NGÔN NGỮ & VĂN HÓA

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Archive for the ‘chuyện khó tin’ Category

Ngoại cảm hết thời?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Bảy 25, 2011

TP – Ngày 19-7, tại hội thảo về Đề án “Xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin” do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại Hòa Bình, nhiều ý kiến lo ngại việc đưa ngoại cảm vào đề án như một biện pháp để tìm hài cốt, bởi dễ bị lợi dụng, gây hệ lụy xấu…

Liệt sỹ ảo?

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Bùi Hồng Lĩnh, để xác định tên tuổi, quê quán cho gần 500.000 liệt sỹ vô danh là một vấn đề lớn, rất khó khăn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà làm bừa, làm ẩu như đang diễn ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh (hiện đang nổi lên nhiều người tự xưng là nhà ngoại cảm).
Có trường hợp liệt sỹ hy sinh ở Nam bộ lại dẫn đến Quảng Trị để tìm hay hy sinh ở Quảng Bình lại đưa vào tận Tây Nguyên để tìm hài cốt. “Đó là hiện tượng lợi dụng thân nhân liệt sỹ để làm ăn phi pháp. Nếu xác định mộ liệt sỹ nhưng không tìm thấy di vật gắn với hài cốt được tìm kiếm, cất bốc mà vẫn cho đó là liệt sỹ thì số liệt sỹ thật sẽ bị liệt sỹ ảo theo ngoại cảm khỏa lấp. Từ đó, số liệt sỹ hy sinh thực tế chúng ta sẽ không quy tập, cất bốc được” – ông Lĩnh nói. Vì thế, việc giám định hài cốt liệt sỹ bằng ADN sẽ được coi là biện pháp chủ đạo.
Trước mắt, Thứ trưởng Lĩnh cho rằng không nên làm đồng loạt, những mộ liệt sỹ có tranh cãi, gia đình liệt sỹ nào có nhu cầu cấp bách… sẽ được ưu tiên giám định ADN trước. Sau đó, sẽ thí điểm, nhân rộng việc giám định ADN ra các tỉnh, thành có số lượng liệt sỹ đông. Ngoài các trung tâm giám định ADN thuộc các bộ Quốc phòng, Công an, KH&CN… đã tiến hành giám định ADN hài cốt liệt sỹ lâu nay, việc trung tâm nào được giám định ADN phải do Nhà nước chỉ đạo, điều hành.
Ông Nguyễn Lê Cát – Trưởng khoa Xét nghiệm Viện Pháp y Quân đội cho rằng, việc lấy mẫu để xét nghiệm ADN là rất quan trọng, cần phải có cơ quan chuyên môn thực hiện. Sau khi đề án được Chính phủ phê duyệt, sẽ đem áp dụng tại một số nghĩa trang. “Nên cân nhắc việc đưa các nhà ngoại cảm vào Đề án vì đây là vấn đề rất nhạy cảm, không được nhiều nhà khoa học đồng tình vì kết quả thu được rất thấp. Trong khi đó, việc giám định ADN để định danh hài cốt liệt sỹ cho tỷ lệ chính xác rất cao” – ông Cát nói.
Cùng quan điểm, ông Lê Công Huấn – Viện Công nghệ sinh học cũng cho rằng, phương pháp ngoại cảm chưa có đủ cơ sở khoa học để tin là đúng hay không đúng. Nếu đưa vào Đề án dễ khiến người ta ngộ nhận và sẽ xảy ra nhiều hệ lụy không hay trong xã hội.

Vẫn cần giám định ADN

Về vấn đề nhiều thân nhân liệt sỹ đã chi tiền cho việc giám định hài cốt liệt sỹ sẽ được Đề án hỗ trợ thế nào? Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh cho biết, nhiều gia đình nhờ nhà ngoại cảm tìm kiếm hài cốt nhưng vẫn không tin nên đưa đi giám định ADN. Sau đó, hầu hết kết quả đều được trả lời là không đúng nên gia đình thân nhân bị tốn kém là có thật. Tới đây, việc giám định ADN sẽ do các địa phương giới thiệu đến các trung tâm giám định của các bộ hoặc các trung tâm giám định có hợp đồng với Bộ LĐ-TB&XH, chi phí sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Với những gia đình đã tự bỏ tiền đi giám định sau này trong Đề án sẽ phân loại và có hình thức hỗ trợ phù hợp.
Về kinh phí triển khai đề án, bà Đỗ Thị Thúy Hằng, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, Đề án xác định quy trình 2011-2012 lấy mẫu hài cốt mới và từ 2012-2018 lấy mẫu hài cốt trong các nghĩa trang là quy trình có tính khả thi cao. “Vấn đề là thân nhân gia đình liệt sỹ sẽ được hỗ trợ gì khi giám định ADN. Còn về phía Nhà nước, vẫn có thể chi từ 300-400 tỷ đồng/năm để lấy mẫu hài cốt liệt sỹ” – bà Hằng nói.
Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh cho rằng, thuận lợi lớn nhất của đề án là được Đảng và Nhà nước ủng hộ, được sự đồng tình của nhân dân nên các bộ ngành liên quan cần phải sớm hoàn tất Đề án để sớm trình Chính phủ vào cuối năm nay.

Nhà ngoại cảm tìm sai, dân nên kiện

Ông Lĩnh cho biết, thực tế chỉ một số người có khả năng đặc biệt để tìm mộ liệt sỹ, nhưng chuyện nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sỹ đang nổi lên khắp nơi. Nếu hiện tượng này chúng ta không chấn chỉnh kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm, vì lúc đó liệt sỹ “ảo” sẽ lấp đầy liệt sỹ thật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác cất bốc, quy tập mộ liệt sỹ.
Trên thế giới số người có khả năng ngoại cảm cũng rất hiếm nên việc xuất hiện hàng loạt cá nhân, tổ chức dùng ngoại cảm tìm mộ ở nhiều địa phương là hiện tượng không bình thường. Hơn nữa, việc làm này sẽ gây đảo lộn chương trình tìm kiếm cất bốc hài cốt liệt sỹ mà Nhà nước đang thực hiện.
Theo ông Linh, nhà ngoại cảm nào chỉ cho gia đình bốc nhầm, gia đình đó nên kiện ra tòa để được bảo vệ. Vì mồ mả của người chết không thể để người khác xâm hại một cách ngang nhiên như hiện nay. Các nhà ngoại cảm nổi lênhững ở Nghệ An, Hà Tĩnh cũng là những người làm ăn phi pháp. Họ nói không lấy tiền nhưng thực tế những người đến đây đều phải nộp tiền thuê chiếu tới 150.000 đồng và bỏ tiền vào các hòm công đức.
Rõ ràng đây là hiện tượng không trung thực, không đúng đắn. Nếu hiện tượng này tiếp diễn, hệ lụy xảy ra với các gia đình liệt sỹ là, dù tìm thấy hài cốt vẫn không yên tâm vì không biết đó có phải là người thân hay không.
Còn áp dụng phương pháp tâm linh nhưng không có di vật là dứt khoát không được đưa vào nghĩa trang. Vừa qua, tại một tỉnh, do nhà ngoại cảm tìm thấy hài cốt nhưng không có di vật để chứng minh liệt sỹ nên người ta đã không cho đưa vào. Họ bốc về 12 nắm đất, rồi nói đó là 12 liệt sỹ thì không thể nào đưa vào nghĩa trang được.
Việc đưa hài cốt vào nghĩa trang phải do các đơn vị của quân đội hoặc của chính quyền địa phương tiến hành và phải đáp ứng các điều kiện như: có di vật lịch sử; có điều kiện lịch sử cung cấp thông tin của hài cốt; phải có di vật; có hài cốt…

Phải chọn lọc nhà ngoại cảm

Trao đổi với Tiền Phong, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người), cho biết: Năm 2000, một chương trình nhà nước về nghiên cứu và thẩm định về khả năng tìm mộ bằng ngoại cảm, có sự tham gia của hai nhóm nghiên cứu độc lập là Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
Tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm là phương pháp bổ sung cần thiết đối với Đề án xác định mộ liệt sỹ còn thiếu thông tin, nhằm trả tên cho hàng trăm nghìn hài cốt liệt sỹ vô danh.
Tuy nhiên, chúng ta phải có sự kiểm tra, sàng lọc với những nhà ngoại cảm khi cho họ tham gia Đề án, chứ không phải ai cũng cho vào. Phải kiểm tra xem người đó có năng lượng không, dùng một nhà ngoại cảm khác để kiểm tra về anh ta, tức là phải soi lẫn nhau; rồi sau đó khi thực nghiệm, xem anh có làm được không.
Phải thấy rằng, một nhà ngoại cảm thì trước hết phải khẳng định được khả năng của anh ta, rồi đến đạo đức. Có người không vì gì cả, mà làm vì lương tâm, còn anh chỉ vì tiền là không được.

(tổng hợp)
______________________________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Cán bộ dùng bằng giả giữ ghế

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Bảy 7, 2011

Ngoài 96 cán bộ ở huyện An Phú với Thoại Sơn bị phát hiện sử dụng bằng giả, tỉnh An Giang đã phát hiện thêm 44 cán bộ cũng xài bằng cấp ba “lụi”.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Việt Khoa – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang cho biết qua đợt tổng kiểm tra văn bằng chứng chỉ, cơ quan chức năng ở An Giang không chỉ phát hiện 96 cán bộ ở hai huyện Thoại Sơn và An Phú sử dụng bằng cấp không hợp lệ mà tình trạng này cũng xảy ra đối với cán bộ ở các địa phương khác.

