lại khu vực Vức 3 (núi Đình), nhất là trẻ em. Còn người lớn ra đường thì phải chủ động, cảnh giác.

(tổng hợp)
____________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện môi trường, Chuyện Sinh học, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước, Thế giới tự nhiên | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Quái vật ăn nội tạng chó: Chuyện thật hay hư?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 11, 2011

Hàng chục con chó trên địa bàn xã bị cắn đứt đầu, moi hết nội tạng bởi một con thú lạ. Dù chưa có một ai ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi tận mắt chứng kiến mãnh thú là con vật gì, thế nhưng với dấu chân để lại đầy rẫy xung quanh bãi cát, hơn 20 con chó nuôi bị giết và những tiếng gầm dữ tợn đêm đêm vang lê đang làm người dân thôn Sơn Trà hết sức hoang mang, lo sợ tới mức không dám ngủ ở nhà.

Vật nuôi bị tàn sát hàng loạt

Có mặt tại thôn Sơn Trà vào sáng 10/5, qua quan sát trên bãi cát tại khu vực gềnh Kẽm, nơi người dân khẳng định là mãnh thú thường xuất hiện, chúng tôi thấy có vô số dấu chân mới toanh, hằn sâu trên cát nằm khắp nơi, với đường kính từ 12-15cm. Riêng tại một hốc đá, ngoài dấu chân còn có vết như thể con vật đã nằm tránh nắng tại đây.

Theo lời bà Phan Thị Bích Ngọc (70 tuổi), ở Sơn Trà, người đầu tiên phát hiện vật nuôi bị giết, thì vào tối 7/5, bà nghe tiếng 2 con chó nhà kêu “ẳng ẳng”, rồi im bặt. Sau đó con chó lớn phóng vô nhà, trèo lên bàn thờ, nhảy qua tủ đựng đồ kế bên và “ị” ngay trên đó, đuổi cũng không xuống. Cứ tưởng chó nhà cắn nhau với chó nhà xóm nên bà đi ngủ tiếp. Sáng hôm sau, bà kinh hoàng con chó nhỏ của mình đã bị con vật nào đó cắn đứt đầu, đồng thời xé toang ruột và moi ăn hết lục phủ ngũ tạng.

Cũng ngay trong đêm đó, 4 con chó của anh Nguyễn Cường, ở gần bên cũng bị chết, với kiểu tương tự.

Còn chị Nguyễn Thị Hiệu (23 tuổi), công tác ở Bệnh viện Bình Sơn, cho biết thêm: Cũng vào đêm hôm đó, khoảng 22h30, chị vừa mới nằm thì phát hiện có tiếng gầm ngay sát vách và tiếng đi rất nhẹ nhàng. Vì hôm trước đã nghe có thú dữ nên chị vội đánh thức cha mẹ đang nằm dưới nền lên giường ngủ, đề phòng bị tấn công.

Ngoài ra, hàng chục gia đình sống gần núi Đình đều xác nhận vào khoảng 1h ngày 9/5, đã nghe tiếng gầm rất lớn. Theo người dân ở đây, kể từ khi mãnh thú xuất hiện đến nay, đã có ít nhất 20 con chó trong thôn bị giết chết.

Dân hoang mang lo sợ

Chị Võ Thị Liên (41 tuổi) kể: Mãnh thú không gầm liên tục mà chia làm 4 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 phút. Từ đó đến nay, không ai nghe tiếng gầm của mãnh thú nữa.

Theo chị Nguyễn Thị Chi (35 tuổi), người dân trong thôn, mấy ngày qua, cả 6 gia đình có nhà nằm ở rìa phía tây bắc của thôn, nơi mãnh thú xuất hiện nhiều nhất đã phải đóng cửa đi ngủ nhờ vì sợ. Cứ đến khoảng 19h30, số khác đều đóng cửa và ở trong nhà, không ai dám ra đường vì sợ.

Ông Cao Tấn Sơn, Trưởng CA xã Bình Đông, cho biết: Cùng với việc báo cáo lên trên, tôi cũng đã nhiều lần tự một mình và cùng một số anh em CA viên tìm kiếm, nhưng chưa phát hiện mãnh thú.

Tin đồn hay sự thật?