Cụ thể là thị xã Tân Châu có 10 trường hợp, 34 trường hợp ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ mới có 16 cán bộ, đảng viên ở huyện Thoại Sơn bị kỷ luật.

Còn tại Bạc Liêu, sau khi đường dây mua bán bằng giả bị Công an huyện Hồng Dân phát hiện vào cuối năm 2010, hàng chục cán bộ mua bằng giả để “giữ ghế” bị kỷ luật Đảng với hình thức từ khiển trách cho đến cảnh cáo.

Mới đây 4 bị can liên quan, trong đó có Đỗ Hoàng Em (nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đã bị Tòa án nhân dân huyện Hồng Dân phạt 2 năm tù về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Trong vụ án này, nhà chức trách xác định do muốn có bằng cấp 3 (THPT) để bổ sung vào hồ sơ cán bộ công chức nhưng tuổi đã khá lớn, Hoàng Em được hai người mới học lớp hai là Dương Quốc Phong và Nguyễn Thanh Phong ở tỉnh Kiên Giang làm bằng giả bán cho với giá 4,5 triệu đồng.

Sau khi nộp tấm bằng “lụi” cho tổ chức để được “giữ ghế”, Hoàng Em thông tin cho nhiều cán bộ trong huyện rằng ai có nhu cầu làm bằng cấp 3 giả thì chi 10 triệu đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định trong số 43 trường hợp mua bằng giả của Phong, Em… có 29 cán bộ công tác trong huyện Hồng Dân. Những cán bộ này bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo về mặt Đảng nhưng vẫn giữ được “ghế”.

theo Thiên Phước
________________________________________________________________

Posted in Chính trị Việt Nam, chuyện khó tin, Chuyện pháp luật, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước, Giáo dục Việt Nam | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Thú lạ Quảng Ngãi: Chính quyền đầu hàng?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 14, 2011

Câu chuyện mãnh thú chuyên giết chó nhà ăn nội tạng đãng gây nhiều loại lắng cho nhân dân thôn Sơn Trà tỉnh Quảng Ngãi. Lực lượng kiểm lâm đã tổ chức một cuộc săn lùng khá quy mô nhưng không phát hiện được gì. Vậy, đây là tin đồn nhảm của dân hay sự bất lực của địa phương?

Dừng cuộc săn “thú lạ”

Chiều nay lực lượng kiểm lâm đã rút quân, dừng việc săn tìm “thú lạ” nghi ngờ cắn chết chó nuôi của người dân thôn Sơn Trà, xã Bình Đông (Quảng Ngãi), sau 4 ngày đêm theo dõi khu vực núi Đình và gành đá ven làng.

Trao đổi với phóng viên VnExpress.net, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Ngãi Nguyễn Văn Hân cho biết, dù đã huy động chó nghiệp vụ, kiểm lâm phối hợp cùng trinh sát biên phòng, dân quân tự vệ địa phương để săn tìm con thú nhưng hiện vẫn chưa phát hiện được con thú nào khả nghi. Sau 4 ngày tìm kiếm không thành công, các lực lượng quyết định dừng cuộc săn.

Theo ông Hân, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thể kết luận chắc chắn loài thú gì tấn công chó nuôi những ngày qua, nếu chỉ căn cứ vào dấu chân thú để lại trên bờ cát.

“Nhiều khả năng con thú đã di chuyển đến vùng khác nên không còn thấy dấu tích nào ở địa phương trong 2 ngày nay”, ông Phan Hòa, Chủ tịch UBND xã Bình Đông phán đoán.

Những ngày trước, nhiều con chó nuôi của người dân làng Sơn Trà bị chết một cách bí ẩn, trong tình trạng mất đầu và mất lục phủ ngũ tạng. Người địa phương cho biết nhìn thấy một con thú lạ ước chừng nặng khoảng 40 kg, đen trũi, lảng vảng ở khu vực dân cư và làm cho lũ chó hoảng sợ chạy trốn. Người ta còn nhìn thấy dấu những vết chân giống như mèo nhưng lớn hơn gấp 7-8 lần trên bãi cát ven biển, vào các đêm có chó bị tấn công.

Người dân nghi ngờ dã thú ẩn nấp ở núi Đình hoặc các hang hốc bên gành đá, đêm đến vào làng cắn chết chó. Cuộc sống đảo lộn, dân chúng hoang mang lo sợ. Chính quyền địa phương phải phát loa khuyến cáo người dân không ra ngoài ban đêm, không đến gần núi Đình.

Những cuộc săn thú lạ với chó nghiệp vụ cũng đã được lực lượng chức năng phối hợp tổ chức. Dựa vào vết chân lạ để lại, nhiều giả thuyết cho rằng thủ phạm tấn công chó là gấu, cọp hoặc beo đốm xổng chuồng từ cơ sở nuôi nhốt động vật trái phép hoang dã nào đó. Thậm chí không loại trừ khả năng chó becgie cỡ lớn. Tuy nhiên hiện cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức khi chưa tìm thấy con vật.

Kiểm tra kỹ dấu chân thú lạ trên cát, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi nhận định có thể đây chỉ là dấu chân chó bẹc-giê của gia đình nào đó đã chạy ra ngoài.

Chủ tịch UBND xã Bình Đông quả quyết: “Thú lạ tấn công chó nuôi là có thật, không phải chuyện bịa đặt hay đồn nhảm vì rành rành dấu chân thú còn để lại khá nhiều trên cát và có 4 con chó làng Sơn Trà đã bị giết chết”.

Đến nay, cuộc sống của người dân làng chài Sơn Trà và Tân Hy – hai nơi xảy ra tình trạng chó bị thú lạ sát hại, dường như đã dần trở lại bình thường.

(tổng hợp)
________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện môi trường, Chuyện Sinh học | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Quảng Ngãi: Cọp ly hương về quê cũ sau chiến tranh?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 12, 2011

Chuyện mãnh thú ăn nội tạng chó đang làm nhiều người chú ý. Bất luận sự thật sẽ như thế nào, có một điều cần phải suy nghĩ nghiêm túc: Chúng ta vẫn rất mù mờ về đất nước mình và hệ thống quản lí phản ứng rất chậm chạp trước một vấn đề an ninh.

Gấu hay cọp?

Một vị tiến sĩ, TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết trên báo Đất Việt, căn cứ vào những đặc điểm nhận dạng ban đầu, gần như chắc chắn đó là một trong hai loài gấu chó hoặc gấu ngựa. Viền trắng quanh cổ chính là điểm đặc trưng để nhận dạng hai loài này.

“Nếu viền trắng dưới cổ có hình chữ V thì con vật là gấu ngựa, còn có hình bán nguyệt là gấu chó”, TS Lê Xuân Cảnh nói.

Địa bàn sinh sống của gấu chó và gấu ngựa tương đối rộng, trong đó có nhiều tỉnh ở miền Trung. Là loài ăn tạp, thức ăn của chúng rất phong phú, từ các loại quả chín, mầm cây, mật ong đến các loại động vật như chim, cá, thú nhỏ. Thông thường, gấu chó và gấu ngựa không chủ động tấn công con người nếu không bị khiêu khích.

Trong sách đỏ Việt Nam, cả gấu chó và gấu ngựa đều loài rất hiếm, bị đe dọa ở mức rất cao trong điều kiện hoang dã bởi tệ săn bắn, đánh bẫy bừa bãi và nạn phá rừng. Luật pháp Việt Nam cấm tuyệt đối việc săn bắt hai loài này.

Sáng 11-5, Chi cục kiểm lâm-Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đã cử 10 cán bộ, nhân viên xuống kiểm tra xung quanh khu vực núi Đình, nơi người dân cho rằng mãnh thú ẩn nấp.

Chiều cùng ngày, ông Cao Tấn Sơn, Trưởng CA xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, cho biết: 24 giờ qua, không có con chó nào của dân bị mãnh thú giết và cũng không ai nghe thấy tiếng gầm. Thế nhưng sự sợ hãi của người dân và lời suy đoán về mãnh thú là con vật gì ngày càng tăng và nhiều hơn.

Cho đến nay vẫn chỉ có 1 người duy nhất được cho là đã thấy mãnh thú này khi ra rìa núi ở ghềnh Kẽm hái rau má vào khoảng 8h ngày 8-5, vừa qua. Thế nhưng do bị khuất tảng đá và sợ, nên hình dạng mãnh thú qua lời mô tả lại của em Nguyễn Thị Hồng Nhi, học sinh lớp 7, trường THCS Bình Đông khá chung chung: một con vật rất to, khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ như sợi xích Inox.

Tuy nhiên, điều này cũng phần nào làm tan biến những nghi ngờ trước đó của người dân, rằng mãnh thú là một con gấu nuôi của ai đó bị sổng chuồng ra ngoài.