Sáng nay (11/5), UBND xã xã Bình Đông, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã xác nhận các thông tin trên:
Từ ngày 7/5, tại khu vực dân cư dưới chân núi Đình, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông một loài mãnh thú lạ đã xuất hiện và gây hoang mang cho người dân.
Loài thú lạ này đã mò đến khu vực xã Bình Đông và đe dọa bình yên của cuộc sống người dân nơi đây. Vào buổi đêm, con thú này tấn công các con chó nhà của các hộ dân trên địa bàn xã. Cho đến thời điểm hiện tại đã có hơn 20 con chó nuôi bị giết rất dã man, đều với một hình thức tương tự nhau là bị cắn mất đầu, xé toang ruột và moi ăn sạch lục phủ ngũ tạng. Ngoài chó nhà, loài thú lạ này chưa tấn công một loài vật nuôi nào khác hay con người. Tình trạng này khiến người dân trong xã hết sức hoang mang, kinh hãi.

Không chỉ có thế, hàng chục gia đình sống gần núi Đình đều xác nhận đã nghe tiếng gầm rất lớn. Nó không gầm liên tục mà chia làm 4 lần, mỗi lần dài 1 phút và kéo dài hơn 15 phút đồng hồ.

Tuy nhiên, cho đến nay, người được cho là duy nhất chứng kiến mãnh thú này là một em học sinh “, em Nguyễn Thị Hồng Nhi, học sinh lớp 7, trường THCS Bình Đông, nhà ở Vức 3, thôn Trà Sơn. Em cho biết: “Khoảng 8h ngày 8/5, khi em đang tìm rau má ở gềnh Kẽm thì phát hiện có 1 con vật rất to, khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ như sợi xích inox”.

Ngoài ra chưa một người dân nào tiếp cận được với con vật, tuy nhiên dấu chân của nó để lại đầy rẫy trên bãi cát sau mỗi đêm lùng sục vào khu vực dân cư (đường kính mỗi dấu chân từ 12-15cm).

Bởi vậy, dù chưa biết là con vật gì nhưng những gia đình có nhà nằm ở rìa phía tây bắc của thôn, nơi mãnh thú xuất hiện nhiều nhất đã phải đóng cửa đi ngủ nhờ. Những hộ khác thì rất lo sợ, cứ đến sẩm tối họ đều đóng cửa và ở trong nhà, không ai dám ra đường. Đặc biệt là trẻ con cũng được trông nom rất cẩn thận.

UBND xã Bình Đông cũng cho biết thêm, hiện tại, UBND xã đã có thông báo tới từng hộ dân để đề phòng thú lạ. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng đã tổ chức tìm kiếm, nhưng chưa phát hiện mãnh thú.

(tổng hợp)
________________________________________________

Posted in Chuyện lạ, Chuyện Sinh học, Tin tức nổi bật | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Nuôi đỉa – Nghề hốt bạc?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Tư 21, 2011

Sau những cơn sốt chó cảnh, chim cút, ốc bưu vàng, rùa tai đỏ… nay ở Việt Nam lại xuất hiện một cơn sốt mới: Nuôi đỉa bán cho Trung Quốc.

Người dân sẽ ồ ạt nuôi đỉa?

Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu hoạ sẽ không thể tính hết được.

Câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường.

Giới truyền thông Trung Quốc cho hay, thời điểm hiện tại ở nước này đỉa là mặt hàng có lợi nhuận cao nhất. Vào cuối năm 2009, giá đỉa là 280 tệ/kg, song vào đầu tháng 4/2010, người ta phải chi 500 tệ để mua, còn hiện tại giá khoảng 800 tệ/kg.

Nguy cơ dấy lên phong trào nuôi đỉa

Theo tìm hiểu của NTNN hiện nay phía đối tác Trung Quốc liên tục thúc giục các thương lái Việt Nam cung cấp hàng, tuy nhiên theo những thương lái thu mua đỉa như chị Thuỷ (Hải Phòng), chị Thanh (Lào Cai), khó khăn là họ chưa đủ khả năng để có thể thu gom hàng và cung cấp ổn định cho đối tác Trung Quốc với số lượng từ 400-500kg đỉa khô mỗi lần.

Các thương lái Việt Nam đang khẩn trương thiết lập, mở rộng mạng lưới đội ngũ… bắt đỉa. Chị Thủy – thương lái quận Hồng Bàng, Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi cũng nghĩ tới phương án nuôi đỉa để lấy nguồn cung cấp thường xuyên. Những vùng vốn có nhiều đỉa sinh sống sẽ được chọn để nhân giống và những người dân bắt đỉa quanh vùng đó sẽ đảm nhiệm việc phát triển vùng nuôi. Tôi nghĩ ý định này cũng rất khả thi”.