Anh Lê Văn Sanh (38 tuổi), sống trong thôn và cũng là người “nghe mãnh thú xuất hiện và để lại dấu vết ở đâu là tìm đến ngay”, lí giải: Không thể là gấu vì thường thì bàn chân rất to, trong khi đó dấu vết để lại trên cát khá tròn, với đường kính chỉ từ 12-15cm. Vì thế, đây chỉ là con beo, báo mà thôi.

Cũng không ít người nói rằng mãnh thú chính là cọp. Sự suy đoán này cũng đã nhận được không ít cái “gật gù” của người dân. Một số bậc cao tuổi ở Bình Đông kể lại, ngày xưa ở vùng này cây cối rất rậm rạp, hoang vu lắm. Nằm cách núi Đình, nơi mà mãnh thú vừa xuất hiện khoảng 3-4km là núi Hòn Châm cũng là nơi loài hổ cư ngụ, mà người dân gọi là “quê nhà của ông Ba Mươi”.

Tuy nhiên trong thời gian chiến tranh, do sợ tiếng bom, đạn nên cọp đành “ly hương” để chạy trốn hết lên rừng sâu phía tây của tỉnh. Thế nhưng vẫn không quên được “quê cũ”, vì vậy cứ khoảng 10-12 năm một lần, cọp lại quay về để thăm lại nguồn cội của mình. Nếu không phải là cọp, thì sao từ khi mãnh thú xuất hiện, gần như số chó trong thôn đều không dám sủa, khi có người lạ?

Kể từ khi bị mãnh thú rượt từ tối chủ nhật vừa rồi, con chó đã bỏ ăn và thường xuyên bỏ trốn vào góc nhà, bà Ngọc, người dân ở Sơn Trà cho biết.

… hay chỉ là chuyện đồn nhảm?

Trong khi sự thật chưa được cơ quan chức năng làm sáng tỏ, thì một số người dân đã chọn cách tự vệ cho mình nhằm tránh sự tấn công của mãnh thú bằng cách: cầm theo dao, rựa mỗi khi ra khỏi nhà.

Sáng 11/5, người dân ở xóm Bàu, thôn Tân Hy, xã Bình Đông, lại báo tin nhìn thấy một con thú to bốn chân, màu xám đen lảng vảng trên đường dẫn về thôn này. Bà Phạm Thị Kiện kể: “Khoảng 3h sáng tôi thức dậy đi vệ sinh thì thấy một con thú to ước chừng phải 40 kg, thở hồng hộc chạy qua chạy lại trước ngõ. Không tin ở mắt mình, tôi đánh thức em gái dậy cùng nhìn thấy con thú đó”.

Sáng hôm ấy “thú lạ” tiếp tục giết chết chó nuôi của gia đình anh Lê Văn Đừng ở xóm Bàu. Con chó này cũng bị ăn thịt trước sân nhà, mất phần đầu, thân mình xé nát và không còn nội tạng bên trong, tương tự như chuyện xảy ra ở thôn Sơn Trà. Người dân cho rằng, dã thú đã di chuyển từ khu vực thôn Sơn Trà sang thôn Tân Hy, xã Bình Đông.

Chiều 11/5, ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi cho biết sau gần một ngày phối hợp tìm kiếm, 20 cán bộ kiểm lâm huyện, tỉnh, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương, cùng với chó nghiệp vụ tại khu vực núi Đình và gành cửa Kẽm, nơi người dân Sơn Trà cho rằng mãnh thú ẩn nấp chưa phát hiện được dấu vết gì.

Còn ông Nguyễn Trung Công, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Bình Sơn cho biết cán bộ của Hạt kiểm lâm huyện đã nhiều lần về thôn Sơn Trà để kiểm tra và xác minh việc mãnh thú xuất hiện cắn chết trên 20 con chó của các gia đình, nhưng thông tin quá mơ hồ nên không thể nói đó là con vật gì, có hay không. Và với những gì mà người dân đã kể thì nếu có thì đó chắc chắn không phải là gấu, vì gấu rất hiếm khi ăn thịt sống, hoặc lục phủ ngũ tạng của chó.
Mặt khác không loại trừ khả năng chỉ là tin đồn, hoặc “trông gà hoá cuốc”.

Trận càn săn dã thú

Làng chài Sơn Trà chiều 11/5 rộn ràng chuẩn bị cho chuyến vào núi Đình săn dã thú. Hơn 30 cán bộ kiểm lâm cơ động, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu Dung Quất, dân quân tự vệ… cũng đã tập hợp đông đủ. Họ cùng dân địa phương hợp thành đoàn săn gần 100 người, chia thành nhiều nhóm, mang theo gậy gộc và súng gây tê, lùng sục khắp núi Đình đến các gành đá ven làng Sơn Trà.

Trước khi bắt đầu chuyến săn, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Ngãi Nguyễn Văn Hân một lần nữa kiểm tra các vết chân thú để lại trên cát. Vết như vết chân mèo nhưng to lớn hơn gấp 7-8 lần. “Đây không phải dấu chân loài gấu, vì loài này không thể tấn công chó và ít khi ăn thịt động vật. Hy hữu, dấu chân này có thể là beo đốm”, ông Hân phán đoán.

Kế hoạch đưa ra là dù gấu hay beo đốm, nếu phát hiện con thú thì không giết chết, không đánh mà dùng súng gây mê bắn để bắt sống. 14h ngày 1/5, chuyến đi săn bắt đầu. 7 chú chó nghiệp vụ được thả ra. Chúng đánh hơi vết chân thú để lại trên bờ biển rồi lao đi. Mọi người hướng về núi Đình phía trước cao hàng chục mét so với mặt nước biển với nhiều hang hốc, dốc đá, bụi rậm…, nơi nghi ngờ con “thú lạ” đang lẩn trốn.

Những chú chó săn thoăn thoắt phóng lên những dốc đá cao, bắt đầu đánh hơi từng bụi rậm, hang đá. Những nhóm người vừa tìm vừa cầm cây gõ, cùng với tiếng chó sủa vang động cả không gian. Tiết trời nắng nóng, đoàn người đi săn hết bò trườn lên dốc đá đến rẽ lối trong từng bụi rậm dây leo chằng chịt, “soi” vào từng hang hốc nghi ngờ con thú ẩn nấp, lưng ướt đẫm mồ hôi. Song bóng dã thú vẫn mịt mờ…

Suốt 4 giờ đồng hồ cùng chó nghiệp vụ tìm khắp hang cùng, ngõ hẽm ở làng chài Sơn Trà, xã Bình Đông, cuộc săn phải dừng lại vì trời tối và là giờ của thú hoang hoạt động. Song để bảo vệ an toàn cho người dân nơi đây, Chi cục trưởng Kiểm lâm tiếp tục chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn huyện Bình Sơn tiếp tục bám sát địa bàn, theo dõi để kịp thời xử lý, bắn đạn gây tê khi có dã thú xuất hiện trở lại.

Liên tiếp trong hai ngày 9 và 10/5, UBND xã Bình Đông đã ban hành hai văn bản thông báo cho nhân dân và báo cáo cơ quan chức năng huyện, tỉnh về việc thú dữ phá hoại tài sản.

Theo đó, người dân thôn Sơn Trà được chính quyền địa phương khuyến cáo từ 19h đến 4h30 sáng không được qua lại khu vực Vức 3 (núi Đình), nhất là trẻ em. Còn người lớn ra đường thì phải chủ động, cảnh giác.

(tổng hợp)
____________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện môi trường, Chuyện Sinh học, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước, Thế giới tự nhiên | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Nô lệ lao động – Không có giải pháp?

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 9, 2011

Tin cảnh sát Nga cho biết hôm thứ Năm (5/5) cho biết: Cảnh sát Nga đã bắt giữ khoảng 500 người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp tại làng Malakhovka, ngoại ô Matxccơva. Cuộc truy quét do Cơ quan Di trú Liên bang, An ninh Liên bang và Bộ Nội vụ phối hợp thực hiện.

Nạn nhập cư bất hợp pháp

Theo Novosti, Cảnh sát đã bắt và tạm giam khoảng 600 công dân Việt Nam không có giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, bản tin sau đó của Interfax đưa ra số người bị bắt là 510.

Những người này đang làm việc tại một xưởng may áo khoác và áo jacket, đang sống với gia đình của họ tại xưởng may nơi làm việc.

Thư ký báo chí Zalina Kornilova của Cơ quan Di trú Liên bang nói với Interfax rằng không ai có giấy tờ và cũng không nói được tiếng Nga.

Trong số người này có cả những phụ nữ đang mang thai, trong điều kiện sống mà theo bà Zalina Kornilova là “hoàn toàn mất vệ sinh, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn phòng cháy chữa cháy”.

Chính quyền đang điều tra để xác minh ai đã lập ra xưởng may.

Dược biết, Nga đang phải đấu tranh để cắt dòng người lao động nhập cư bất hợp pháp, hầu hết là những người đi du lịch đến Matxccơva và những thành phố lớn khác của Nga là từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Khoảng 10 phần trăm lực lượng lao động của Nga được cho là đến từ nước ngoài.

Tháng trước, cảnh sát Matxccơva phát hiện một “thành phố ngầm” với hơn 100 người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Á sản xuất phụ tùng máy may.