Khi được hỏi về khả năng nuôi đỉa để cung cấp cho thương lái và đại lý thu mua đỉa, nhiều người dân đăng ký cung cấp đỉa trên mạng đều khẳng định nếu bắt hết đỉa mà chưa đáp ứng được nhu cầu của thương lái thì họ sẽ chuyển sang nuôi đỉa vì đỉa dễ sống dễ nuôi và sinh sản nhanh.

Nông dân Phan Anh Cường ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Ở quê tôi đỉa nhiều vô kể, nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.

Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Hội này cảnh báo, nếu vì thấy lợi trước mắt người dân sẽ thi nhau nuôi đỉa để bán, rồi khi thương lái không thu mua nữa, vậy xử lý như thế nào? Trường hợp xấu, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu hoạ sẽ không thể tính hết được.

Thực tế, hiện nay nhu cầu thu mua đỉa lớn hơn rất nhiều so với nguồn cung, do đó để cung cấp với số lượng lớn không loại trừ khả năng ng¬ười dân sẽ tổ chức nuôi đỉa.

Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu huỷ đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết hẳn. Còn các phương pháp như chặt chỉ càng khiến loài này sinh sản nhanh hơn”.

Đỉa dùng làm thuốc – con dao 2 lưỡi

Các loại thuốc có thành phần từ đỉa phải được làm rất cẩn thận vì chúng rất nguy hiểm nếu sơ suất, tự ý dùng bừa bãi sẽ gây những tác hại khôn lường.

Nhiều người dân hay những thương lái thu gom đỉa đều không biết hay hiểu lờ mờ về việc đỉa được dùng để làm gì. Họ chỉ cần biết đây là món hàng có thể sinh lợi nhanh.

Theo Hội Đông y Việt Nam, đỉa có tác dụng thông máu, tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng. Đỉa và các chế phẩm từ đỉa rất tốt cho bệnh khớp, tim mạch, bởi trong tuyến nước bọt của loài hút máu này chứa chất chống viêm sưng, chống đông máu cùng một số chất có khả năng hạn chế triệu chứng viêm khớp. Trong y học hiện đại, đỉa phơi khô được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu…

Tuy nhiên Lương y Trần Văn Quảng (Hội Đông y Việt Nam) cho rằng: “Các loại thuốc có thành phần từ đỉa phải được làm rất cẩn thận vì chúng rất nguy hiểm nếu sơ suất, tự ý dùng bừa bãi sẽ gây những tác hại khôn lường. Nếu trong quá trình đốt đỉa không kỹ, khi người bệnh uống, tế bào còn sót lại sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh”.

PGS-TS Lê Xuân Cảnh cho rằng: “Trong y học hiện đại, đỉa được dùng để hút vết thương chống đông máu, nhưng ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu sâu về vấn đề này và chưa ai làm. Còn theo y học cổ truyền thì một số thầy lang có sử dụng thôi”.

(Theo Dân Việt)

__________________________________________

Posted in Chuyện Sinh học, Chuyện xã hội, Chuyện đời sống, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Thăng Long là đất rùa

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Tư 17, 2011

Theo ý kiến của các nhà khoa học, việc xét nghiệm gen để xác định đó là loài gì cần phải làm cẩn trọng, đảm bảo không có sai sót. Cần thiết phải có 2 – 3 nhóm chuyên gia làm việc độc lập với nhau để khẳng định chính xác.

Các nhà sử học vào cuộc

Nhà nghiên cứu sử học Bùi Thiết cho biết, dựa trên các cứ liệu sử học từ thời Lý, rùa đã xuất hiện ở Thăng Long nhiều lần. Riêng trong cuốn Việt sử lược, các sử gia đã hơn 20 lần nhắc tới rùa, trong đó lần sớm nhất là việc người quận Gia Lâm dâng con rùa lớn 6 mắt 3 chân lên vua Lý. Rồi liên tục, cho tới tận năm 1179, các triều vua Lý đều được dâng rùa. Sử ghi có đủ cả rùa trắng, rùa xanh, rùa vàng, rùa trên mai có hình hà đồ lạc thư, rùa trên ngực có chữ Thiên Đế. Thậm chí, năm 1124, công chúa Thụy Thánh dâng vua con rùa có hẳn 4 chữ Dĩ hành pháp công. Còn năm 1166 có vị Đại Liên Nguyễn An còn dâng rùa có tới… 7 chữ Thiên tử vạn tuế vạn vạn tuế trên ngực.

Nhà nghiên cứu Bùi Thiết còn dẫn hẳn một chi tiết trong cổ sử để kiến giải rằng, vào thời Lý, các cụ rùa bò lổm ngổm rất sẵn trên vùng Thăng Long lắm ao đầm. Năm 1080, sau khi sửa chùa Diên Hựu (Một Cột), vua Lý Thánh Tông cho đúc chuông Giác Thế nặng 7,3 tấn đồng. Chuông nặng không treo nổi, phải đặt tại vùng ruộng trũng sau chùa. Vùng ruộng này có quá nhiều rùa sinh sống nên lâu dần, người dân đổi tên thành Quy Điền Chung (chuông ruộng rùa). Như vậy là rùa ở Thăng Long xưa vốn rất nhiều.

Ngay trong sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng có ghi chép về sự xuất hiện của loài rùa rất sớm ở Thăng Long. Đây là vùng đất rùa bởi tính chất đất ngập nước của vùng này. “Rùa có từ rất lâu đời ở Thăng long, điều đó không có gì phải bàn. Nhưng đi tìm dấu tích rùa có từ mấy trăm năm trước là điều vô cùng khó, nên cũng chưa thể khẳng định cụ Rùa đang sống ở Hồ Gươm có phải là hậu duệ của rùa trong truyền thuyết hay không”, nhà nghiên cứu Bùi Thiết nhấn mạnh.

TS Nguyễn Văn Sáng, nguyên là cán bộ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, trước đây ThS Nguyễn Quảng Trường (cán bộ của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) khi làm đề tài luận án thạc sĩ về rùa Hồ Gươm cũng đưa ra quan điểm rùa Hồ Gươm từng được tìm thấy ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Tây (cũ). Nó cũng không phải là loài mới mà được phát hiện từ khá lâu với tên gọi là giải Thượng Hải, có tên khoa học là Refetus Swinhoei. Căn cứ vào mẫu xương mai và sọ của loài rùa ký hiệu HN01 lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội, thu tại Hồ Gươm vào năm 1968; Mẫu xương mai ký hiệu T91 lưu giữ tại Bảo tàng động vật (ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội thu tại sông Mã, Thanh Hóa); Mẫu sọ ký hiệu NQT85, lưu giữ tại Viện sinh thái thu tại xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, vào tháng 6/2001, tác giả nhận thấy, những con rùa “chủ nhân của các mẫu này” đều thuộc một loài có tên là giải Thượng Hải.

Ông Tim McCormarck, điều phối viên Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) cho rằng, cụ Rùa hiện tại cũng có thể là hậu duệ của cụ Rùa trong truyền thuyết, bởi đây là vùng phân bố và sinh sống lâu đời của loài rùa này dù không có những bằng chứng lịch sử ghi nhận lại.

Không có khả năng là loài rùa mới

Trước thông tin rùa Hồ Gươm có thể là loài rùa mới chưa từng được phát hiện ở Việt Nam, ông Tim McCormarck, người đã có 9 năm ở Việt Nam để nghiên cứu về loài rùa Hồ Gươm cho biết, rùa Hồ Gươm phân bố theo hệ thống sông Hồng, sông Mã ở Việt Nam và sông Dương Tử ở Trung Quốc. Nếu Hồ Gươm xưa là một nhánh của sông Hồng thì không có lý do gì nơi đây lại xuất hiện loài rùa mới, trong khi ở các nhánh sông khác thì cùng một loài rùa.

Theo những nghiên cứu đến thời điểm này của ATP, Hồ Gươm chỉ tồn tại một cá thể rùa Hồ Gươm. “Dựa trên các dữ liệu ghi nhận được cùng những bức ảnh chụp cá thể rùa cho đến thời điểm này, có thể khẳng định Hồ Gươm chỉ có một cá thể rùa. Những cá thể khác còn lại rất có thể là mới được thả vào hồ. Vấn đề phải làm rõ là chúng được thả vào thời điểm nào, ai thả? Năm 2010 cũng có một cá thể rùa Nam Bộ chết ở đây, trong khi loài này chỉ phân bố ở Nam Bộ. Muốn xác định các cá thể rùa khác là loài gì, chỉ cần chụp ảnh thật rõ, nét về mai, yếm, đầu, bụng là biết được. Nếu cần thiết thì xét nghiệm gen sẽ biết”, ông Tim McComarck nhận định.