Thị trưởng Matxccơva, Sergei Sobyanin, ước tính rằng có khoảng hai triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sống tại Matxccơva , trong khi Cơ quan Di trú Liên bang cho rằng chỉ có 340.000 người nhập cư ở thủ đô, với khoảng 155.000 người trong số đó không đăng ký.

Nộp phạt để được thả

Ngày 6/5, nhiều người đã được thả sau khi chấp nhận nộp phạt.

Những người bị bắt đều không có giấy tờ hợp lệ. Chuyện những người Việt làm việc bất hợp pháp tại Nga bị bắt xảy ra rất thường xuyên trong những năm gần đây, tuy nhiên, vụ ngày 5/5 gây nhiều chú ý vì số lượng người bị bắt giữ rất lớn.

Theo một nữ nhân chứng vừa được thả vào khoảng hai giờ sáng ngày 6/5, sau khi chủ doanh nghiệp chấp nhận nộp tiền « phạt » thì khủng khiếp nhất là đợt bắt bớ này. Đầu tiên họ vào, họ kiểm tra, họ lôi tất cả ra, họ tịch thu điện thoại, rồi họ không trả. Điện thoại đắt tiền cũng như điện thoại không đắt tiền họ cũng thu. Đến chiều tối, họ cho về các xưởng. Nhưng họ không cho ăn, cũng không cho ra ngoài, không cho nấu nướng, cũng không cho đi toa-lét. Có người không nhịn được, phải đi toa-lét ngay tại trong phòng. Bắt được là nó đánh.
Một số người lo sợ bị vào trại, bị vào tù, người ta vượt tường ra. Có người rơi xuống ngã gẫy chân, sai khớp, hầu hết chân tay đều xây xướt hết. Nếu mà bắt được thì nó đánh ác lắm.

Chị ta nói: Cảnh sát lăn tay, rồi chụp ảnh, rồi nó cho lên truyền hình. Nó phát đồ ăn rồi nó chụp ảnh. Từ Tết đến giờ, sang tháng Tư, tháng Năm, chúng tôi chạy tổng cộng là bốn lần rồi. Chủ cũng không còn vực được lên nữa. Chúng tôi cũng cứ sống vạ vật. Hiện nay, tôi phải ra chợ để tin bạn bè, mỗi người giúp đỡ cho một tý. Thậm chí tôi chạy, chẳng còn quần áo, hộ chiếu tôi cũng bị mất luôn. Hầu như tất cả chúng tôi đều bị mất, không phải chỉ mình tôi.
Lúc hai giờ rưỡi sáng nay, chủ đến chuộc cho tôi về. Hôm nay, tôi ra chợ để đi tìm việc làm khác.

Chúng tôi thuê ở địa điểm này, chủ mặt bằng bảo chúng tôi là, đã « bảo kê » công an địa phương tốt rồi. Chúng tôi là những công nhân đến làm, chúng tôi cũng hỏi chủ rằng, nếu chỗ này an ninh có an toàn thì công nhân chúng tôi mới đến. Cũng có chủ làm được một năm, cũng có chủ làm được năm rưỡi, hai năm, đấy là mấy năm trước là được như thế.
Chúng tôi bảo, cứ nuôi béo rồi chúng nó lại thịt. Tức là đến làm được ít tháng, cho mình hồi hồi vốn, song rồi nó lại gọi quan trên đến, nó thu xong tiền, rồi … Hầu như đến mặt bằng nào cũng vậy, được ba bốn tháng là đóng. Đấy là hai năm trước. Còn từ hai năm nay, cứ đến mặt bằng này được một vài tháng, tháng đầu phải bỏ vốn ra để làm nhà, làm xưởng, máy móc. Chủ mặt bằng bảo: thuê tốt, công an tốt, yên tâm! Làm được hai tháng, ba tháng, thế là tự nhiên các « ban bệ » lại đến, thế là tự nhiên chúng tôi lại mất trắng.
Người được bảo kê cũng là công an. Thường là ở bên này, các chủ mặt bằng cho thuê đều có vai, có vế, có chức vụ. Cứ được vài tháng, nó lại bảo đây không phải là công an địa phương, mà do Ô-môn (cảnh sát đặc nhiệm), OVIR (tên cũ của Cục phụ trách visa) – sở Ngoại kiều đến, vì vậy nó không kịp báo cho mình. Cũng có lúc nó tăng (giá) lên vào tháng thứ ba, tháng thứ tư. Nếu chúng tôi không chấp nhập lên giá, vài ngày sau là sở Ngoại kiều đến, là công an Kinh tế đến bắt luôn.

Bây giờ còn xưởng khác. Xưởng khác không ra được. Chỉ có mua vé về nước thôi. Tôi có mấy người bạn. Họ về từ ngày 25 tháng trước rồi. Cứ về là coi như trục xuất luôn. Nếu chủ mà không xuống tiền, thì nó hành công nhân, bắt cho về.

Các chủ xưởng cũng như công nhân, đã chót bán nhà, bán cửa ở Việt Nam sang rồi. Cứ thua keo này, lại bày keo khác, cứ cố. Xấu hổ với bà con, chẳng nhẽ « mang chuông đi đấm nước người », đi rồi chẳng lẽ về tay không. Người ta ở nhà làm ăn ầm ầm. Người ta cứ tuần tự vi tiến, trăng đến rằm, trăng tròn, là người ta tiến được. Nhưng mình cứ cố gắng theo, bây giờ về xấu hổ với bà con hàng xóm, với họ hàng, cho nên biết là bắt bớ vẫn cứ phải sống chui, sống lủi, như vậy. Thân của những người tha phương cầu thực là thế đấy chú ạ. Chứ còn bây giờ, bạn bè tôi những người nào bị trục xuất thì về hết, nếu không thì sống chui lủi, sống vườn rau, lao động rất khổ sở.

Nhân chứng trên kết luận:Cũng nói thật với chú là chỉ mong sao đủ tiền để về thôi chú ạ!

Nô lệ lao động?

“Nô lệ lao động” là cụm từ đã được sử dụng để nói về tình trạng của hàng ngàn lao động Việt Nam ở các cơ sở lao động không hợp pháp tại Liên bang Nga, trong một văn bản của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga gửi tới một loạt cơ quan chức năng trong nước.

Tại thời điểm hiện nay, “câu chuyện” những lao động Việt Nam bị bóc lột thậm tệ tại Liên bang Nga vẫn còn nguyên tính thời sự, cho dù văn bản trên được phát hành từ năm 2008.

Trong văn bản từ 3 năm trước, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết, khi nước Nga thắt chặt việc đánh thuế các mặt hàng nhập khẩu từ cường quốc về hàng dệt may với giá rẻ như Trung Quốc thì hàng loạt các xí nghiệp may đã ra đời, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là những người tiêu dùng có thu nhập thấp trên thị trường Nga. Trong bối cảnh này, đã ra đời những xí nghiệp may “đen” với quy mô từ vài chục máy đến hàng trăm máy.

Theo số liệu của các cơ quan bảo vệ pháp luật Nga thì lúc đó quanh vùng ngoại ô thủ đô Matxccơva có khoảng hơn 500 xí nghiệp may như vậy, với số lượng công nhân lên đến 20.000 người, mà đa số là được đưa từ Việt Nam sang.

“Người lao động đã bị bóc lột một cách thậm tệ, bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân, không được liên lạc với bên ngoài”, văn bản nêu rõ.

Cũng theo thông tin mà Đại sứ quán có được thì người lao động buộc phải làm việc từ 12-14 tiếng trong một ngày mà không có ngày nghỉ. Họ được hứa là sẽ trả lương cao nhưng có nơi, theo công nhân tố cáo đã hàng năm công nhân không được nhận lương vì chủ xưởng đã trừ hết khoản này đến khoản khác.

Thậm chí, nhiều chủ xưởng sau hàng năm bóc lột sức lao động của hàng trăm công nhân thì đã bỏ trốn và trước khi bỏ trốn đã báo cho công an sở tại đến bắt những người lao động không hợp pháp.

Văn bản của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cũng nhấn mạnh: cuộc sống của những người lao động tại các xưởng may nói trên quả là đáng báo động. Ở nhiều nơi, khoảng 50-60 người sống trong một căn phòng tập thể, giường tầng, các đôi nam nữ được ngăn cách bởi những tấm vải che với diện tích chỉ vài m2…

Cầu cứu giải thoát

Nhận định được Đại sứ quán đưa ra là “tình trạng những công nhân Việt Nam lao động trái phép tại Nga ngày càng tăng”. Trên thực tế, nhiều cuộc điện thoại đã được gọi về các phòng ban của Đại sứ quán để cầu cứu, giải thoát vì cuộc sống quá bức bách. Nhưng ngay cả đến Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nga cũng đành bó tay vì tất cả những người gọi đến đều không biết mình đang ở đâu. Bởi họ không biết tiếng Nga và bị giam biệt lập với thế giới bên ngoài.

Bên cạnh đó, những cơ quan thông tin đại chúng Nga đã nhiều lần đưa tin bằng hình ảnh chỗ làm việc, nơi sinh sống của lao động Việt Nam tại các xí nghiệp may “đen” này, đã làm cho nhân dân địa phương vốn đã không có thiện cảm với người lao động châu Á, có cái nhìn phiến diện với những người lao động Việt Nam.

Câu chuyện về hàng chục nghìn lao động Việt Nam đang bị bóc lột thậm tệ, dẫu bắt đầu từ 3 năm trước, vẫn khiến các vị đại biểu Quốc hội trong đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đến Liên bang Nga vào giữa tháng Tư vừa qua không khỏi bất ngờ.

“Những hiện tượng như bắt lao động theo hình thức khổ sai 12-14 tiếng một ngày, không trả lương, không cho tiếp xúc với bên ngoài và khi có biến động thì sẵn sàng bỏ công nhân chạy trốn pháp luật, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho những người lao động không biết mình đang ở đâu, không giấy tờ tùy thân và cũng không có khả năng tài chính để mua vé trở về Việt Nam” – báo cáo của đại sứ quan Việt Nam ở Nga viết.

Các cơ quan chức năng làm gì?

Báo cáo của Ban công tác cộng đồng – Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đề ngày 15/11/2010 còn cho biết, trong năm 2010, do thay đổi chính sách của hàng rào thuế quan, các xưởng may không hợp pháp ngày càng làm ăn phát đạt, vì vậy số lượng các xí nghiệp may này ngày càng tăng.

Và con số những xí nghiệp may “đen” câu kết với những phần tử biến chất trong bộ máy chính quyền địa phương lừa gạt người lao động từ trong nước sang ngày càng nhiều.

Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội đàm giữa các nhà doanh nghiệp, giữa các nhà sản xuất kể cả những cuộc gặp với những chủ xí nghiệp sản xuất không hợp pháp, để tìm cách tháo gỡ khó khăn, tìm phương thức làm ăn hợp pháp, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho bà con ta trong kinh doanh và trong sản xuất.

Tuy nhiên, dường như những việc đó không mang lại kết quả mang tính định lượng hơn.

Trong khi đó, ghi nhận từ chuyến công tác vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng, thực trạng “khổ sai” của hàng chục ngàn lao động Việt Nam dường như vẫn chưa được cải thiện.

Không chỉ là thông tin thu thập được, mà cả những cảm nhận chân thực hơn từ chuyến đi đã khiến ông Hiền hơn một lần nhấn mạnh cảm giác “đau lòng” khi nói về thực trạng này.

Bởi, chính ngay khi đoàn công tác đặt chân đến Nga cũng là lúc một số phương tiện truyền thông đưa tin 4 người Việt Nam đã thiệt mạng khi một kho chứa vải bị cháy, vì họ không thể thoát thân trong tình cảnh bị chủ nhốt.

Và, ngay tại sân bay quốc tế Domodedovo, trước khi về Việt Nam, đoàn cũng đã tình cờ gặp một số người lao động vừa may mắn thoát ra được khỏi những xưởng may đen với ký ức hãi hùng.

Trên suốt chuyến bay trở lại Việt Nam, câu chuyện giữa Chủ nhiệm Hiền và các thành viên trong đoàn đã không “thoát” được nỗi ám ảnh về sự cơ cực mà hàng nghìn công nhân Việt Nam đã và đang phải trải qua.

Vì, số phận của mỗi lao động không chỉ liên quan mật thiết đến hình ảnh của đất nước mà còn gắn chặt với cuộc sống của gia đình và người thân của họ. Sự “mất tích” của họ cũng đồng nghĩa với sự bất ổn của hàng nghìn gia đình nghèo, vốn đã rất nhiều khó khăn.

Suốt hành trình trở về, một câu hỏi cứ trở đi trở lại với nhiều thành viên trong đoàn công tác là “có thể giải quyết căn cơ tình trạng này được hay không?”.

Trao đổi với VnEconomy, Chủ nhiệm Hiền nói rằng, theo quan điểm của ông thì hoàn toàn có thể làm được, nếu có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng Việt Nam với Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và các cơ quan chức năng của nước sở tại. Song sự chủ động, quyết liệt phải từ chính các cơ quan trong nước.

Ông Hiền cũng cho biết, sau chuyến công tác trở về, ông đã gặp và trao đổi với một vị thứ trưởng Bộ Ngoại giao về thực trạng và giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề lao động Việt Nam tại Nga.

Tới đây, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế cũng dự định sẽ làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để trao đổi sâu hơn về vấn đề nói trên.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin từ Ủy ban, đến thời điểm hiện tại, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng chỉ nắm được số lao động đi làm việc theo hợp đồng ở châu Âu, còn riêng ở Nga là bao nhiêu thì không có số liệu cụ thể.

Là thành viên trong đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế, ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cũng cho biết: “Nghe những cán bộ có trách nhiệm ở Đại sứ quán Việt Nam tại Moskva nói về tình cảnh người lao động Việt tại các “xí nghiệp đen” thật quá đỗi đau lòng”.

Vị đại biểu của dân này đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của các đơn vị trong nước tuyển và xuất khẩu lao động sang Nga, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước để người lao động bị “bán” cho các xí nghiệp “đen” khi đến nước Nga, đẩy người lao động Việt Nam, đa số là những thanh niên nghèo khổ ở nông thôn, lâm vào tình cảnh này.

Ông Lịch đề nghị, với quyền hạn được trao, các ủy ban liên quan của Quốc hội có thể tổ chức phiên “điều trần” xung quanh vấn đề lao động Việt tại Nga để qua đó làm rõ hơn thực trạng cũng như giải pháp giải quyết căn cơ vấn đề đã kéo dài nhiều năm và đang trở nên trầm trọng này.

(tổng hợp)
___________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện pháp luật, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước, Chuyện đời sống, Kinh tế, Người Việt hải ngoại, Tin tức nổi bật | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Chuyện xứ Thanh: Cứu đói khẩn cấp

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Năm 2, 2011

Đói trên diện rộng

NNVN số ra ngày 26/4 có bài “Đa Lộc đói”. Tuy nhiên, cái đói không chỉ diễn ra chỉ ở Đa Lộc (Hậu Lộc- Thanh Hóa) mà đang lan rộng ở tỉnh Thanh.

Ngày 9/4/2011, GĐ Sở LĐ- TBXH tỉnh Thanh Hóa đã có công văn khẩn gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo tỉnh có biện pháp cấp bách ứng cứu đói cho hàng chục ngàn hộ dân trong thời điểm đói giáp hạt. Tuy nhiên, đến thời điểm này văn bản đó vẫn chưa nhận được chỉ đạo của UBND tỉnh. Chính vì thế tình trạng người dân đói, đứt bữa đang diễn ra trên diện rộng của tỉnh một cách đáng báo động.

Trước Tết Nguyên đán, Thanh Hóa được TW hỗ trợ gạo cứu đói với tổng số 4.300 tấn. Toàn bộ số gạo này đã được cấp phát đến cho các đối tượng để có gạo ăn Tết. Tuy nhiên, sau Tết tình hình giá cả các mặt hàng, nhất là lương thực, thực phẩm đều đồng loạt tăng giá khiến đời sống người dân, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn càng khó khăn hơn. Sở LĐ-TB-XH tỉnh này đã thành lập 6 đoàn đi kiểm tra tình hình đời sống của người dân và nhận thấy trong số 27 huyện, thị, TP của tỉnh thì có 6 huyện cam kết tự cân đối được nguồn lương thực để cứu đói cho nhân dân. Số còn lại đang rất cần sự hỗ trợ từ phía các ngành, các cấp. Theo tính toán, với 241.558 nhân khẩu đang bị đói cần khoảng 3.759 tấn gạo tiếp tế để giải quyết tạm thời giai đoạn đói giáp hạt này.

Bao nhiêu nhân khẩu bị đói?

Bà Nguyễn Thị Lý- PGĐ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Qua kiểm tra, đối tượng đói giáp hạt phần lớn tập trung vào các huyện miền núi và vùng ven biển. Trong đó, 7 huyện nghèo thuộc vùng 30a được coi là trọng điểm của kỳ đói giáp hạt này”. Bà Lý liệt kê số nhân khẩu bị đói ở các huyện cụ thể như sau: Quảng Xương 21.940 người, Thạch Thành 19.906 người, Ngọc Lặc 16.667 người, Nga Sơn 16.284 người, Tĩnh Gia 15.915 người, Bá Thước 14.072 người, Cẩm Thủy 12.671 người, Mường Lát 9.042 người, Quan Sơn 8.200 người…

Con số mà ngành LĐ- TBXH nắm được cho đến thời điểm này, toàn tỉnh hiện có 241.558 nhân khẩu của 93.283 hộ dân đang rơi vào diện đói gay gắt.

Ngày hôm qua (26/4), ông Mai Văn Ninh- Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đi thị sát tại xã Đa Lộc của huyện Hậu Lộc. Ông Mai Văn Ninh chia sẻ những thiệt hại mùa màng của nhân dân và động viên mọi người cùng đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu các Sở: KH-ĐT, Tài chính, NN- PTNT căn cứ vào nguồn kinh phí chống hạn của TƯ để ưu tiên bố trí kinh phí chống hạn cho huyện Hậu Lộc và hỗ trợ nhân dân bơm nước chống hạn. Yêu cầu huyện Hậu Lộc và các xã rà soát lại các hộ thiếu đói, đề xuất với các ngành chức năng của tỉnh kịp thời hỗ trợ gạo cho nhân dân một cách sớm nhất.
Các huyện Hậu Lộc, Triệu Sơn, Hoằng Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn thì cam kết sẽ tự cân đối được nguồn lương thực để ứng cứu cho đồng bào. Song như NNVN hôm qua có bài: “Đa Lộc đói” thì thấy công tác cứu trợ cho số đồng bào bị đói ở các xã vùng ven biển của huyện Hậu Lộc hiện vẫn chưa thực làm được như cam kết.

Qua kiểm tra tình hình lúa chiêm xuân trên địa bàn của tỉnh, từ miền núi đến đồng bằng, ven biển, chúng tôi thấy thời vụ đã bị đẩy lên so với dự kiến ban đầu của ngành nông nghiệp. Ông Nguyễn Xuân Sang- PGĐ Sở NN – PTNT tỉnh Thanh Hóa cho hay: “Diện tích lúa chiêm xuân trà sớm sẽ trổ chậm hơn 17- 20 ngày so với khung thời vụ. Chính vì thế phải cuối tháng 5 lúa mới có thể cho thu hoạch”. Điều này cho thấy công tác cứu đói cho đồng bào thời kỳ này cần phải được tính đến một cách kỹ lưỡng.

Theo Văn Hùng

______________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện đời sống, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Người khám phá hang động lớn nhất thế giới bị lãng quên!

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Ba 8, 2011

QUỐC NAM

SGTT.VN – Hồ Khanh (Phong Nha, Quảng Bình), người phát hiện hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng (Quảng Bình) đang bị lãng quên. Hay nói đúng ra, anh như bị bỏ rơi.

Sau phát hiện chấn động đó, chính quyền hứa hẹn tặng bằng khen cho “vua hang động” nhưng đến nay vẫn bặt tăm.

Bặt tăm lời hứa

Người dẫn đường số 1 của SGTT từng có mặt trên các trang truyền thông lớn như BBC, Daily Mail, The Sun…. Các báo ở Việt Nam chạy trang nhất về Hồ Khanh, người phát hiện hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng. Nhưng hai năm qua, sau phát hiện chấn động đó, Hồ Khanh như bị lãng quên trong khốn khó xót xa.
Đầu tháng 5.2009 khi Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh (British Caving Association) công bố phát hiện hang động lớn nhất thế giới, hầu như mọi chuyên gia nghiên cứu về địa mạo địa chất các châu lục đều hướng về Phong Nha – Kẻ Bàng, cái tên bình dị Hồ Khanh được xướng lên từ giới chuyên môn, khoa học gia, quản lý địa phương và truyền thông thế giới.
Khi đó, UBND tỉnh Quảng Bình từng phát ngôn sẽ tặng bằng khen và có phần thưởng cho Hồ Khanh nhưng hình như lời hứa cứ nhạt dần theo năm tháng. Ban quản lý di sản thiên nhiên thế giới cũng từng hứa báo cáo điển hình Hồ Khanh để tỉnh quan tâm, nhưng nó như “lời nói gió bay”. Mọi báo cáo về việc phát hiện ra Sơn Đoòng sau đó hầu như không nhắc đến “vua hang động”. Mỗi nhiệm kỳ mười hai tháng tổng kết, đánh giá hoạt động di sản đều không có một chiết từ nào nhắc đến công lao người thợ rừng đam mê hang động.
UBND xã Sơn Trạch đã từng hai lần đánh công văn gửi UBND huyện Bố Trạch, đề nghị Hồ Khanh xứng đáng được tặng bằng khen vì đã khám phá nhiều hang động tuyệt đẹp, trong đó có Sơn Đoòng nổi tiếng toàn cầu. Nhưng cho đến nay huyện Bố Trạch vẫn phớt lờ không có phản hồi.
Chúng tôi đã tìm gặp nhiều quan chức huyện, tỉnh thắc mắc vì sao Hồ Khanh xứng đáng thế không được xướng tên trong một bằng khen, nhiều người ngạc nhiên và nói một câu nhẹ hều: “Để xem xét lại”. Hồ Khanh đã bỏ cuộc đời lâm tặc là xứng đáng khen, Hồ Khanh đã tìm ra cho Việt Nam hàng chục hang động đẳng cấp thế giới là xứng đáng khen, sao cần phải xem lại? Bởi đó là công lao của lòng quả cảm cắt rừng lội suối và cảm hứng của niềm đam mê vô bờ.

Thất nghiệp

Giữa tiết trời giá rét, Hồ Khanh thu mình trong mái nhà ẩm thấp bên miền di sản. Nhắc đến những hang động đã tìm ra, Khanh say sưa kể, say sưa mô tả với tất cả mê hoặc của tâm hồn. Nhưng ẩn ức trong lồng ngực là nỗi buồn vô biên của một người bị bỏ rơi sau bao khám phá.
Kể từ ngày thế giới biết đến Sơn Đoòng thì Hồ Khanh lại khuất buồn sau nương rẫy mưu sinh. Không nghề nghiệp, Khanh phải tảo tần với ngô sắn để qua ngày. Trận lũ lịch sử năm 2010 quét qua làng nhỏ Phong Nha, nhà Khanh trôi mất 6 con dê, báo cáo thiệt hại vẫn không được trợ cấp cân gạo hoặc gói mì tôm. Tự lực kiếm sống, người chị ruột thấy anh không tấc đất làm ruộng đã cho gia đình anh mượn tạm chục thước đất cấy mỗi năm một vụ để cấp cứu trước mắt.
Biết anh là người phát hiện ra động Thiên Đường dài 31km, tập đoàn Trường Thịnh đầu tư khai thác du lịch đã mời anh làm hướng dẫn viên với mức lương 1,4 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng từ nhà đến điểm làm việc cả đi lẫn về mỗi ngày hơn 40km, hạch toán lại mức lương, thấy lỗ, Khanh đành trả lại hợp đồng, ở nhà quần quật với nương rẫy vì không kham nổi mức lương đó.
Nhà Khanh phải vật lộn với bốn miệng ăn, hai đứa con phải đi học, có khi phải vay mượn để sống. Khó khăn vô biên. Nhưng trong muôn vàn hiểm nghèo đó, Khanh vẫn cháy bỏng ngọn lửa tìm kiếm hang động mới. Anh nói: “Đoàn chuyên gia hang động Anh phán đoán tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng còn có một hang động ngang bằng hoặc hơn Sơn Đoòng và đang nhờ mình tìm kiếm”.
Khanh cho biết, trong năm 2011 anh sẽ thực hiện 4 chuyến đi rừng để tìm hang động bí ẩn này, mỗi chuyến đi kéo dài khoảng 10 ngày, và mọi thứ đều vay mượn để thực hiện. Bởi đó là đam mê không thể lột bỏ. Không thể bào mòn.
Hồ Khanh (42 tuổi, ở Phong Nha, Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) là người khám phá ra 12 hang động tuyệt đẹp tại Phong Nha – Kẻ Bàng và anh được các chuyên gia hang động thế giới ưu tiên quyền đặt tên 12 hang động trên. Trong số các hang động đó có Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, Thiên Đường 31km. Số còn lại được đánh giá là kỳ quan của lòng đất và các kiến tạo địa mạo.

__________________________________________________________

Posted in Chuyện du lịch VN, chuyện khó tin, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước, Di tích | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Sinh viên trường y không biết cách tránh thai

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Ba 4, 2011

– “Tôi hi vọng sau này chúng ta không phải là đồng nghiệp của nhau” – Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hồng Minh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cảm thấy buồn vì nhiều người đến phá thai lại chính là những người sau này sẽ trở thành đồng nghiệp của chị.

Em mới học đến tiêm thôi

“Bọn em đi xe buýt từ sáng sớm, lên Hà Nội xa một tí nhưng không có ai quen cả, chứ ở bệnh viện dưới tỉnh không may gặp thầy cô giáo thì nguy” – Nguyễn Thị L. (SN 1991, học trường trung cấp Y tế Bắc Ninh) cùng bạn trai lên Bệnh viện Phụ sản TƯ để… giải quyết hậu quả.

“Sống cùng anh ấy hạnh phúc lắm, chúng em không cãi nhau, chỉ ái ngại nhất là ngày đèn đỏ mãi chưa đến. Em mua que thử thai về thì phát hiện mình có thai” – L. hí hửng.

Người bạn trai ngồi bên cạnh L., (hiện đang học cùng trường em) với mái tóc xơ xác vì thuốc nhuộm chỉ tếu táo: “Tại em đấy!”.

Khi nghe hai người giới thiệu mình đang học trường y, chúng tôi giật mình “học sinh trường y mà không biết cách tránh thai ư?”, thì cô gái đỏ mặt chỉ nói: “Em mới học đến tiêm thôi, thi thoảng được đo huyết áp, còn… cái đó em chưa biết”.

Tin bói quẻ hơn kiến thức y khoa

Là chuyên viên tư vấn Tâm lý của Trung tâm AVR, chị Lê Thị Hằng từng tiếp rất nhiều cuộc điện thoại vội vã của khách hàng trẻ tuổi hỏi về các biện pháp tránh thai sau khi đã trót quan hệ. Chị nhớ cách đây hai năm, đang trực ca đêm ở công ty thì một cô bé gọi điện đến muốn được tư vấn vì: “Em đã nhiều lần vào nhà nghỉ với bạn trai…”

Nghe cô bé thổ lộ, chị Hằng không khỏi giật mình vì cách tránh thai… xem quẻ trên mạng cho cả tháng của cô.

“Nếu quẻ thẻ nói có thể dính bầu, em sẽ tránh những ngày đó. Trong tháng vừa rồi, quẻ thẻ cho biết em có thể quan hệ thoải mái mà không sợ mang bầu. Nhưng đợi mãi, em vẫn chưa thấy kinh nguyệt”.

Sau khi tư vấn cho em cách xử lí, tôi có hỏi em còn đang đi học hay đã đi làm rồi, thì em vẻ ngượng ngùng cho biết: “Em là sinh viên y khoa…”

Em biết tất cả trừ… tránh thai

“Tôi hi vọng sau này chúng ta không phải là đồng nghiệp của nhau” – Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm tư vấn sinh sản và kế hoạch hóa gia đình – Bệnh viện Phụ sản Trung ương cảm thấy buồn vì nhiều người đến phá thai lại chính là sinh viên trường Y – người sau này sẽ trở thành đồng nghiệp của chị.

“Trong khi có nhiều người đang ngày đêm khao khát có một đứa con thì những cô cậu sinh viên y khoa – người có hiểu biết về sức khỏe lại phá thai đến 3,4 lần mà mặt vẫn tỉnh queo”.

BS Minh nhớ lại, cách đây mấy năm, một cô gái với cái bụng bầu hơn 3 tháng, tự giới thiệu mình đang là sinh viên y khoa.

____________________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện đất nước, Giáo dục Việt Nam | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Người đàn bà gốc Việt đứng sau 15 quan tham Trung Quốc

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Hai 21, 2011

Lý Vi, nữ tỉ phú người Trung Quốc gốc Việt, có liên quan đến hầu hết các vụ rơi đài của số quan tham từ cấp tỉnh thành đến cấp bộ của Trung Quốc…

Trong khi những chiếc “ô dù to” của bà ta vẫn phải ngồi tù hoặc bị kết án tử hình, còn bà ta đã được trả tự do vào đầu năm 2011. Vụ “người tình công cộng” này đang gây xôn xao trong dư luận Trung Quốc: người phụ nữ 48 tuổi này là ai mà có thể thao túng các quan chức hàng đầu ở Trung Quốc từ năm 1993 đến nay?

“Người tình công cộng”

Báo Tài Kinh số ra tuần này cho biết Lý Vi có quan hệ tình ái với hơn 15 quan chức cấp cao của Trung Quốc trong vòng 14 năm. Lý là người Trung Quốc gốc Việt, năm 7 tuổi (1970) cùng cha di dân đến châu Hồng Hà (Vân Nam) để kiếm sống. Thời thiếu nữ, Lý hành nghề tiếp thị thuốc lá, với tài ăn nói khéo léo và sắc đẹp vốn có, Lý đã biến giai đoạn này thành giai đoạn khởi nghiệp, làm giàu và xây dựng mạng lưới xâm nhập pháo đài của hệ thống quan chức địa phương cũng như các cấp khác.

Kết hôn với một lãnh đạo trong ngành thuốc lá ở châu Hồng Hà, với uy thế và mối quan hệ của chồng, Lý Vi đã tiếp cận với giới quan chức cao cấp trong mọi lĩnh vực từ an ninh đến ngân hàng, không chỉ của Vân Nam mà còn của nhiều tỉnh thành khác. Lý trở thành tình nhân lẫn môi giới cho các quan chức để thực hiện các phi vụ làm ăn kiếm tiền triệu. Nhiều quan to đang bị giam ở nhà tù Tần Thành (Bắc Kinh).

Quan tham ở Trung Quốc thường gắn liền với cụm từ có “nhân tình hàng loạt”, một ông có đến hàng chục cô nhân tình để cung phụng. Tuy nhiên, để làm “người tình công cộng” cho quan tham cao cấp thì chỉ có thể là Lý Vi, báo Tài Kinh nhận xét.

Chẳng hạn, Lý làm quen với Đỗ Thế Thành – cựu bí thư Thành ủy TP Thanh Đảo, Trần Đồng Hải – cựu tổng giám đốc Công ty dầu khí Sinopec – và trở thành nhân tình của hai ông quan này, lập nên liên minh bộ ba tham nhũng từ năm 2004-2009.

Chính Trần Đồng Hải là bước đệm vững chắc cho Lý Vi bước vào lĩnh vực bất động sản. Rất hào phóng, dịp lễ tình nhân năm 2004, Trần Đồng Hải đã rút khỏi Công ty TNHH bất động sản Thái Sơn và đem cổ phần của ông ta chuyển nhượng “tình cảm” cho hai công ty do Lý Vi quản lý, giá trị lên đến hàng tỉ nhân dân tệ. Trở thành một người có tầm ảnh hưởng đối với Vương Ích – nguyên phó giám đốc Ngân hàng Phát triển quốc gia Trung Quốc, Lý Vi đã sở hữu số tài sản bằng cổ phiếu và cổ phần liên quan đến ông này lên đến 1,62 tỉ USD.

Thoát nạn nhờ ô dù?

Khi các quan tham xộ khám thì có một điều lạ là Lý Vi lại bị kêu án rất nhẹ hoặc thoát hẳn đồ hình, báo Thanh Niên Trung Quốc ngày 16-2 nhận xét. Năm 2001, khi Lý Gia Đình – cựu bí thư Tỉnh ủy Vân Nam – bị bắt điều tra, Lý Vi cũng từng bị cơ quan chức năng tạm giữ điều tra cùng với Từ Phúc Anh (vợ của Lý Gia Đình), nhưng sau đó Lý Vi lại thoát tội, còn quan Lý bị kêu án tử hình và vợ y thì đi tù.

Ngay sau đó, Lý Vi chuyển đến Bắc Kinh và làm thân với Lưu Chí Hoa, phó chủ tịch thành phố này, và bắt đầu bành trướng kinh doanh ở đây. Ước tính tài sản của Lý Vi ở Bắc Kinh có 183 trạm xăng dầu, hơn 20 công ty kinh doanh thuốc lá, bất động sản và quảng cáo trải dọc Bắc Kinh, Thanh Đảo, Thâm Quyến, Hong Kong và cả ở nước ngoài.

Chẳng những thế, câu chuyện Lý Vi thoát nạn gần đây để lại nhiều dấu hỏi trong dư luận. Năm 2006, Lý Vi bị bắt vì tội giả mạo hồ sơ thuế nhưng chỉ bị giam 4 năm và được thả vô điều kiện đầu năm 2011 rồi hạ cánh an toàn ở Hong Kong. Giải thích “chuyện lạ” này, báo Tài Kinh cho rằng sở dĩ Lý được đặc ân quá sớm vì trong nhật ký của bà ta chứa nhiều chứng cứ mới về các mối “quan hệ tình ái” với một số quan chức cấp cao khác, nếu giữ Lý lâu hơn sẽ gây hậu quả khôn lường. Thế nhưng tạp chí này không tiết lộ chi tiết gì thêm.

Chỉ có thể nói rằng Lý Vi đã xây dựng được một mạng lưới bảo hộ khổng lồ và hiệu quả cho bản thân khắp các tỉnh thành như Vân Nam, Thanh Đảo, Bắc Kinh và Quảng Đông. “Bạn không thể đầu tư hết mọi nguồn lực và cơ hội của bạn vào một người, bạn phải xây dựng mạng lưới các mối quan hệ rộng lớn, như thể một cây dù” – Lý viết trong nhật ký. Người phụ nữ này đã làm được điều ấy và khi các người tình ô dù của bà ta ngồi gỡ lịch hoặc nhận án tử thì bà ta đã thoát tội hoặc giảm nhẹ hình phạt của pháp luật mà tài sản không hề suy suyển.

Các quan chức liên quan đến Lý Vi đã bị kêu án:

– Trần Đồng Hải – cựu tổng giám đốc Công ty dầu khí Sinopec, công ty quốc doanh lớn thứ hai ở Trung Quốc – bị kết án tử hình năm 2009 do nhận hối lộ 28,4 triệu USD.

– Lý Gia Đình – cựu bí thư tỉnh ủy Vân Nam – bị kết án tử hình năm 2003 do tội tham nhũng.

– Lưu Chí Hoa – phó chủ tịch thành phố Bắc Kinh – bị tử hình năm 2008 do nhận hối lộ 1,45 triệu USD.

– Trịnh Thiếu Đông – nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, cựu lãnh đạo bộ phận điều tra tội phạm kinh tế Trung Quốc – đang bị giam tại nhà tù Tần Thành do liên quan đến tham nhũng.

– Hoàng Tùng Hữu – phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc – bị phạt tù chung thân do nhận hối lộ 812.300 USD.

(Theo Tuổi trẻ/Báo nước ngoài)
______________________________________________________________

Posted in Chính trị thế giới, chuyện khó tin, Chuyện pháp luật | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Hết đất ở, dân kéo nhau ra… nghĩa địa

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Hai 8, 2010

Vũ Cường – Xuân Sinh

Hơn chục năm nay, hàng trăm hộ dân thuộc các thôn Hải Thành, Hải Tiến, An Hải, Hải Bình và Minh Hải của thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đang phải sống chen chúc, thắc thỏm cùng với người chết trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn…

Mộ lấn nhà, nhà đè lên mộ

Đi dọc theo trục đường 49B, đoạn chạy qua thị trấn Thuận An, hình ảnh đập vào mắt du khách và người đi đường là cảnh những ngôi nhà mọc xen kẽ, được bao bọc giữa một “rừng” mồ mả.
Khu nghĩa địa Hải Thành (thuộc thôn Hải Thành, thị trấn Thuận An) rộng gần 7ha, trong 10 năm trở lại đây xuất hiện tình trạng một số hộ dân lên lấn chiếm các phần đất trống, đất mới dời mả để làm nhà ở. Theo quan sát của chúng tôi, trên khu nghĩa địa Hải Thành đang có hơn 40 ngôi nhà, cao tầng cũng có, lụp xụp cũng có đang chen chúc nhau cùng với những ngôi mộ.
Anh Nguyễn Văn Nên, một hộ dân sống trên khu nghĩa địa Hải Thành cho biết: “Tui lên đây đã hơn 10 năm rồi. Sau khi cưới vợ, vì nhà nghèo không có tiền mua đất làm nhà, thấy khu nghĩa địa còn có bãi đất trống nên lên đây dựng cái nhà ni để sinh sống. Lúc mới lên đây tui cũng thấy rờn rợn vì xung quanh toàn là mồ mả nhưng sống lâu giờ cũng thấy quen rồi”.
Ngôi nhà chưa đầy 15m2 của anh Nguyễn Văn Nên nằm ẩn mình trong một “rừng” mồ. Anh Nên cho biết thêm, có ngôi mộ nào vừa được di dời là người dân lên giành nhau để làm nhà ở ngay.
Vợ chồng anh Trần Ngọc Quốc và chị Nguyễn Thị Mơ cũng là một trong những gia đình chuyển lên khu nghĩa địa đầu tiên. Chị Mơ chia sẻ: “Trước đây, nhà tôi sống ở Cửa Lỗ nhưng vào năm 2000 bị Nhà nước thu hồi đất không biết phải đi đâu nữa nên hai vợ chồng kéo nhau lên đây dựng tạm căn nhà này để sống cho qua ngày. Tội nhất là bọn trẻ, lúc mới lên sống ở đây chúng sợ lắm, đi tiểu cũng phải mẹ đưa đi, không dám ra ngoài một mình”.
Căn nhà nhỏ của chị Mơ bị kẹp giữa hai ngôi mộ lớn, trong đó một ngôi nằm ngay bên cạnh giếng nước. Theo lời chị Mơ, không chỉ có lũ trẻ sợ mà ngay cả chị mỗi khi ra giếng tắm vào buổi đêm cũng thấy rờn rợn.
Ông Đào Lục, Trưởng thôn Hải Thành cho biết: “Hiện toàn thôn Hải Thành có 41 hộ dân đang phải sống trên mồ mả. Họ đều là những cặp vợ chồng trẻ, vì không có tiền mua nhà nên phải lên khu nghĩa địa làm nhà sinh sống. Chúng tôi đã nhiều lần tới nhắc nhở, cảnh cáo nhưng không hiệu quả. Cuối cùng chúng tôi buộc các hộ gia đình trên phải lập bản cam kết”.
Ông Đào Lục cũng cho biết không chỉ có thôn Hải Thành, ở thị trấn Thuận An còn có 4 thôn: Hải Tiến, Hải Bình, Minh Hải, An Hải cũng đang có tình trạng người dân đang phải sống chen chúc hết sức khổ sở bên những nấm mồ.
Anh Nguyễn Văn Tuấn (21 tuổi, ở thôn An Hải) cho biết: “Khu đất này là nơi chôn cất tổ tiên mình. Nhà mình đông con lại ít đất nên dòng họ cho mình mảnh đất này để làm nhà, vừa để có nơi nương thân vừa để trông coi mồ mả cho dòng họ. Sau này cưới vợ mình sẽ lên đây ở, không ở đây thì biết ở đâu”.

“Số hộ dân sống trên các khu nghĩa địa ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Năm 2009 trên khu nghĩa địa An Hải (thôn An Hải, thị trấn Thuận An) mới chỉ có gần 20 hộ nhưng tới đầu năm 2010 đã tăng lên con số 30”, ông Hà Thanh Diệu, Trưởng thôn An Hải, cho biết.
Một điều đáng buồn là diện tích của những ngôi mộ ngày càng nhỏ lại và những ngôi nhà thì mỗi ngày một phình to. Trong vài năm tới, những khu nghĩa địa này có còn là chỗ dành cho những người chết nữa hay không, hay sẽ trở thành khu định cư mới của người sống?

Khó khăn chồng chất khó khăn…

Là hộ gia đình chuyển lên khu nghĩa địa đầu tiên nhưng ngoài diện tích đủ để dựng một căn nhà nhỏ thì gia đình anh Nguyễn Văn Nên không còn một chút đất trống nào để sản xuất.
Anh Nên chia sẻ: “Trước đây mảnh đất ni còn rộng lắm, nhà tui còn có thể trồng rau nhưng giờ các chú xem đấy, mộ lấn nhà, nhà đè lên mộ, tứ phía đều là mồ mả. Nhà tui có 2 đứa con đang độ đến trường nhưng suốt ngày tui bắt các cháu phải ở trong nhà không dám cho ra chơi vì sợ giẫm đạp lên mộ, ảnh hưởng tới tâm lý của các cháu sau này”.
Trong những hoàn cảnh chúng tôi chứng kiến, có lẽ cảm động nhất là gia cảnh của 2 vợ chồng anh Lê Thanh Hạ (45 tuổi) và chị Nguyễn Thị Khanh (41 tuổi). Bốn con người đang phải sống dưới túp lều tạm bợ có diện tích chưa bằng diện tích một ngôi mộ. Anh Hạ suốt ngày ốm đau không thể lao động, cuộc sống của gia đình trông chờ vào việc đi lượm nhôm nhựa của chị Khanh và hai đứa con nhỏ.
Tưởng chừng “cuộc sống mới” sau khi đã có “chỗ ở” sẽ ổn định, yên bình, nhưng hàng trăm hộ dân sống trên mồ mả ở thị trấn Thuận An đang phải đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt là vấn đề nước sinh hoạt và nguy cơ dịch bệnh.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các hộ gia đình đều phải đi lấy nước từ vùng khác về để dùng bởi vì nguồn nước ở đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước thường có mùi hôi tanh, để lâu sẽ thấy xuất hiện váng màu vàng nhạt. Các gia đình khá giả hơn thì khoan giếng sâu 30-40m nhưng nước này cũng chỉ dùng cho việc tắm giặt còn nước dùng để nấu ăn, uống thì phải đi lấy từ nơi khác hoặc mua của những hộ dân bên kia đường.
Anh Nguyễn Văn Hời ở thôn Hải Thành tâm sự: “Nhà tui phải mua nước dùng thường xuyên với giá 1.500đ/lít, chứ nước ở đây không dùng được. Nhà tui phải dùng tằn tiệm lắm chứ tiền đâu mà mua mãi. Đặc biệt là vào những tháng mùa hè, các vùng đều bị hạn, họ không bán nước nữa nên đôi lúc nhà tui phải dùng nước ni để nấu ăn. Khổ lăm các chú à”.
Các hộ dân khu nghĩa địa này cũng cho biết khi dùng nước giếng tắm cho bọn trẻ thì xuất hiện các vệt đỏ trên da và rất ngứa nhưng sau một thời gian quen rồi thì thấy không sao nữa nên họ tiếp tục dùng. Tuy nhiên nếu cứ sử dụng nguồn nước này thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn, đặc biệt là những bệnh về da, đường ruột…
Mặc dù thị trấn Thuận An đã xây dựng hệ thống nước máy nhưng do hoàn cảnh các hộ gia đình đều thuộc diện rất khó khăn nên không có tiền để nối nguồn nước máy về nhà.
Ông Đào Lục, Trưởng thôn Hải Thành cho biết: “Hiện những hộ dân này đều nằm trong diện bị quy hoạch. Chúng tôi đang chuẩn bị chuyển tất cả những hộ dân đang sống trên nghĩa địa về khu tái định cư Bàu Sen. Nhưng hiện tại, việc tiến hành dự án khu tái định cư Bàu Sen đang gặp trục trặc về vấn đề tài chính nên vẫn chưa triển khai được”.
Không biết du khách và những người đi qua thị trấn Thuận An sẽ nghĩ gì khi nhìn vào hình ảnh những ngôi nhà đang chen chúc xen kẽ bên những nấm mồ với những con người lam lũ đang vật lộn với cuộc sống giữa một thị trấn văn minh, một trọng điểm du lịch?

_____________________________________________________

Posted in chuyện khó tin, Chuyện môi trường, Chuyện xã hội, Chuyện đời sống | Thẻ: , , | Leave a Comment »