GS Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho rằng, trên thực tế, số rùa có cân nặng lên đến vài trăm kg cũng không hiếm. Nếu người ta có ý định thả vào đó cũng khó biết mà chỉ xác định được cá thể đó là loài rùa gì. Đối với cụ rùa vừa bắt được, việc xét nghiệm gen để xác định đó là loài gì cần phải làm cẩn trọng, đảm bảo không có sai sót. Cần thiết phải có 2 – 3 nhóm chuyên gia làm việc độc lập với nhau để khẳng định chính xác.

Theo Tô Hội
________________________________________

Posted in Chuyện lịch sử, Chuyện Sinh học, Chuyện đất nước, Hà Nội nghìn năm | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Dân Trung Quốc nói về nỗi sợ dùng hàng nội

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Ba 1, 2011

Khảo sát gần đây cho thấy, khoảng 70% cư dân Bắc Kinh ngần ngại trong việc mua sữa bột trẻ em được sản xuất trong nước vì lý do an toàn thực phẩm, Nhật báo Trung Quốc hôm 1/3 đưa tin.

Dân Trung Quốc vẫn sợ dùng hàng nội dù các kiểm tra chính thức mới nhất cho thấy, các sản phẩm sữa sản xuất ở Trung Quốc và nước ngoài không có khác biệt nhiều.

Cuộc khảo sát thị trường do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tiến hành cho thấy, gần 70% số người tham gia thích sữa bột nhập khẩu hơn và không tin tưởng lắm vào các nhãn hiệu nội địa. Số lượng người tham gia khảo sát không được tiết lộ.

Li Tong, nhân viên bán hàng của một siêu thị sữa ở Bắc Kinh nói với CCTV rằng các sản phẩm nước ngoài chiếm hơn 70% doanh số bán của siêu thị, phần còn lại là các nhãn hiệu trong nước.

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Bắc Kinh. Người tiêu dùng ở các thành phố của Trung Quốc cũng tỏ ra thiếu tin tưởng sản phẩm sữa bột trong nước.

Wu Peiyuan, cư dân 27 tuổi ở thành phố Thiên Tân nói với tờ China Daily hôm 28/2, chỉ cho con gái 3 tháng tuổi uống sữa bột sản xuất ở nước ngoài. “Chúng tôi đã theo dõi những báo cáo nói các sản phẩm sữa trong nước có vấn đề về an toàn, như sữa bột nhiễm melamine, gần như hàng ngày”, Wu nói và cho biết chính hàng xóm đã thuyết phục anh nên sử dụng sữa ngoại.

“Tại sao tôi lại đặt con mình vào rủi ro. Tôi chi 500 NDT/tháng để mua các sản phẩm của Mead Johnson. Dùng sữa ngoại khiến tôi tốn hơn 350 NDT/tháng so với dùng sữa nội, song tôi không có lựa chọn nào khác”. Ít nhất là Wu vẫn tìm được sản phẩm ngoại mong muốn. Theo các thông tin được giới truyền thông đưa ra trước đó, các bà mẹ trẻ và nhà cung cấp ở Hong Kong, Macao thì không được như vậy. Trong dịp Tết năm nay, người tiêu dùng Đại lục đổ xô vào các cửa hàng địa phương, mua hầu hết các loại sữa bột nhập khẩu có trên giá.

Một người tiêu dùng ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên nói, cô chi hơn 2.000 NDT/tháng để mua sữa bột nhập khẩu ở Hong Kong. Và rằng, cô chỉ tin tưởng sữa bột ngoại.

Tuy nhiên, theo thông báo của hiệp hội sữa Trung Quốc trên trang web của tổ chức này hôm 28/2, kết quả kiểm tra từ một trong các phòng thí nghiệm nổi tiếng nhất Trung Quốc cho thấy, sữa bột trong nước có chất lương tương đương các loại sữa ngoại. Theo đó, về hàm lượng dinh dưỡng, sữa do Trung Quốc sản xuất và sữa ngoại không có khác biệt nhiều.

Năm 2008, bê bối sữa bột nhiễm hóa chất công nghiệp melamine làm ít nhất 6 em nhỏ thiệt mạng, hơn 300.000 bé khác trên toàn Trung Quốc có vấn đề về thận. Xì căng đan này khiến công chúng hoảng loạn và làm dấy lên những lo lắng không dứt về chất lượng sữa bột nội. Trong diễn biến mới nhất, truyền thông nước này hồi đầu tháng 2 đưa tin, các sản phẩm sữa chứa một loại phụ gia độc, bị cấm nhưng các sản phẩm vẫn được bán trên thị trường.

Hoài Linh (Theo ChinaDaily)
______________________________________________________

Posted in Chuyện Sinh học, Chuyện xã hội, Chuyện đời sống, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »