NGÔN NGỮ & VĂN HÓA

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Archive for Tháng Mười Một, 2010

Đường lưỡi bò: Trung Quốc “gậy ông đập lưng ông”

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 26, 2010

HUỲNH PHAN

Trung Quốc hiện đang mang trên vai một gánh nặng là phải giải thích rõ với thế giới đường chữ U trên tấm bản đồ nghĩa là gì. Sớm hay muộn, họ cũng sẽ phải trả lời, bởi sức ép đối với họ sẽ ngày càng tăng thêm, nhất là sức ép chính trị – TS Robert Beckman, ĐHQG Singapore nói.

Trong pho truyện kiếm hiệp “Thiên Long Bát Bộ” của văn sĩ Kim Dung, với bối cảnh lịch sử thời Bắc Tống ở Trung Hoa (tương đương với thời Tiền Lê và thời Lý ở Việt Nam), có dòng họ Mộ Dung nổi tiếng với tuyệt nghệ “gậy ông đập lưng ông”. Tức là hai cha con nhà Mộ Dung đã dùng các chiêu thức chân truyền của từng môn phái để giết người của họ, và chia rẽ võ lâm. Ngõ hầu phục hưng một triều đại đã không còn tồn tại trong ký ức của người đời là Đại Yên.
Kim Dung có dựa vào các nhân vật lịch sử để từ đó hư cấu hay không, và, nếu có, bao nhiêu phần trăm sự thật lịch sử trong đó? Thật khó có câu trả lời chính xác.
Có điều, một ngàn năm sau, tuyệt nghệ này, có thể do Kim Dung hư cấu, đã xuất hiện (lại?) trong thực tế của Trung Hoa hiện đại. Năm ngoái, Trung Quốc đã chính thức gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ với đường chữ U đứt khúc, với quan điểm vùng nước bên trong đường này là “vùng nước lịch sử” mà họ đã thực thi chủ quyền cách đây hơn 2000 năm – điều mà không hề ai biết, chứ đừng nói đến lãng quên, như trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung.
Ngõ hầu “đập lại” các đối thủ tranh chấp chủ quyền, nhất là Việt Nam – quốc gia đã chứng minh rằng họ có hàng trăm thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa, nằm bên trong cái đường chữ U đó.
Trong cuốn tiểu thuyết hư cấu của Kim Dung, người cuối cùng trong dòng họ Mộ Dung là Mộ Dung Phục cuối cùng đã trở thành “Hoàng đế tự phong của Đại Yên”, trong trạng thái mất trí của mình.
Còn kết cục của câu chuyện thực tế, diễn ra sau đó khoảng một ngàn năm thì sao?
Sau đây là cuộc trao đổi giữa phóng viên Tuần Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật Quốc tế Robert Beckman, từ Đại học Quốc gia Singapore, để có những dự đoán cho riêng mình.

Phản đối Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc tự làm khó mình

Theo tiêu đề bài tham luận của mình “Đăng kí thềm lục địa mở rộng và yêu sách chủ quyền ở Biển Đông”, ông nhìn nhận việc đăng ký thềm lục địa mở rộng năm ngoái đã làm phức tạp thêm những tranh chấp vốn đã phức tạp ở Biển Đông. Có đúng vậy không?

Một mặt đúng như vậy. Nhưng, mặt khác, điều này lại giúp làm rõ lập trường về yêu sách thềm lục địa của những nước như Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Và cả Trung Quốc nữa?

Đối với Trung Quốc thì ở mức độ thấp hơn.

Tại sao, thưa ông?

Bởi để phản đối bản đăng ký chung về thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc đã dùng những từ ngữ khá nặng nề, và kèm theo đó là một tấm bản đồ có vẽ đường chữ U đứt khúc. Trung Quốc đã gửi công hàm đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cùng với tấm bản đồ, và yêu cầu ông phải công bố rộng rãi nội dung công hàm và tấm bản đồ tới từng quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Một số quốc gia đã cho rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra tấm bản đồ này một cách chính thức, và họ hiểu rằng yêu sách chủ quyền đó của Trung Quốc được căn cứ vào tấm bản đồ.
Chính tấm bản đồ mập mờ, khó hiểu đó đã khiến nhiều nước lên tiếng phản đối Trung Quốc, bởi họ không chấp nhận nó.
Đặc biệt có những nước đã phản ứng khá mạnh mẽ, chẳng hạn như Indonesia. Họ cũng đã gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ về tấm bản đồ.

Cụ thể, Trung Quốc đã nêu yêu sách chủ quyền, tuy gián tiếp, như thế nào?

Trung Quốc nói rằng bản đăng ký chung của Việt Nam và Malaysia đã vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của họ đối với Paracels (Hoàng Sa) và Spratlys (Trường Sa), cũng như vùng nước tiếp giáp hai quần đảo này. Họ còn nói là họ có quyền chủ quyền đối với cả vùng nước liên quan, cùng với việc đưa kèm tấm bản đồ.
Thế nhưng chẳng ai hiểu cái gọi là “vùng nước liên quan” và “vùng nước tiếp giáp”, theo quan điểm của Trung Quốc, là gì. Đơn giản bởi vì chúng không được diễn giải bằng ngôn ngữ của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Hay nói cách khác, cũng như tấm bản đồ, cách dùng những thuật ngữ này của Trung Quốc để yêu sách, thậm chí khẳng định chủ quyền, quá mơ hồ.

Xin ông nói rõ hơn về “sự mơ hồ” trong cách sử dụng những thuật ngữ nói trên của Trung Quốc?

Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc có chủ quyền với những quần đảo này, thì vùng nước tiếp giáp cũng không kéo dài quá 12 hải lý. Tức là trong trường hợp đó, họ chỉ có thể đưa ra yêu sách chủ quyền với vùng nước rộng 12 hải lý, chứ không thể là cả vùng nước rộng lớn kéo dài đến đường chữ U đứt khúc trên tấm bản đồ đó.
Trung Quốc hoàn toàn không thể nói rằng họ đưa ra yêu sách chủ quyền như vậy là phù hợp với Công ước Luật biển quốc tế của Liên Hợp Quốc UNCLOS. Và, giờ đây, họ phải làm rõ yêu sách này.
Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc hiện đang mang trên vai một gánh nặng, hay chịu một sức ép lớn, là phải giải thích rõ với thế giới đường chữ U trên tấm bản đồ nghĩa là gì, nội dung công hàm nghĩa là gì.
Sớm hay muộn, họ cũng sẽ phải trả lời, bởi sức ép đối với họ sẽ ngày càng tăng thêm, nhất là sức ép chính trị, nhất là từ Mỹ, cường quốc đang thể hiện sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ đến khu vực Biển Đông.

“Vùng nước lịch sử” là câu chuyện hoang đường

Cách đây ít tháng, tôi có trao đổi với một học giả từ Trung Quốc về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa. Vị học giả này khẳng định cái gọi là “vùng nước lịch sử” của Trung Hoa đối với Biển Đông. Ông nghĩ thế nào về cái gọi là “vùng nước lịch sử” theo quan điểm của Trung Quốc?

Không hề có cái thuật ngữ này trong công ước, hay luật pháp quốc tế. Điều Trung Quốc làm hoàn toàn tương tự với yêu sách chủ quyền mà Philippines đưa ra vào năm 1898. Lúc đó, người dân Philippines tin vào yêu sách này, cũng như giờ đây, nhiều người Hoa, cả ở đại lục lẫn Đài Loan, cũng tin vào điều tương tự. Rất tiếc là không có ai chia sẻ niềm tin này với họ.

Tức là khái niệm về “vùng nước lịch sử” chỉ là một câu chuyện hoang đường?

Nói như như vậy cũng được, vì nó chẳng có cơ sở gì cả. Có điều, đối với hầu hết người dân Trung Quốc và Đài Loan, câu chuyện còn đi xa hơn. Họ tin rằng họ có quyền lực, có ảnh hưởng rất lớn tại vùng biển này. Nhưng, họ phải nhớ rằng Trung Quốc cũng là một bên tham gia công ước luật biển, và, vì vậy, họ phải tuân thủ công ước này.
Philippines cũng là nước đã từ bỏ yêu sách chủ quyền trên cơ sở tấm bản đồ năm 1898, được vẽ trên cơ sở Hoà ước Mỹ – Tây Ban Nha, khi tham gia công ước luật biển.
Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng phải từ bỏ yêu sách về “vùng nước lịch sử” này, trừ phi làm rõ được một cách thuyết phục tấm bản đồ về đường chữ U đứt khúc.

Ông đã nói về mặt tích cực của việc đăng ký chủ quyền thềm lục địa mở rộng. Vậy xin ông nói rõ về mặt tiêu cực của nó, tức là khía cạnh làm phức tạp tình hình tranh chấp Biển Đông, đặc biệt giữa các thành viên ASEAN với nhau.

Rất tiếc là Philippines đã phản đối bản đăng ký chung của Việt Nam và Malaysia, và đã dùng những ngôn từ khá nặng, nhất là khi họ mở rộng vấn đề liên quan đến yêu sách “lịch sử” đối với phần phía Bắc của đảo Boneo – hiện là bang miền Đông có tên là Sabar của Malaysia. Và điều đó đã làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai thành viên ASEAN này.
Nhưng riêng đối với Philippines và Việt Nam, tôi nghĩ hai bên sẽ dễ dàng hơn trong việc thảo luận để tìm ra những lợi ích trong chiến lược chung về lâu dài. Tôi vẫn tin tưởng rằng Việt Nam và Philippines ắt sẽ tìm được giải pháp giải quyết bất đồng. Ít ra cũng dễ dàng hơn nhiều so với việc giải quyết bất đồng giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Vì sao, thưa ông?

Bởi vì, thực ra, họ đã không có đủ thời gian để thảo luận về vấn đề này trước cái thời hạn cuối cùng cho việc đăng ký yêu sách chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng vào tháng 5.2009.

Nhất là với Tân Tổng thống Aquino Đệ Tam, người đã có những tuyên bố xây dựng đối với quan hệ giữa hai nước trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng trước?

Tôi cũng hy vọng như vậy. Nhất là trong cuộc gặp với các quan chức Philippines trước khi đến Việt Nam, một người trong số họ đã khẳng định với tôi rằng họ cần phải tìm ra cách giải quyết các bất đồng về lãnh hải với Việt Nam.

Tiền đồ của bản đăng ký chung giữa Malaysia và Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Tôi e rằng, theo nguyên tắc của mình, Uỷ ban về ranh giới ngoài thềm lục địa sẽ không xem xét trường hợp của Việt Nam và Malaysia, bởi sự phản đối chính thức của Trung Quốc và Philippines. Thế nhưng, Việt Nam và Malaysia vẫn có cơ sở pháp lý để yêu cầu quyền được khai thác dầu khí trong khoảng 200 hải lý bên ngoài thềm lục địa.

Tức là sao, thưa ông?

Tức là chuyện này vẫn có triển vọng được xem xét. Tôi mất khá nhiều thời gian để hiểu được rằng việc uỷ ban không xem xét bản đăng ký chung của Việt Nam và Malaysia, sẽ không tước đi cái điều quan trọng này đối với hai nước ASEAN.

Giải pháp khả thi nhất là khai thác chung

Ngoài Hoàng Sa là chuyện tranh chấp chủ quyền song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa là câu chuyện đa phương. Nhưng liệu có cách nào giải quyết tranh chấp đối với Trường Sa không, khi Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng đàm phán song phương gần như là cách duy nhất?
Nếu anh nhìn vào tấm bản đồ tôi dùng khi trình bày tham luận của mình, anh sẽ thấy có khu vực là tranh chấp tay đôi, có khu vực là tranh chấp tay ba, và có khu vực là tranh chấp giữa năm quốc gia. Riêng về điểm này, tôi cũng đồng ý với ý kiến của học giả Trung Quốc trong hội thảo là “gác lại tranh chấp, cùng khai thác”, và coi đó là giải pháp khả thi duy nhất.

Tại sao, thưa ông?

Bởi chắc chắn Việt Nam sẽ chẳng bao giờ từ bỏ yêu sách chủ quyền. Trung Quốc, Malaysia, hay Philippines cũng vậy. Do đó, giải pháp lâu dài là “gác lại yêu sách chủ quyền, và cố gắng cùng khai thác”.
Tức là thế giới của chúng ta đã tiến đến giai đoạn mà chúng ta phải thoả hiệp với nhau. Từng dân tộc phải nhận thức rằng chúng ta phải chia sẻ với nhau các nguồn tài nguyên theo cách cùng nhau khai thác.

Theo ông điều này có dễ không?

Tôi hiểu rằng để đi đến quyết định thoả hiệp về chính trị này là điều rất khó khăn. Nhưng trong suy nghĩ của tôi, không có giải pháp nào khác khả dĩ hơn. Bởi, đối với mọi bên liên quan, thoả hiệp về chủ quyền là một vấn đề dễ gây kích động chủ nghĩa dân tộc, và, vì vậy, khó hơn thoả hiệp về nguồn lợi tài nguyên nhiều.

Thế còn việc kiện nhau ra toà án quốc tế, hay sử dụng trung gian hoà giải thì sao?

Nhưng, trước hết, các bên tranh chấp phải nhất trí cùng nhau ra toà. Tôi không tin rằng các bên liên quan sẽ đạt được thoả thuận về việc này. Bởi một bên thắng, tức là 3-4 bên sẽ thua. Quá rủi ro.
Còn trung gian hoà giải, theo tôi, may ra có thể có ích trong quyết định khai thác chung, khi một quốc gia không liên quan đưa ra các gợi ý về phương thức đàm phán để các bên liên quan tiến hành. Vả lại, đó cũng là cách giải quyết tranh chấp của Phương Đông.

________________________________________________

Posted in Chính trị thế giới, Chuyện chính trị, Việt Nam và thế giới | Thẻ: , , | Leave a Comment »

“Mặt trận không phải là cây cảnh, lúc cần thì trưng lên”

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 26, 2010

Trần Đông

“Nếu Đảng đứng độc lập mà không phát huy được Mặt trận thì không khác gì bị cô lập, chuyên quyền, độc đoán. Vì vậy, Đảng cần Mặt trận thực sự.” – ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban MTTQ Việt Nam trao đổi nhân 80 năm ngày thành lập Mặt trận.

Nhờ có Mặt trận, Đảng không lẻ loi

Mặt trận có vai trò là liên minh của các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân, phối hợp chặt chẽ với chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo ông, Mặt trận đã phát huy được hết vai trò của mình, đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng chưa? Và quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và công tác Mặt trận thế nào?

Ông Vũ Trọng Kim: Bác Hồ là người tìm thấy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng cộng sản có phát triển đến bao nhiêu đi nữa cũng chỉ là một lực lượng trong quần chúng mà thôi trong khi lực lượng ngoài đảng rất đa dạng, phong phú và có sức mạnh thực sự.
Đảng không có sức mạnh nếu như không tập hợp được quần chúng. Đảng giỏi là biết cách thâu tóm được và tìm ra sức mạnh của đảng và sức mạnh của nhân dân. Các lực lượng này có thể có các chính kiến khác nhau, ý kiến nào có ích cho dân tộc thì sẽ đưa vào sử dụng.
Mặt trận là liên minh chính trị và liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hôi, cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… Tính chất, đặc trưng của tổ chức này nói lên sự đoàn kết lại giữa các giai cấp, tầng lớp và kể cả người tiêu biểu trong các thành phần khác nhau.
Đoàn kết ở đây trên cơ sở tự nguyện của tổ chức và mỗi cá nhân. Một cá nhân đơn lẻ cũng có thể trở thành một thành viên của mặt trận, không nhất định phải là đại diện của một đoàn thể nào.
Trước đây, Mặt trận đoàn kết vì mục tiêu đấu tranh giành độc lập, thì nay đoàn kết là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng chia sẻ mục tiêu như thế thì dù hệ tư tưởng có thể khác vẫn tham gia được. Mặt trận không phân biệt hệ tư tưởng. Trong Mặt trận mọi người có thể nói tiếng nói khác được, nhưng tiếng nói đó không vi phạm lợi ích quốc gia dân tộc.
Nhờ có Mặt trận mà Đảng không bị lẻ loi. Nếu Đảng đứng độc lập mà không phát huy được Mặt trận thì không khác gì Đảng bị cô lập, chuyên quyền, độc đoán. Chính vì vậy, mà Đảng cần Mặt trận thực sự, chứ Mặt trận không phải là cây cảnh, lúc cần thì trưng lên. Phát huy tốt Mặt trận bao nhiêu thì vai trò của Đảng sẽ lên bấy nhiêu.
Trong thời gian gần đây, Mặt trận chưa phát huy được mặt này, mặt khác là có phần lỗi từ phía Đảng, bởi sau khi lãnh đạo thì Đảng phải thể chế hóa đường lối, chính sách để Mặt trận hoạt động một cách dễ dàng và hợp pháp.

Pháp luật phải dẫn đường cho dân chủ

Như ông nói thì tính dân tộc của Mặt trận là nổi trội, xuyên suốt và có truyền thống nhưng trong giai đoạn tới, dân chủ phải là mục tiêu, nền tảng trong hoạt động của Mặt trận. Trên thực tế, chúng ta đã chú trọng và thực sự phát huy chủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa, thưa ông?

Trước đây chúng ta chống giặc ngoại xâm thì nhiệm vụ dân tộc được đề cao. Ngày nay, độc lập rồi không có nghĩa là vấn đề dân tộc không cần chú ý. Việc giữ cho được độc lập là vấn đề quan trọng không kém tiếp theo. Dân tộc chúng ta phải trường tồn, đất nước chúng ta phải vươn lên nhưng luôn nhớ là lúc nào cũng giữ vững bản chất Việt Nam, thì đó chính là dân tộc.
Dân tộc sống mà không bị đồng hóa, đó mới là dân tộc Việt Nam và tính dân tộc đó sẽ không bao giờ được mất đi khi thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng.
Đối với dân chủ, là công việc hàng ngàn năm nay của loài người. Chính Thụy Sỹ – cái nôi của dân chủ, từ cộng đồng làng cho đến một quốc gia họ luôn chú ý đến vấn đề phúc quyết của nhân dân và vấn đề dân chủ đó được bắt đầu từ cơ sở, hoạt động trưng cầu ý dân được diễn ra nhiều lần.
Như vậy, bài học dân chủ là bài học của nhiều nơi và chúng ta có thể thu nạp những điều hay. Tuy nhiên, người lãnh đạo giỏi là phải biết tiếp thu cái gì hay, cái gì cần cho đất nước mình.
Ví dụ, nhiều nước trưng cầu ý dân nhưng lại chọn thời điểm có lợi cho nhà cầm quyền, với điểm này là lợi dụng dân chủ và chúng ta không nên học theo. Chúng ta trưng cầu và lấy ý kiến của nhân dân phải trên cơ sở thành thật, nói như Bác Hồ là phải “thực sự”, còn lấy ý kiến nhân dân để mà làm hình thức theo ý mình, rồi hỏi chỉ để mà hỏi thôi thì không nên, không phải.
Tuy nhiên, dân chủ cũng phải đi từng bước chắc chắn, không thể gắn mười bước thành một bước để đi cho nhanh được.

Đúng là không thể hấp tấp, vội vàng được, nhưng vẫn có không ít người dân tâm tư, hình như chúng ta đang đi chậm quá trong phát huy dân chủ, ngay cả trong Đảng?

Đại hội X có nêu ra vấn đề giám sát xã hội và phản biện xã hội, hai vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Đây là những nội dung mới trong việc phát huy dân chủ và trong thời đại ngày nay nó rất quan trọng.
Mỗi thời lại mỗi khác, ngày nay ai cống hiến được gì thì hãy để cho họ cống hiến hết sức mình, dân chủ sẽ phát huy và hiến kế để họ cống hiến xây dựng xã hội mới.
Đúng là có người đặt câu hỏi: tại sao ta lại phát huy chậm thế? Thực ra không phải thế. Trong xã hội nhận thức, trình độ hiểu biết mỗi người một khác. Dân chủ thì ai cũng mong muốn, dân chủ càng nhiều thì càng phát huy được nhân tố con người. Thế nhưng, khi vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước ta thì phải có cơ chế để vận hành dân chủ, tức là Luật pháp và các quy phạm phải đảm bảo dân chủ trong đó.
Vì thế, cần làm cho hệ thống pháp luật tốt hơn, tức là phát luật đi vào được đời sống, không còn chung chung mà phải cụ thể. Chính điều này là phát huy dân chủ, vì pháp luật dẫn đường. Nếu phát luật đi sau đời sống xã hội thì chỉ làm cho dân chủ trì trệ thêm.
Hơn nữa, phải dân chủ trong từng tổ chức. Vấn đề này do điều lệ xử lý, nếu có một điều lệ tốt thì sự vận hành sẽ thông suốt và có một tổ chức mạnh.

Lấy lòng, lấy lệ thì đừng làm còn hơn

Vậy theo ông, Mặt trận có thể phát huy dân chủ như thế nào?

Dân chủ trong Mặt trận còn phải hiểu là người dân được bàn bạc thông quan giám sát, phản biện và phải nghe ý kiến của người dân, qua đó thu nhận những ý kiến phù hợp để hành động. Ý kiến nào của người dân chưa phù hợp thì phải được giải thích cho người dân biết lý do tại sao. Còn lấy ý kiến xong rồi để đấy, không trả lời thì rõ ràng là không nên.
Cách làm cũng đặc biệt quan trọng. Nếu nhìn cách làm quá hình thức thì người dân sẽ tạo nên một sự phản kháng, bất bình. Cho nên tâm lý của con người đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải công bằng, hay nói như Bác Hồ là phải trung thực, thực sự.
Những cái gì mà làm theo kiểu mị dân, qua loa, lấy lệ cho xong thủ tục thì thà đừng làm còn hơn.
Nói tóm lại, tôi thấy rằng, không chỉ có Mặt trận mà các tổ chức khác ngoài Mặt trận cũng cần nghe dân, thấu hiểu dân và giải quyết những vấn đề mà nhân dân mong đợi. Nếu ra đời một quyết định nào đó thì phải tuyên truyền đến nơi, đến chốn để xem nhân dân có đồng tình, ủng hộ hay không mới được làm.
Hiện nay, vấn đề tiếp xúc và quyết đáp những vấn đề mà nhân dân mong đợi theo tôi vẫn chưa thỏa đáng, nhuần nhuyễn, còn nặng đầu này, nhẹ đầu kia, được chăng hay chớ.

Như ông nói thì hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận là đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để MTTQ và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình
Thời gian vừa qua, nhiều chủ trương, chính sách, dự án lớn của Đảng và Nhà nước được đưa ra gây xôn xao trong dư luận. Với những chủ trương, chính sách, dự án lớn, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận đến đâu, thưa ông?

Cần hiểu giám sát ở đây là giám sát nhân dân và phản biện là phản biện nhân dân. Là một bộ phận của hệ thống giám sát, cũng có điểm giống như kiểm tra của Đảng và thanh tra của Chính phủ nhưng giám sát của Mặt trận không ra một quyết định nào cả, do nhân dân theo dõi, giám sát rồi đưa ra ý kiến trước hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức.
Như vậy, kiểm tra Đảng và thanh tra Chính phủ có thể ra quyết định và kỷ luật bất kỳ ai vi phạm, còn Mặt trận đại diện cho tiếng nói đông đảo của nhân dân lại không có quyền ra quyết định, ngay cả Trung ương Mặt trận cũng vậy. Cho dù, tiếng nói của Mặt trận là vô cùng trung thực, chính đáng vì không phải đại diện cho một cá nhân nào cả, mà tiếng nói này là lợi ích xã hội có thể nhìn thấy.
Trong thời gian vừa qua, vấn đề giám sát của ta chưa làm rõ ra được từng loại vấn đề và từng chuyên đề cụ thể, xảy ra tình trạng trong tiếp xúc cử tri rất có nhiều vấn đề được đề cập và không đi sâu vào được vấn đề nào cả và từ đó không thấy hết được cái gì cần điều chỉnh hay bổ sung.

Nghĩa là chúng ta vẫn còn tồn tại vấn đề trong cơ chế phản biện của Mặt trận?

Đúng vậy. Phản biện xã hội của nhân dân là trước khi Đảng và Nhà nước quyết định cái gì thì cần hỏi nhân dân để nhân dân đóng góp. Điều này rất quan trọng khi đưa ra một quyết định lớn liên quan đến lợi ích, vấn đề sống còn của quốc gia, dân tộc.
Hiện nay, cơ chế hoạt động của ta chưa quy định loại việc nào là lấy ý kiến nhân dân, loại việc nào là không lấy ý kiến nhân dân mà chỉ thông qua cơ quan dân cử.
Từ đấy dẫn đến một thực tế là có nhiều ý kiến khác nhau sau khi Đảng và Nhà nước đã quyết định. Vì vậy, chúng ta sẽ không tìm ra được sức mạnh, trước hết là sức mạnh đại đoàn kết, là sự đồng thuận và khả năng thắng lợi của dự án sẽ thấp.

Luật hóa việc giám sát, phản biện

Một vấn đề đặt ra cho mặt trận hiện nay nữa là giám sát, phản biện việc gì và theo những quy trình nào, sau khi giám sát thì thực hiện đến đâu. Hiện nay, rất cần một đề án như thế và chúng tôi cùng với các tổ chức đang trong quá trình xây dựng.
Nhưng lưu ý là Mặt trận không tự đưa ra quy định để giám sát và phản biện mà cần phải được thể chế hóa bằng pháp luật.

Cụ thể là như thế nào, thưa ông?

Cụ thể là nên sớm ban hành luật quy định điều này, vì đây là nhu cầu có thật và hoàn toàn phù hợp. Luật ấy phải quy định cụ thể ai giám sát, giám sát cái gì, tiến hành như thế nào, hiệu lực của giám sát ra sao. Có nghĩa là phải có chế tài cụ thể thì việc giám sát và phản biện mới thành công được.
Để làm được điều mong đợi này thì các bên nên ngồi lại với nhau, Mặt trận cũng chủ động đề xuất nhưng chưa có quyết định cuối cùng.
Nếu có quy định thì những việc làm đó của Mặt trận sẽ đi theo tuần tự các bước và sẽ có tính pháp lý hơn, khoa học hơn và dân chủ hơn.
Ngoài ra, cần có những chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ Mặt trận, nhất là đội ngũ cán bộ mặt trận cấp cơ sở, vì đây là những người gần dân nhất. Vì vậy, nếu Mặt trận cơ sở thành công thì cấp Trung ương mới thành công được.

Xin chân thành cảm ơn ông!
_____________________________________________________

Posted in Chính trị Việt Nam, Chuyện chính trị, Chuyện đất nước | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Nước Mỹ thấp thỏm lo…

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 26, 2010

Joseph Nye

Bất chấp những vấn đề trên và một số điều bấp bênh khác, dường như với các chính sách đúng đắn nền kinh tế Mỹ vẫn có thể tiếp tục tạo ra quyền lực cứng cho đất nước. Nhưng còn các thể chế Mỹ thì sao?

Nhà báo James Fallows, người đã sống tại Trung Quốc nhiều năm, khi về nước bày tỏ ít lo lắng về các thành quả kinh tế nhưng lại lo ngại về tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống chính trị của nước mình. Theo ông, “Mỹ vẫn gần như không có cách nào để đối phó với các yếu kém về cơ chế… Đây chính là thảm kịch của Mỹ trong thế kỷ 12: một nền văn hóa đầy sức sống và đang tự đổi mới, thu hút tài năng của thế giới và một hệ thống quản lý ngày càng bị xem như một trò đùa”.
Dù vấn đề chính trị này trong một giai đoạn suy thoái bị xem là tồi tệ, nhưng rất khó để xác định chắc chắn liệu tình hình hiện nay có tệ hơn so với trước hay không.
Sự biến đổi quyền lực – biến các nguồn tạo ra quyền lực thành các thành quả mong muốn – là một vấn đề dai dẳng đối với nước Mỹ. Hiến pháp Mỹ dựa trên quan điểm tự do của thế kỷ 18, theo đó quyền lực được kiểm soát tốt nhất bởi sự chia nhỏ và kiểm tra, đối chiếu. Về đối ngoại, bản Hiến pháp này luôn tạo ra sự tranh giành quyền kiểm soát giữa Tổng thống và Quốc hội. Các phe phái mạnh về kinh tế và có sức ép về dân tộc thì đấu tranh để xác định các lợi ích của mình trong lợi ích quốc gia.
Một nguyên nhân khác đáng lo ngại là sự suy giảm lòng tin của người dân đối với các thể chế của chính phủ. Năm 2010, một cuộc thăm dò của Viện Pew cho thấy hơn 61% người được hỏi trên toàn nước Mỹ mất lòng tin, chỉ 19% vẫn tin tưởng rằng chính phủ làm những điều cần làm vào đúng lúc. Ngược lại, năm 1964, 3/4 người Mỹ tin vào khả năng của chính phủ liên bang. Con số này cũng thay đổi tùy từng thời điểm, tăng sau các vụ khủng bố ngày 11/9/2001, rồi lại giảm.
Sự giảm sút lòng tin nơi chính phủ không phải không đặt ra vấn đề gì. Nếu công chúng bắt đầu không muốn đóng thuế và tuân thủ pháp luật, hoặc nếu giới trẻ giỏi giang từ chối làm trong ngành dân chính, thì năng lực của chính phủ sẽ suy yếu, và người dân sẽ ngày càng không hài lòng với chính phủ.
Hơn nữa, một không khí bất tín có thể gây ra những hành động thái quá, như vụ đánh bom năm 1995 vào một khu công sở ở thành phố Oklahoma. Những kết cục như vậy có thể làm suy yếu quyền lực cứng và mềm của Mỹ.

Tuy nhiên, những mối lo ngại này dường như vẫn chưa xảy ra trên thực tế. Cơ quan Thu nhập Nội địa của Mỹ (IRS) không thấy có hiện tượng trốn thuế. Các quan chức chính phủ ít tham nhũng hơn nhiều thập kỷ trước, và Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao Mỹ về kiểm soát tham nhũng. Tỷ lệ bỏ phiếu giảm từ 62% xuống còn 50% trong bốn thập kỷ sau năm 1960, nhưng đã giảm nhẹ hơn vào năm 2000 và tăng trở lại, đạt 58% trong năm 2008. Nói cách khác, phản ứng của công chúng không thay đổi lớn như các cuộc thăm dò dư luận nêu ra.

Giảm tranh luận

Mọi đánh giá về quyền lực Mỹ trong các thập kỷ tới đều là không chắc chắn, nhưng các phân tích không dựa trên những thổi phồng sai lạc về sự suy yếu. Những người thiên về quan điểm suy yếu có thể phải nhớ lại những phỏng đoán hoàn toàn thái quá của Mỹ về quyền lực Liên Xô trong những năm 1970 và quyền lực của Nhật Bản những năm 1980. Còn những người tiên đoán về chủ nghĩa đơn cực cũng đã sai khi cách đây một năm họ nói rằng Mỹ vẫn còn hùng mạnh như mong muốn và các nước khác không có lựa chọn nào ngoài việc theo sau.
Ngày nay, một số phỏng đoán tự tin cho rằng thế kỷ 21 sẽ chứng kiến Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành quốc gia số 1 thế giới, trong khi nhiều người khác cũng tin tưởng rằng thế kỷ này sẽ là thế kỷ của Mỹ. Nhưng các sự kiện bất ngờ thường không giống như các dự báo. Luôn có nhiều khả năng sẽ xảy ra, chứ không phải chỉ một.
Tương quan quyền lực Mỹ và Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều vào những thay đổi chính trị không thể đoán trước diễn ra tại Trung Quốc. Chưa nói đến khả năng nổi lên về chính trị, thì quy mô và mức tăng trưởng cao của nền kinh tế Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ làm gia tăng sức nặng của nước này so với Mỹ. Nó sẽ đưa Trung Quốc gần ngang bằng với Mỹ hơn về các nguồn tạo ra quyền lực, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới – ngay cả khi Trung Quốc không phải gặp vấn đề chính trị lớn nào trong nước.
Các dự báo chỉ dựa trên tăng trưởng GDP sẽ là phiến diện, chưa tính đến các lợi thế của Mỹ về quân sự và quyền lực mềm, cũng như các bất lợi về địa chính trị của Trung Quốc trong cán cân quyền lực ở châu Á.
Trong một loạt khả năng có thể xảy ra, khả năng đáng tin nhất là Trung Quốc đẩy Mỹ vào một cuộc chạy đua tiền tệ, nhưng không vượt Mỹ về quyền lực tổng thể trong nửa đầu thế kỷ 21.
Nhìn lại lịch sử, chiến lược gia người Anh Lawrence Freedman đã nói rằng Mỹ “có hai đặc điểm để phân biệt với các siêu cường trong quá khứ, đó là quyền lực Mỹ dựa trên các liên minh hơn là các thuộc địa và được kết hợp với một ý tưởng mềm dẻo…”.
Còn nhìn vào tương lai, học giả Anne-Marie Slaughter cho rằng nền văn hóa cởi mở và cải tiến của Mỹ sẽ giúp nước này luôn ở vị trí trung tâm trong một thế giới mà các mạng lưới nếu không thay thế hoàn toàn cũng sẽ bổ sung cho tôn ti quyền lực.
Mỹ đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ các mạng lưới và liên minh như vậy, nếu họ có các chiến lược khéo léo. Vì Nhật Bản lo ngại về sự nổi lên của quyền lực Trung Quốc, Tokyo sẽ tìm sự hỗ trợ của Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình hơn là liên minh với Trung Quốc. Điều này càng củng cố vị thế của Mỹ. Nhật Bản sẽ không chọn cách liên minh với Đông Á để thay thế Mỹ, trừ phi Mỹ có những hành xử điên rồ.
Một vấn đề khác là hai thực thể trên thế giới với mức thu nhập đầu người và những nền kinh tế phát triển gần ngang với Mỹ – Nhật Bản và Liên minh châu Âu – đều là hai đồng minh của Mỹ. Nếu xét về độ cân bằng các nguồn tạo ra quyền lực, có một sự khác biệt lớn đối với vị trí của quyền lực Mỹ. Nhưng nếu kết hợp với nhau thì EU và Nhật Bản tạo thành khối nguồn lực lớn nhất để giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia cùng quan tâm.
Nước Mỹ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng trong những lĩnh vực như nợ, giáo dục cấp tiểu học và trung học, và những vấn đề chính trị. Nhưng đây chỉ là một phần của bức tranh. Trong vô số các khả năng có thể xảy ra, xác suất cao hơn cả có thể theo hướng tích cực hơn là tiêu cực. Nhưng trong số các khả năng tiêu cực, có thể xảy ra nhất là việc Mỹ phản ứng thái quá với các cuộc tấn công khủng bố bằng việc lao vào chiến tranh và từ đó từ tách mình khỏi sức mạnh mà họ có được từ sự cởi mở.
Tuy nhiên, nếu không bàn đến những chiến lược sai lầm đó, thì có nhiều giải pháp cho các vấn đề chính của Mỹ hiện nay. (Ví dụ nợ dài hạn có thể được giải quyết bằng việc cắt giảm chi tiêu và đánh thuế tiêu dùng sau khi nền kinh tế đã phục hồi). Tất nhiên những giải pháp như vậy có thể vẫn khó thực thi. Nhưng quan trọng là phải phân biệt giữa các tình huống ít hy vọng, trong đó không có giải pháp nào, với những tình huống về nguyên tắc là có thể giải quyết.

Một câu chuyện mới

Đã đến lúc phải kể một câu chuyện mới về tương lai quyền lực Mỹ. Mô tả sự chuyển đổi quyền lực trong thế kỷ 21 như một trường hợp truyền thống của suy yếu thế bá chủ là không đúng, và có thể dẫn tới những chính sách nguy hiểm nếu nó khuyến khích Trung Quốc đưa ra các chính sách mạo hiểm hoặc khiến Mỹ phản ứng thái quá trước những mối lo sợ. Mỹ không rơi vào tình trạng suy yếu hoàn toàn, và nhiều khả năng là họ sẽ vẫn mạnh hơn bất cứ một nước đơn lẻ nào trong nhiều thập kỷ tới.
Tuy nhiên, nước này chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự gia tăng các nguồn tạo ra quyền lực của nhiều đối thủ khác – cả các nhân tố nhà nước và phi nhà nước. Vì toàn cầu hóa sẽ lan truyền các khả năng công nghệ và công nghệ thông tin sẽ cho phép nhiều người liên lạc với nhau hơn, nên nền văn hóa và kinh tế Mỹ sẽ giảm bớt vai trò chế ngự toàn cầu so với hồi đầu thế kỷ này. Nhưng ít khả năng nước Mỹ suy tàn như đế chế La Mã cổ, hay bị nước khác vượt mặt, kể cả Trung Quốc.
Như vậy, vấn đề về quyền lực Mỹ trong thế kỷ 21 không phải là vấn đề về sự suy yếu mà phải làm gì khi ý thức rằng cả nước lớn nhất cũng không thể đạt mong muốn nếu không có sự giúp đỡ của nước khác. Ngày càng nhiều thách thức sẽ đòi hỏi Mỹ sử dụng quyền lực cùng với các nước khác cũng như đối với nước khác. Ngược lại, điều này đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc hơn về quyền lực, nó thay đổi như thế nào và làm thế nào để tạo ra các chiến lược “quyền lực thông minh” kết hợp các nguồn tạo ra quyền lực cứng và mềm trong thời đại thông tin. Khả năng nước này duy trì các liên minh và tạo ra các mạng lưới sẽ là một mặt quan trọng trong quyền lực cứng và mềm của họ.
Quyền lực bản thân nó không tốt hay xấu. Nó giống như lượng calo trong một đồ ăn: không phải lúc nào nhiều cũng tốt hơn. Nếu một nước có quá ít nguồn tạo ra quyền lực, nước đó có ít khả năng đạt được kết quả mong muốn. Nhưng có quá nhiều quyền lực (các nguồn tạo ra quyền lực) sẽ trở thành tai họa khi nó dẫn tới sự quá tự tin hoặc các chiến lược không phù hợp.
Một câu chuyện về quyền lực thông minh trong thế kỷ 21 không phải là tối ưu hóa quyền lực hay duy trì thế độc tôn. Đó là câu chuyện về việc tìm ra các cách thức để kết hợp các nguồn lực trong các chiến lược thành công trong bối cảnh phân bố quyền lực mới và “sự nổi lên của phần còn lại”.
Là siêu cường lớn nhất, Mỹ sẽ vẫn có vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu, nhưng câu chuyện thế kỷ 21 về một thế kỷ Mỹ và ưu thế vượt trội của Mỹ – cũng như những câu chuyện về một nước Mỹ suy yếu – đều là sai lầm nếu nó được sử dụng làm kim chỉ nam để hoạch định chiến lược cho thế kỷ này. Các thập kỷ tới sẽ không chứng kiến một thế giới hậu Mỹ, mà nước Mỹ sẽ cần một chiến lược thông minh kết hợp các nguồn tạo ra quyền lực cứng và mềm, và củng cố các liên minh và mạng lưới cho phù hợp với bối cảnh mới của kỷ nguyên thông tin toàn cầu./.

Quốc Thái biên dịch
________________________________________________

Posted in Chính trị thế giới, Chuyện chính trị | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Biển Nha Trang bị xếp cuối bảng

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 26, 2010

Tạp chí National Geographic xếp Nha Trang là bãi biển tồi trong năm.

Biển Nha Trang vừa được tạp chí National Geographic xếp là bãi biển tồi trong năm, vì cảnh quan thiên nhiên “đang nhanh chóng bị hủy hoại bởi việc xây cất ồ ạt.”
Một thành viên ban giám khảo nói thêm, “bãi tắm dễ thương ngày xưa đang bị vô số nhà hàng và quán bar lèn chặt.”
Để thực hiện việc đánh giá các điểm du lịch hấp dẫn nhất (và dở nhất) trong năm, Trung tâm Các điểm đến Bền vững của Hội National Geographic có trụ sở ở Hoa Kỳ mời 340 chuyên gia thuộc các lĩnh vực bảo tồn, môi sinh, bản tính văn hóa…cho điểm bầu chọn.
Cả thảy có 99 bãi tắm được ưa thích trên thế giới, được mang ra xếp hạng và cho điểm. Chuyên gia sẽ xếp chúng vào năm thể loại, gồm “đứng đầu bảng”, “kinh doanh tốt”, “ổn định”, “đối diện với khó khăn”. Và “dở nhất”.
Việc đánh giá Nha Trang (và các bãi biển khác trên thế giới) dựa trên sáu tiêu chí. Chúng bao gồm chất lượng sinh thái và môi trường; sự gắn kết giữa văn hóa và xã hội; điều kiện của khu kiến trúc cổ; đường nét thẩm mỹ; chất lượng điều hành du lịch. Và triển vọng trong tương lai.

Phản hồi

Ông Trương Đăng Tuyến Giám đốc sở Du lịch và Thương mại Khánh Hòa cho rằng cuộc bình chọn của National Geographic có điểm chưa chính xác. Nói chuyện với BBC Việt Ngữ, ông xác nhận Nha Trang-Khánh Hòa vẫn là nơi hấp dẫn dành cho khách du lịch.

“Cuộc bình chọn không biết dựa theo tiêu chí nào, làm như thế nói chung nó không đúng, vì lượng khách đến Nha Trang-Khánh Hòa trong những năm gần đây đều tăng. Đặc biệt là lượng khách quốc tế.
“Năm ngoái có 290.000 khách, năm nay mới chỉ trong 10 tháng chúng tôi đã đón trên 300.000 khách rồi. Bãi biển và vịnh Nha Trang được Câu lạc bộ Biển công nhận một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới.
“Quy hoạch ở Nha Trang khá nghiêm ngặt. Tỉnh không cho xây dựng ở mặt phía đông đường Trần Phú, phần sát với bãi biển, là không cho xây. Chủ yếu là đầu tư tôn tạo cho cảnh quan thêm đẹp, vẫn giữ tầm nhìn thoáng ra biển.”
Và người đứng đầu Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tin rằng, Nha Trang là điểm đến được nhiều người ưa thích, từng tổ chức nhiều cuộc thi hoa hậu trong nước và quốc tế. Bấm Thành phố biển vừa có điểm du lịch cho Tây balô, vừa có chỗ dành cho những người yêu thích môi trường đến nghỉ.
“Sự kiện mới đây nhất là Nha Trang vừa được chọn làm nơi tổ chức hoạt động thể thao bãi biển ở châu Á vào năm 2016,” ông Trương Đăng Tuyến nói.
“Bình chọn như vậy khiến người dân và chúng tôi có phản ứng, không biết họ dựa trên tiêu chí nào.”

Thức tỉnh

Tuy không đồng ý hoàn toàn với cách chấm điểm của National Geographic, ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Du lịch Dã ngoại Lửa Việt cho rằng, ít nhất đó cũng là sự thức tỉnh.
“Theo quan điểm cá nhân của tôi đó là lời cảnh tỉnh cho du lịch Việt Nam, về thực trạng quy hoạch, đầu tư không đồng bộ.
“Tôi từng nói tại sao du lịch Việt Nam nó mãi lẹt đẹt bởi vì không có người thật tâm, vói tất cả niềm đam mê và tâm huyết của họ,” ông Nguyễn Văn Mỹ cho BBC Việt Ngữ hay.
“Hầu hết các dự án du lịch của Việt Nam, đặc biệt là ven biển, ít khi người ta nghĩ đến lâu dài. Nó có hiện trạng là người ta xí đất. Người ta sẽ đầu tư vừa phải, sau đó bán đi để kiếm tiền. Cho nên nó cứ luẩn quẩn vậy thôi.”
Ông Nguyễn Văn Mỹ cho rằng xếp hạng bãi tắm Nha Trang vào loại dở có điểm không chính xác.
“Những người am hiểu về biển nhận xét trong mùa gió ngược tất cả rác không biết từ đâu nó cứ đổ lên bãi biển hoài. Cái mùa đó rất khó tắm.
“Nếu chẳng may người điều tra đến Nha Trang vào mùa đó thì mình chịu thua. Mình cũng cần xem lại độ chính xác của chuyện bình chọn. Thắng cảnh khác đi thăm lúc nào cũng được. Riêng biển thì nó có mùa.”
Ông Mỹ nói thêm, cái dở của nhiều bãi biển của Việt Nam là xử lý nước thải chưa tốt. Về cách phản ứng, ông Mỹ nhấn mạnh đến tiếp xúc và đối thoại để giảm bớt ảnh hưởng của việc xếp hạng.
“Mình tham gia WTO rồi thì mình phải theo luật chơi. Mình phải xem họ thực hiện thăm dò đó vào lúc nào, có phù hợp hay chưa. Nếu chưa phù hợp mình phải có ý kiến. Chứ không nên phản ứng theo kiểu khó chịu, ghét bỏ cơ quan báo chí.”

_______________________________________________________

Posted in Chuyện du lịch VN, Chuyện môi trường, Chuyện đất nước | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Thư Hàn Quốc: Nếu chiến tranh xảy ra…

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 26, 2010

Cuối cùng điều mà nhiều người dân Hàn Quốc lo lắng đã xảy ra khi quân đội Triều Tiên nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeong xinh đẹp của Hàn Quốc, trong đó có 900 hộ với 1.700 người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới để đưa những con tôm, cua ghẹ được coi là ngon nhất Hàn Quốc về bán tại chợ cá Incheon.

Sự hoang mang đã xảy ra đối với nhiều người dân ở Hàn Quốc.

Sáng nay, đứng trên cửa sổ của tòa nhà nhìn xuống cảng Incheon không xa, tôi thấy từng dòng người ùn ùn từ trên tàu xuống cảng rồi hối hả tìm cách để về nhà người quen, người thân.

Tuy thế cũng vẫn còn rất nhiều người dân ở lại trên đảo sống trong những căn hầm trú bom được làm cách đây mấy chục năm, cũ nát và chật chội, không có điện và Internet. Họ là những người già hoặc những gia đình không có người thân, người quen trong đất liền nên phải ở lại đảo.

Chiều qua, mẹ tôi và những người thân quen ở Việt Nam đã gọi điện hết sức lo lắng cho tình hình của gia đình tôi. Bà hối thúc tôi trở về Việt Nam vì quá lo lắng cho sự an toàn của cả gia đình.

Ông thị trưởng thành phố Incheon cũng đã thông báo nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, cư dân ở Incheon sẽ di cư để đảm bảo an toàn. Bởi Incheon là nơi tiếp giáp gần nhất với đảo Yeonpyeong, là vùng đất liền tiếp giáp với Triều Tiên nên nếu xảy ra biến động, đây sẽ trở thành vùng nguy hiểm nhất.

Chồng tôi nói cả gia đình sẽ về quê ở Daecheon, đó là một nơi rất an toàn.

Tại sao lại chiến tranh?

Người dân Hàn Quốc không muốn có chiến tranh, bởi vì hơn ai hết tất cả những người tiến bộ đều hiểu rằng chiến tranh sẽ tàn phá mọi thứ, nếu bom đạn chiến tranh nổ trên bán đảo này thì sau chiến tranh mọi thứ sẽ bị hủy diệt.

Đó là điều không ai muốn vì hơn ai hết người dân Hàn Quốc đều biết họ xứng đáng được hưởng cuộc sống yên bình sau mấy chục năm gầy dựng từ con số 0 sau cuộc nội chiến.

Những người lính hi sinh trong cuộc bắn pháo trên đảo Yeonpyeong đều trẻ. Hầu hết họ là sinh viên, thậm chí dưới 20 tuổi, khi không thi đỗ đại học hoặc học đại học được một năm thì đi lính, đó là một trong những điều bắt buộc đối với nam thanh niên Hàn Quốc. Những gương mặt ấy cũng rất giống những người lính Việt Nam từng hi sinh bảo vệ Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bất kể người dân Hàn Quốc nào cũng đều từng quyên góp tiền bạc và thông qua các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để giúp đỡ trẻ em Triều Tiên bị nạn đói hoành hành. Các doanh nghiệp và Chính phủ Hàn Quốc cũng thường làm việc ấy để cứu trợ người dân Bắc Triều Tiên.

Tại sao lại chiến tranh?

Đó không chỉ là câu hỏi của riêng người dân Hàn Quốc mà của nhiều người yêu chuộng hòa bình. Chồng tôi có nói nếu hòa hợp được hai miền có thể lúc đầu sẽ hơi khó khăn để vực dậy kinh tế cho cả đất nước, nhưng điều ấy cũng sẽ không lâu vì người dân Hàn Quốc rất giỏi nên chắc sẽ nhanh thôi, chỉ vài ba năm…

Sáng nay tôi ra chợ cá, nơi bán những thứ hải sản do người dân trên đảo Yeonpyeong đánh bắt, thì thấy giá cả đã tăng rất nhiều và không có nhiều hàng như những hôm trước.

Người dân cũng đã bình tĩnh hơn, không còn hốt hoảng như ngày hôm qua. Dường như họ sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách và khó khăn.

Sở dĩ họ không muốn chiến tranh vì không muốn nội chiến, họ thấy tiếc những gì mình đã bỏ ra và những mạng người sẽ phải ngã xuống!

Tại sao lại chiến tranh?

(Theo Tuổi trẻ TP.HCM)
______________________________________________________

Posted in Chính trị thế giới, Quốc phòng các nước | Thẻ: , , | Leave a Comment »

“Bộ trưởng vẫn chưa trả lời tôi”

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 18, 2010

– “Có một câu hỏi Bộ trưởng vẫn chưa trả lời tôi là có hay không việc mua từ châu Phi 2.000 viên rubi để lắp mắt cho 1.000 con rồng dùng làm tặng phẩm”. Đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) nói về trả lời chất vấn bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh liên quan đến chi tiêu cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Bee.net.vn ghi nhanh ý kiến một số đại biểu QH về những vấn đề “nóng” đã gửi câu hỏi chất vấn bằng văn bản và dự kiến “đối thoại trực tiếp” tại phiên chất vấn của QH tới đây (từ ngày 22 – 24/11).

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng: “Chi bao nhiêu cho Đại lễ thống kê không khó”

“Về chi phí cho Đại lễ, từ khi kỳ họp Quốc hội thứ tám khai mạc đến nay, cả Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao, Du lịch cũng đều không đưa ra con số cụ thể nào khi trả lời đại biểu và báo chí.
Tôi cho rằng chi tiêu bao nhiêu thì có thể thống kê được ngay, không có gì khó. Hơn nữa, những con số đưa ra nếu sai, thì Bộ Tài chính, đại diện cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm cải chính để rộng đường dư luận vì hàng chục tỷ đồng không phải là chuyện nhỏ.

Chủ tịch TP Hà Nội từng nói “Tất cả các công trình 10 năm qua xây dựng đều để hướng tới Đại lễ”. Vì thế, nếu đúng như vậy thì không vấn đề gì. Nhưng nếu chi số tiền đó mà không để lại ấn tượng gì thì rất lãng phí.

Tôi không hiểu tại sao báo chí hỏi nhiều lần về con số chi tiêu này mà không vị lãnh đạo có trách nhiệm nào trả lời được cụ thể bao nhiêu. Còn nói là chưa tổng kết được thì rất khó chấp nhận vì Đại lễ đã kết thúc cũng khá lâu rồi.

Trong phiên chất vấn tới, tôi sẽ hỏi tiếp Bộ trưởng Vũ Văn Ninh về vấn đề này, trách nhiệm của Bộ Tài chính là phải đôn đốc các địa phương báo cáo và trả lời?

Ngoài ra, về việc mua từ châu Phi 2.000 viên rubi để lắp mắt cho 1.000 con rồng dùng làm tặng phẩm, Bộ Tài chính cũng phải nói rõ, không biết thì trả lời không biết, có thật thì trả lời có thật.

Nếu đúng có chuyện đó thì phải làm rõ tiền mua từ đâu. Nếu là tiền của doanh nghiệp thì không vấn đề gì, nhưng nếu là tiền kinh phí Đại lễ thì phải trả lời rõ 1.000 người được nhận là ai.

Về vấn đề đường sắt cao tốc Bắc – Nam, tôi sẽ chất vấn tiếp về hiệu quả của dự án này vì ở Đài Loan, bình quân đầu người là 30.000 đô la, nhưng lượng hành khách đi lại bằng phương tiện này cũng rất ít. Suốt chặng đường từ Bắc Đài Loan đến Nam Đài Loan, cả toa tôi ngồi chỉ có đúng 2 người.

Tôi có tìm hiểu lý do thì người dân Đài Loan nói do giá “quá đắt”, đắt hơn cả vé máy bay.
Trong khi đó, người dân Việt Nam thu nhập thấp hơn họ rất nhiều, mình cần đi rẻ, chưa cần nhanh thì hiệu quả thực sự của tuyến đường này sẽ thế nào. Phải chăng câu chuyện như ĐB Dương Trung Quốc nói khôi hài là “mang quang gánh lên tàu cao tốc”.

Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên): “Chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT về phòng chống lũ bão”

“Tôi có hỏi Tổng Thanh tra Chính phủ: Vì sao có tới 11 lần thanh tra, kiểm toán mà vẫn để xảy ra hậu quả nặng nề, kéo theo hơn 80.000 tỷ đồng tiền thuế của dân sẽ bị nhấn chìm?. Trong công văn trả lời chất vấn (theo đường văn bản), Tổng Thanh tra Chính phủ đã giải trình rõ nội dung của 11 cuộc thanh tra, kiểm toán (từ 2006 – 2009).

Tôi nhất trí với nội dung trả lời của Tổng Thanh tra, bước một thì cũng chỉ có thể trả lời như vậy. Chỉ tiếc là trả lời hơi chậm về thời gian, vì tôi gửi cũng khá lâu rồi. Tuy nhiên, vấn đề này có thể thông cảm được vì đây việc cần thận trọng và khách quan.

Trong phiên chất vấn tới chắc tôi không hỏi thêm về vấn đề này vì đang chờ kết quả thanh tra.

Đến nay, tôi cũng gửi hai chất vấn cho Bộ trưởng NN&PTNT và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nhưng vẫn chưa có văn bản trả lời.

Tôi hỏi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về quy hoạch hệ thống phòng chống lũ bão trong điều kiện nước biển dâng, biến đổi khí hậu, đặc biệt là lũ miền Trung, có biện pháp nào để tránh thiệt hại do lũ bão gây ra không?

Đây là việc lớn vì mỗi lần lũ bão là thiệt hại lớn, trong khi đó, chúng ta đã có Pháp lệnh về phòng chống lụt bão, Luật đê điều. Nhất là phải điều tra vấn đề sau khi có đường mòn Hồ Chí Minh và các công trình thủy điện nhưng tại sao nước vẫn dâng nhanh như thế, bài toán này phải được lý giải.

Tôi cũng hỏi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc thực hiện Luật Điện lực, liên quan đến quy hoạch, phát triển điện lực. Tình trạng thiếu điện cắt điện luân phiên, một số quy định đảm bảo khi thiếu điện thì cắt điện như thế nào cho công bằng?”

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn): “Chưa nhận được trả lời của Thủ tướng về Vinashin”

“Vừa rồi, tôi có gửi câu hỏi chất vấn về trách nhiệm của Thủ tướng trong vụ Vinashin, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của Thủ tướng.

Ngoài ra, tôi cũng hỏi Bộ trưởng LĐTB&XH về việc để tồn đọng khá lớn danh sách các cụ chưa phong tặng danh hiệu bà mẹ VN anh hùng, trong khi nhiều cụ đã tuổi cao sức yếu rồi, không thể chờ được nữa.

Vấn đề nữa tôi hỏi Chánh án TAND tối cao, qua một vụ án cụ thể xét xử 14 năm với 6 lần xử đi xử lại, trong đó có 2 lần TAND tối cao đã xử, án đã thi hành. Nhưng bây giờ lại ra quyết định xét xử giám đốc thẩm lần nữa, hiện tượng này là do năng lực cán bộ tòa án có vấn đề hay là cố tình “nuôi án”?

N. Yến
________________________________________________________________

Posted in Chuyện đất nước, Hà Nội nghìn năm, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Mèo sinh đôi và chuyện đạo váy, đạo phim…

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 18, 2010

Mỹ Hòa

Có vẻ những chú mèo sinh đôi đang ngày càng nảy nở trong nhiều lĩnh vực; bao gồm cả những lĩnh vực “kị” sinh đôi nhất như nghệ thuật và khoa học.

“Sau khi ra đề thi tả chú mèo nhà em, cô giáo nhận về hai bài giống hệt nhau của hai học trò ngồi cùng bàn. Đặt câu hỏi nghi vấn, cô giáo nhận được câu trả lời: “Vì hai con mèo nhà chúng em sinh đôi ạ”.
Hồi nhỏ hẳn chúng ta đều biết truyện cười mèo sinh đôi này: một “biếm họa” sinh động về nạn copy bài của học sinh.
Có vẻ những chú mèo sinh đôi đang ngày càng nảy nở trong nhiều lĩnh vực; bao gồm cả những lĩnh vực “kị” sinh đôi nhất như nghệ thuật và khoa học. Những câu chuyện đạo phim, đạo ảnh, đạo nhạc, đạo văn… rồi cả đạo… váy gần đây đã chứng tỏ sức sinh sôi ghê gớm của họ nhà mèo.

Từ đạo phim…

Ra mắt rầm rộ vào tháng 9, với một “dàn sao” đình đám, Giao lộ định mệnh (GLĐM) được kỳ vọng sẽ đem hơi thở mới, làm thay đổi diện mạo của điện ảnh Việt Nam. Như tuyên bố của đạo diễn bộ phim Victor Vũ là: “Tôi đã đưa ra được một kiểu làm phim theo thể loại mới lạ có sự tìm tòi (với Việt Nam)”.
Tuy nhiên, không lâu sau khi công chiếu, GLĐM đã khiến khán giả vỡ mộng khi phát hiện ra nó giống bộ phim Shattered của Mỹ sản xuất năm 1991 đến… bất ngờ. Hai bộ phim không chỉ giống về đường dây chính của cốt truyện, nội dung mà còn được cho là giống cả về các nhân vật phụ. Ngay cả những hình ảnh, bố cục ánh sáng và màu sắc u ám tạo nên sự mơ hồ, bí ẩn cho bộ phim cũng giống đến… thảng thốt.
Có thể mượn lời tác giả để tổng kết về bộ phim là “không lạ với phim thế giới nhưng lạ với phim Việt”, vì cách đây đến gần 20 năm, nước Mỹ đã làm một bộ phim y hệt như vậy!
Không thành công trong vai trò thay đổi diện mạo phim Việt, ngược lại, có thể coi GLĐM là sự đánh dấu cho cao trào “mượn” của phim Việt. Mặc dù có khác là những bộ phim Việt gần đây đều “mượn” một cách đường đường chính chính (tức có thông qua việc mua bản quyền).
Như một số đánh giá, thì thời gian vừa qua có lẽ là thời kỳ “Hàn Quốc hóa” phim Việt nở rộ với khá nhiều bộ phim được mua bản quyền kịch bản. Từ Lẵng hoa tình yêu, Hoa dã quỳ, Mùi ngò gai, Vườn ảo thuật, Có lẽ nào ta yêu nhau, Ngôi nhà hạnh phúc, Anh em nhà bác sĩ… đều được chuyển thể từ những kịch bản ăn khách nhất của Hàn Quốc với đủ thể loại. Kết quả đến đâu, có lẽ chúng ta đều biết.
Việc “tích cực” mượn này, miêu tả hấp dẫn được gọi là quá trình giao thoa văn hóa, tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong văn hóa nước bạn. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, có thể thấy nếu bản thân nền tảng văn hóa nghệ thuật của chúng ta đủ để phục vụ nhu cầu trong nước, thì sao ta phải đi mượn nhiều đến vậy.
Không ai dư dật, giàu có lại đi vay mượn tràn lan. Vì vậy bản thân việc vay mượn quá nhiều cũng phần nào cho thấy lỗ hổng trong nội lực của chúng ta và cả sự thiếu quyết tâm tự thân bồi đắp lỗ hổng đó.
Trong khi, để có thể thực sự độc lập về văn hóa, và tránh tái diễn những sự cố như Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long, đó lại là những lỗ hổng rất cần vá.

… đến đạo váy

Cũng lại là một lỗ hổng khác nhưng lần này là trong ngành thời trang. Đó là sự kiện “cô Trúc” Tăng Thanh Hà bị phát hiện diện đến 2 chiếc váy “đạo” của nhà thiết kế nước ngoài trong Liên hoan phim Quốc tế VN lần thứ nhất.
Bàn tay nào đã sao chép tác phẩm của người khác rồi lại tự gắn mác “thiết kế riêng”, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết rõ. Đã có những ý kiến lên tiếng chê trách người đẹp họ Tăng lơ đễnh trong việc “tiếp tay” cho hàng nhái. Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh hiện nay, có lẽ “tội” của cô cũng không phải quá to.
Nhìn ra xung quanh, Trung Quốc hiện đã là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, sau khi “soán ngôi” Nhật Bản. Nhưng đến nay cường quốc này vẫn được mệnh danh là công xưởng sản xuất hàng… nhái của thế giới, và vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc vẫn là “cái gai” khiến nhiều nước phải “lên tiếng” nhắc nhở tích cực.
Còn Việt Nam và không ít nước thì lại đang là thiên đường… tiêu thụ hàng nhái từ Trung Quốc. Sự tràn ngập của mặt hàng “Made in China” có lẽ là một trong những nhân tố lớn khiến con đường vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” càng trở nên gập ghềnh.
Thế nhưng, nếu đặt trường hợp cuộc vận động này thành công mỹ mãn, thì đó có lẽ vẫn chưa phải là cái đích thực sự chúng ta cần vươn tới. Bởi hàng “made in VietNam” đến giờ phần nhiều vẫn là “da Việt” nhưng “hồn ngoại”, những sản phẩm thực sự do Việt Nam tự thiết kế còn rất ít.
Có lẽ vì thế mà khi nhà thiết kế Minh Hạnh cùng một số đồng nghiệp dựng Nhà thiết kế thời trang Việt (VitetnamDesigners House – VDH) luôn khát vọng sáng tạo được những sản phẩm hoàn toàn do Việt Nam thiết kế (Design by Việt Nam).
Tạo ra được những sản phẩm 100% mang “hồn” và “da” Việt là mong ước chân chính của bất cứ nhà thiết kế Việt Nam nào. Và nếu nhà thiết kế trang phục cho Tăng Thanh Hà cũng nuôi trong mình khát vọng đó, hẳn đã không có sự ra đời của chiếc váy gây nhiều tranh cãi và tốn giấy mực như trong thời gian vừa qua.
Quay trở lại người đẹp họ Tăng, thì “tội” lớn hơn của cô có lẽ là đã “sao chép”… chính mình trong một hoàn cảnh không phù hợp. Xem phim Cánh đồng bất tận, khán giả thấy vẫn một cô Trúc trong sáng tuổi đôi mươi với nụ cười tỏa nắng hóa thân vào vai người mẹ hai con nghèo khổ đến tận cùng.
Thay vì nỗ lực tỏa sáng trong 2-3 phút đất diễn ngắn ngủi, có vẻ người đẹp đã tỏa sáng thành công hơn trên các áp-phích quảng cáo cũng như xuất hiện rạng rỡ trong hàng loạt chiến dịch quảng bá của bộ phim. Nhưng thực tế, đối với người nghệ sĩ, suốt chặng đường hoạt động nghệ thuật phải luôn là quá trình không ngừng sáng tạo và tự làm mới mình. Bởi nếu cứ tự “ăn mòn” hình ảnh bản thân thì cho dù có đẹp tới đâu, cũng khó thoát khỏi “mỹ danh” “Bình hoa di động”!

… rồi đến đạo văn

Nói đến chuyện sao chép bản thân tôi lại nhớ đến những cú sốc khi mới “mon men” vào con đường học cao học. Rất nhiều thầy giáo từng dạy chúng tôi thời đại học, và đến khi dạy cao học, bài giảng của các thầy không hề được nâng cấp hay bổ sung.
Có thầy giáo chúng tôi vẫn may mắn giữ được vở ghi chép cũ, và mang ra so với bài giảng “mới” của thầy thì thậm chí không sai cả… dấu chấm, dấu phẩy. Không những vậy, cả cách thầy lắc lư đầu mỗi khi có đoạn cần nhấn nhá cũng vẫn… thân thuộc đến buồn lòng!
Và cũng chính vào thời cao học, tôi bắt đầu nhận thức rõ hơn về việc đứng tên “nhầm”. Có thầy giáo khi làm luận văn thạc sĩ chép y nguyên một phần trong cuốn sách của thầy hướng dẫn, sau đó còn in luận văn của mình thành sách và bán đến tận tay học viên (với chữ ký “khuyến mại” kèm theo cho mỗi quyển sách).
Câu chuyện đạo văn trong giới nghiên cứu đã không còn là hiện tượng hiếm và nó cũng là một khía cạnh đáng buồn trong vấn nạn bằng cấp của Việt Nam. Không ít người nhờ “đứng nhầm tên” mà ung dung bằng cấp và tiếp đến là được “đứng nhầm chỗ”.
Gần đây nhất phải kể đến sự cố ban biên tập tạp chí Euro Physics Letters (một tạp chí vật lý hàng đầu của châu Âu) thông báo rút bài của nhóm tác giả thuộc Viện Vật lý Hà Nội và trung tâm Nghiên cứu – triển khai công nghệ bức xạ TP.HCM do đạo văn quá nhiều.
Từ những sự kiện này, nhiều người đã đặt vấn đề báo động về đạo đức khoa học, nạn “ký sinh” trên công sức, sáng tạo của người khác. Thêm vào đó, tình trạng lỏng lẻo, thiếu cơ chế xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam dường như đang tiếp sức cho các bản sao ra đời thường xuyên hơn.

Số phận của mèo sinh đôi

“Nếu các em thực sự yêu quý và trân trọng con mèo của mình, các em sẽ không bao giờ thấy và muốn con mèo của mình giống bất cứ con mèo nào trên thế giới.”
Hồi nhỏ tôi đã tưởng tượng nếu là cô giáo tôi sẽ trả lời “mánh” mèo sinh đôi của học sinh như vậy. Dĩ nhiên, cách tư duy của tôi là lối tư duy của một đứa trẻ mê muội tụi mèo.
Bất cứ một đứa trẻ “si mê” mèo nào cũng sẽ thấy con mèo của mình khác biệt hoàn toàn, không “đụng hàng” với bất cứ con mèo nào. Nó sẽ thấy con mèo của mình rửa mặt rất khác, làm nũng rất khác, thậm chí xấu tính cũng theo cách rất riêng…
Nếu lấy tư duy đó áp dụng vào nghệ thuật và khoa học, có lẽ bất cứ ai say mê và trân trọng mỗi tác phẩm mình sáng tạo ra sẽ không bao giờ mong muốn nó giống với bất cứ tác phẩm nào hay dễ dãi buông thả bản thân sao chép của người khác. Lòng say mê lĩnh vực mình theo đuổi sẽ tạo cho mỗi người ý thức nghiêm cẩn với bản thân, vì xét đến cùng, bản sao vẫn luôn là bản sao, không bao giờ đủ khả năng tự sống.
Hành trình để sáng tạo ra những tác phẩm thực thụ, độc nhất luôn rất gian khổ và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Như họa sĩ Bùi Xuân Phái từng tổng kết trong cuốn Viết dưới ánh đèn dầu: “Đúng nghĩa của nghệ thuật là sáng tạo – sáng tạo ra một cái gì MỚI – ĐẸP.” Và “Con đường sáng tác không dễ dàng, không có một lối tắt nào nếu anh muốn nhanh chóng trở nên xuất chúng! Chỉ có một con đường rất là dài, rất là vất vả và cũng dễ thất bại, đau khổ”.
Có lẽ cả trong khoa học cũng vậy – chẳng có lối tắt nào cho thành công. Để đi đến phút giây được cả thế giới ngưỡng mộ khi nhận giải toán học Fields, hẳn Giáo sư Ngô Bảo Châu đã phải trải qua nhiều năm tháng thầm lặng nghiên cứu và đấu tranh vượt qua những thất bại.
Không có gì mới dưới ánh mặt trời, và người ta cần “đứng trên vai những người khổng lồ” để sáng tạo nên những tác phẩm của mình. Nhưng đứng trên vai chứ không phải sống dựa vào. Vì nếu vẫn tiếp tục sống dưới cái bóng của người khác – dù là cái bóng lớn – chúng ta sẽ chỉ vĩnh viễn tạo ra được những sáng tạo nhân bản vô tính… yểu mệnh. Điều tương tự cũng đúng với nền văn hóa một đất nước.

_____________________________________________________________________

Posted in Chuyện pháp luật, Chuyện xã hội, Chuyện đất nước | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Sự hoài nghi về dự án trồng rừng của InnovGreen

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 18, 2010

Phóng viên VietNamNet có chuyến ngược nguồn, tìm về những nơi mà người dân chịu ảnh hưởng của dự án thuê đất trồng rừng dài hạn của Công ty InnovGreen (sau đây sẽ viết tắt là Cty IG) ở các tỉnh đông bắc. Có thể nhận thấy, lợi ích của địa phương cơ sở và người dân hầu như chưa thấy khiến cho nhiều cán bộ cơ sở bắt đầu hoài nghi về dự án này.

LTS: Tháng 3/2010, loạt bài “Giao đất rừng cho công ty nước ngoài” khởi đăng trên báo VietNamNet đã thu hút sự chú ý của công luận. Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu các tỉnh tạm ngừng cấp phép các dự án, thẩm tra lại tòan bộ quy trình cấp phép trong việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài.
Nhóm phóng viên VietNamNet đã miệt mài cắt rừng, lội suối, xâm nhập các địa bàn trọng yếu tại các vùng biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) sang tới Tràng Định (Lạng Sơn), quay lại Quế Phong (Nghệ An), lên mạn Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam) để chấm định vị các địa bàn xung yếu, phác thảo nên bức tranh tổng quát và lắng nghe tiếng nói của người dân các địa phương đang được xem là đối tượng hưởng lợi của các dự án trồng rừng này.

Xa cũng được, miễn là được cấp đất (?!)

Sau 5 tháng, chúng tôi có dịp trở lại xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên – Quảng Ninh), nơi mà Cty IG Quảng Ninh thuê đất rừng 50 năm với diện tích lên đến hơn 400ha. Đến đầu năm 2010, công ty này đã tiến hành trồng được hơn 200 ha.
Tiếp chúng tôi tại trụ sở, ông Lý Vì, Bí thư xã Hà Lâu bắt đầu câu chuyện với thông tin vui: Sau khi báo VietNamNet phản ảnh về việc tranh chấp giữa người dân thôn Bản Danh với Cty IG một quả đồi hơn 100 ha, đến nay không thấy thông tin tranh chấp với dân nữa.
“Dân bảo, nếu trồng rừng ở đấy thì không biết thả trâu bò ở đâu, Cty IG có nói lại là sau 3 năm trồng thì trâu bò thoải mái thả, dân đầu tiên cũng xuôi xuôi nhưng sau lại không đồng ý.
Khu vực IG nhận là khu vực chăn thả trâu bò của người dân, chúng tôi bảo với Cty IG lên họp dân với chúng tôi để làm công tác tư tưởng nhưng các anh ấy không lên nên có gây bức xúc cho người dân”, ông Vì nói.
Là một người gắn bó với làng bản bao năm, ông Vì hiểu được tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Thế nên “mặc dù tỉnh giao cho các anh (Cty InnovGreen) rồi nhưng bản chất đất này là chăn nuôi của dân rồi. Nhà nước giao cho ai là quyền của nhà nước nhưng người dân kiến nghị để có chỗ mà chăn thả. Tư tưởng người Dao, nếu họ đã thông rồi thì sẽ đi (chấp nhận), nhưng nếu chưa thì kiểu gì cũng không”.
Ban đầu khi Cty IG vào đặt vấn đề về dự án, ông Vì và lãnh đạo xã đều hy vọng đến việc dự án sẽ đem lại công ăn việc làm cho người dân, nhất là đảm bảo đời sống cho những thôn còn rất khó khăn như bản Danh, Nà Hắc, Bản Buông. Thế nhưng đến bây giờ, vị Bí thư đưa ra nhận xét: “Trước mắt thì chưa thấy làm lợi gì cho người dân, xã cũng không, còn về sau thì không biết”.

Bí thư xã Hà Lâu lấy làm lạ về dự án này: Khu vực Cty IG đầu tư trồng rất xa, khó khăn. Ban đầu IG nói là cứ có đất là được rồi, xa mấy chúng tôi cũng mở đường đi được. Miễn là các anh cấp đất thì chúng tôi mở đường. Rồi thì những khu vực trồng rừng đều rất xa, đường sá không có, muốn đầu tư phải bỏ rất nhiều vốn.
Rồi ông tỏ ra nghi ngờ: “Chắc là có vấn đề gì nữa chứ không chỉ trồng rừng đâu? Bởi tôi nghĩ là cái đồi ở trong bản Danh đang tranh chấp với người dân, đất không có mấy, toàn là đồi đá…, rất khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, cỏ cũng khó sống chứ nói gì cây. Thế mà công ty này cũng muốn xin bằng được?”.

Trùng với diện tích rừng đã có chủ

Ở tỉnh Lạng Sơn, ngay sau khi VietNamNet phản ánh về “điểm nóng” ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình) tình trạng công ty IG lập hồ sơ thuê đất chồng lên cả đất của dân, chồng lên dự án khác chưa thanh lý, nợ tiền công (qua nhà thầu), đến nay sự việc đã có chiều hướng tiến triển tốt lên, có lợi cho người dân.
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có quyết định tạm đình chỉ các dự án thuê đất, trồng rừng của Cty IG trên địa phương này và thành lập đoàn liên ngành kiểm tra. Xã Đông Quan nằm trong một số điểm kiểm tra.
Kết quả kiểm tra cho thấy: Tại xã Đông Quan hồ sơ xin thuê đất của Cty này đã trùng lên hàng trăm ha đất rừng nguyên liệu, đất rừng của Cty lâm nghiệp Lộc Bình. Đặc biệt là có tới 250ha đất rừng đã giao cho 14 hộ dân trong xã.
Ông Vỹ Sỹ Phóng, Chủ tịch UBND xã Đông Quan cho biết thêm: Những hộ dân bị nợ tiền công thì đã được trả hết. Lúc đoàn kiểm tra đến thì đã xong rồi.
Vị chủ tịch xã nói về cảnh tình của người dân khi dự án vào: “Khi vào thì có hứa hẹn tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, sau này sẽ hỗ trợ những công trình phúc lợi, nhà văn hoá, đường, kéo điện. Nhưng họ lấy toàn người có trình độ 12 thì xã này làm gì có, chỉ có số ít làm thuê thời vụ…. Chưa làm được cái gì hết.
Giải phóng đã bao nhiêu năm rồi nhưng ở đây nhiều vùng người dân vẫn đang phải đèn dầu tì tì thôi. Hiện giờ Cty IG chỉ cho người vào bảo vệ rừng đã trồng vì sợ người dân đốt đi. Người dân họ bức xúc vì lúc đầu nghe tin mở đường, kéo điện thì mừng nhưng đến giờ không thành mà rừng thì đã trồng rồi. Họ nghĩ là mình bị lừa. Hứa không đi đôi với làm. Tập tính của đồng bào dân tộc là thế”.

Về 52ha đất rừng chưa được cấp phép thuê nhưng đã trồng của công ty này, ông Phóng cho biết, hiện người dân vẫn tiếp tục chăn thả trâu bò như trước. “Cây đã trồng thì anh (Cty IG – P.v) không thể khiêng về được, họ vẫn vào để bảo vệ cây. Nếu dân mà chặt thì anh phải chịu thôi vì anh không phải là chủ đất”.

“Gần như là chiếm đất?”

Sau 3 năm triển khai dự án trồng rừng, không chỉ người dân một số địa phương không đồng tình với việc cho thuê đất rừng 50 năm, ngay cả cán bộ phòng ban chuyên môn ở cấp huyện cũng bức xúc.
Đến giờ, khi nói với phóng viên VietNamNet về dự án của Cty IG, ông Nguyễn Tài Tuệ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tràng Định đã phải thốt lên: Tôi cũng không mặn mà ở chỗ Cty IG này lắm đâu!
Không chỉ ông Tuệ mà nhiều cán bộ ở phòng chuyên môn này bày tỏ thái độ bức xúc đối với cách làm việc của một số cán bộ, nhân viên công ty này. Ông Tuệ cho biết: Tỉnh thì chưa có quyết định thu hồi đất, thiết kế trồng rừng thì họ tự thiết kế thôi, chúng tôi là cơ quan chuyên môn mà cũng không được biết. Kể cả giống cũng chưa được kiểm định của cơ quan chuyên môn VN. Thế nhưng công ty có nguồn gốc nước ngoài này lại tự ý triển khai trồng rừng của họ.

Còn ông, Triệu Minh Quân, Phó phòng NN&PTNT huyện Tràng Định thì thông tin rằng: Người của công ty này làm việc không có kế hoạch, thích là đến gọi đi, nếu cán bộ phòng nói là bận thì ngay lập tức họ chạy sang bên UBND huyện. Không biết họ nói gì nhưng tức khắc ngay sau đó có giấy “mời” cán bộ phòng “phối hợp” với họ.
Rồi ông Quân nói tiếp: “Mình thẩm định cho họ, ví dụ như 1000 ha thì tối thiểu anh phải trồng được 800 ha thì tôi mới thẩm định tiếp. Đằng này họ cứ thúc giục UBND huyện ra giấy mời buộc mình thẩm định tiếp. Cứ làm kiểu “đánh trồng bỏ dùi”. Gần như là chiếm đất?”.
“Chúng tôi đi thẩm định, công ty IG chỉ cho ăn và ít tiền xăng. Anh bảo, có lúc phải nhịn đói, những khu vực rừng sâu phải 2-3h chiều mới được ăn cơm… Nhiều lúc bực lắm… Họ trồng rừng mà mình có biết đâu. Đưa cây gì, trồng bao nhiêu ha, mật độ ra làm sao… không thèm báo cáo phòng”, một cán bộ phòng NN&PTNT huyện Tràng Định bức xúc.

________________________________________________________________

Posted in Chuyện môi trường, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Điều tra vụ ‘cổ vật’ của nguyên Bí thư tỉnh

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 18, 2010

Một lãnh đạo tỉnh Ninh Bình xác nhận vụ việc liên quan đến “cổ vật triệu đô” của nguyên Bí thư tỉnh Ninh Bình đang được cơ quan công an tiến hành điều tra theo thẩm quyền.

Trước đó, báo Dân Việt thông tin, ông Đinh Văn Hùng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình đã mua đôi lọ lục bình giá 40 ngàn đô la và chiếc trống đồng trị giá 1,2 triệu đô la.
Ngày 18/11, Tuổi Trẻ cho hay, báo này đã liên lạc với ông Đinh Văn Hùng, và ông Hùng cho biết sự việc này cơ quan điều tra đang làm. Nói với báo này, ông Hùng cho biết mình đang bị kỷ luật nên không muốn bình luận gì thêm.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng, báo chí cần bám sát các thông tin công khai từ cơ quan chức năng.
“Cùng ngày, một lãnh đạo tỉnh Ninh Bình xác nhận sự việc trên đang được cơ quan công an tiến hành điều tra theo thẩm quyền. Ông Đinh Văn Hùng đã bị kỷ luật nên tỉnh chưa xem xét việc này và chờ đợi các quyết định của cơ quan điều tra” – bản tin của Tuổi Trẻ viết.
Liên quan đến vụ việc này, ngày 17/11, báo Dân Việt cho hay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án “trộm cắp tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” liên quan đến hai chiếc lọ lục bình và chiếc trống đồng mà ông Đinh Văn Hùng đã mua.
Vụ án được khởi tố vào ngày 29/5/2010, nhưng đến nay vẫn chưa có bị can nào bị khởi tố. Cơ quan điều tra phải gia hạn điều tra để tiếp tục làm rõ hành vi của các nghi phạm liên quan.
“Trả lời về việc vì sao vụ án đã quá thời hạn điều tra nhưng Cơ quan điều tra vẫn chưa khởi tố bị can nào, một cán bộ của cơ quan điều tra cho biết, đây là vụ án phức tạp, liên quan đến nhân sự do T.Ư quản lý. Vì vậy, sau khi hết hạn điều tra vào 31-10-2010, Cơ quan điều tra đã tiếp tục gia hạn điều tra 4 tháng. Việc chưa khởi tố bị can có lý do là đối tượng Trương Văn S, đầu nguồn của vụ trộm cắp bình cổ đã không may mất trong một vụ tai nạn.
Riêng đối với vụ chiếc trống, dù xác định là tài sản quốc gia, tuy nhiên vấn đề khó là việc các chuyên gia xác định chiếc trống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cơ quan điều tra phải xác định rõ ràng và chính xác nó đã được đưa vào Việt Nam như thế nào, thời điểm nào. Bởi ngay cả người đào được chiếc trống ở Việt Nam hiện vẫn không xác định được. Mặt khác, sau khi bị Cơ quan điều tra triệu tập, ông Nguyễn Thế Võ hiện cáo có bệnh tâm thần phải vào viện điều trị” – bản tin ngày 17/11 của Dân Việt đưa.
Theo Tuổi Trẻ, ông Đinh Văn Hùng đã bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Ông Hùng với cương vị ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm của thường trực tỉnh ủy trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và công tác cán bộ; vi phạm quy chế làm việc của tỉnh ủy, quy định 51-QĐ/TW của Ban Bí thư; vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, cấp ủy viên và đạo đức lối sống.

V.T (tổng hợp)
________________________________________________________________________

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy nói về trống, lọ triệu đô

Chiều 16/11, phóng viên có mặt tại trụ sở Tỉnh ủy Ninh Bình. Phòng Bí thư Tỉnh ủy vẫn sáng đèn nhưng nhân viên cho biết ông Đinh Văn Hùng đã về nghỉ tại nhà riêng.

Chỉ con cái tôi chơi (!?)

Nhà riêng Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đinh Văn Hùng là một ngôi nhà ba tầng với những lồng sắt kiên cố bao quanh nằm trên mặt đường Trần Hưng Đạo. Sau nhiều lần bấm chuông, một người phụ nữ trạc 50 tuổi ra mở cửa.

Khi nghe chúng tôi giới thiệu là phóng viên, người phụ nữ ngập ngừng cho biết ông Hùng không có nhà. Chỉ chiếc xe ô tô bốn chỗ biển 80B để trước cửa nhà, chúng tôi đề nghị chị báo cáo lại nội dung báo muốn trao đổi với ông Hùng.

Ít phút sau, ông Hùng xuất hiện với khuôn mặt và dáng vẻ mệt mỏi. Vị Bí thư tỉnh nói: “Thực sự bây giờ tôi không muốn tham gia gì vào việc này nữa. Tôi nói bây giờ sẽ không khách quan, các anh nên tìm hỏi chỗ các cơ quan liên quan thì hay hơn”.
Về đôi lục bình bị mất trộm trong nhà thờ xứ Hà Hồi và chiếc trống đồng 2.000 năm tuổi, ông Hùng khẳng định: “Tôi không sở hữu hai món đồ cổ đó. Hai cổ vật này các anh nên làm việc với Công an Hà Nội để làm rõ nguồn gốc xuất xứ. Tôi cũng không chơi đồ cổ mà chỉ có con cái tôi chơi. Tôi không tham gia vào việc này. Bây giờ tôi nói thì thành nói đi nói lại không hay, tôi rất ngại và không muốn lên diễn đàn. Có những việc quan trọng hơn mà tôi còn chẳng thanh minh nữa là chuyện này”.
Về hình thức kỉ luật mà Ban chấp hành TƯ Đảng vừa ra thông báo, ông Hùng nói: “Bây giờ có nói cũng không giải quyết được gì cả, chỉ là “mang gậy chống trời”. Hiện mới chỉ có thông báo chung về quyết định kỷ luật cảnh cáo chứ chưa có quyết định riêng về việc tôi nghỉ công tác và thôi chức vụ Bí thư Tỉnh ủy”.

Thừa… 4 cổ vật (?)

Liên quan đến vụ 21 cổ vật này, vào đúng thời điểm Đoàn kiểm tra TƯ về làm việc tại Ninh Bình, còn xuất hiện hai bảng kê danh sách hiện vật cổ của gia đình ông Nguyễn Thế Võ do Sở VH-TT&DL xác nhận.
Cụ thể ngày 23/2/2010 Phó giám đốc Sở Nguyễn Đức Long ký quyết định xác nhận ông Võ có 1.165 hiện vật. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đó, cũng là ông Nguyễn Đức Long ký lại xác nhận ông Võ có 1.169 hiện vật, tăng thêm 4 hiện vật so với bản xác nhận cũ.
Đáng chú ý là trong 4 hiện vật bất ngờ tăng thêm này, có cả trống đồng cổ sản xuất tại Trung Quốc, đôi lục bình là tang vật của vụ án mà CA Hà Nội đang điều tra và một trống đồng khác chưa rõ nguồn gốc. Câu hỏi đặt ra là: Ông Võ có thêm 4 hiện vật, hay đây là hình thức hợp thức hóa các hiện vật cổ của gia đình bí thư Đinh Văn Hùng?

Ngày 17/11, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Long- Phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Bình cho biết: “Về 2 bản xác nhận số lượng cổ vật của ông Võ có sự chênh lệch nhau và những vấn đề liên quan khác, hiện tại Sở VH-TT&DL tỉnh chưa có ý kiến gì về đang trong quá trình vì đang trong quá trình điều tra của công an. Cách đây ít ngày, lực lượng cảnh sát điều tra cũng về làm việc với Sở về sự việc này và hiện tại đang giữ tất cả những hồ sơ liên quan đến sự việc”.
Cũng trong ngày 17/11, phóng viên đã tìm đến Bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia của ông Nguyễn Thế Võ thì cửa bảo tàng đóng kín. Sau khi bấm chuông, một người đàn ông khoảng 40 tuổi ra mở cửa và hỏi chúng tôi từ đâu đến và có mua bán cổ vật hay không. Khi chúng tôi tỏ ý muốn vào thăm quan bảo tàng thì người đàn ông này cho biết, hiện chủ nhân bảo tàng đang đi vắng. Dẫu vậy, theo quan sát của PV thì ngoài cửa bảo tàng vẫn có nhiều xe ô tô đỗ dọc bên đường và trong đại sảnh vẫn nhộn nhịp người đi lại.

(Theo Dân Việt)
______________________________________________________________

Posted in Chuyện pháp luật, Kinh tế, Đồ gốm Việt Nam | Thẻ: , , | Leave a Comment »

“Sóng thần” nghỉ dưỡng, nhiều người hết đường mưu sinh

Posted by tuldvnhloc trên Tháng Mười Một 18, 2010

Việc Bộ kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các địa phương rà soát, báo cáo tình hình đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vào cuối tháng 10 vừa qua được xem như một lời cảnh báo trước sự đầu tư thiếu chiến lược vào phân khúc này của các nhà đầu tư.

“Sóng thần” dự án nghỉ dưỡng

Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2005 đến nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam đã phát triển vượt cả ngoài sự dự đoán của các chuyên gia lẫn nhà quản lý.
Nếu 5 năm trước, cả nước chỉ lác đác chỉ có một vài dự án biệt thự nghỉ dưỡng như Mũi Né Domaine, The Nam Hải (Bình Thuận) hay Olalani, Indochina Riverside Tower (Đà Nẵng) hay một số resort ở Nha Trang, Hội An, Vũng Tàu…, và phần lớn là đều thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2009, hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng “nội” ra đời với các tên tuổi như Vinaconex-ICT, Cotecland, Archiland, Hà Đô, TD, Hoa Anh Đào…
Theo dự báo của CBRE Việt Nam, đến hết năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 55 dự án bất động sản nghỉ dưỡng, cung cấp cho thị trường khoảng 5.318 căn biệt thự và 6.601 căn hộ nghỉ dưỡng.
Trong số các nước trong khu vực, Thái Lan được xem là quốc gia có sự phát triển bất động sản nghỉ dưỡng khá sớm. Thế nhưng, ngay như Phuket, được xem như một điểm du lịch nổi tiếng từ 20 năm trước, nhưng số lượng căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng tại đây chỉ là 5.624 căn.
Trong khi đó, dù chỉ bắt đầu phát triển chưa đầy 5 năm, nhưng đến hết năm nay số lượng căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng ở miền Trung đã là 3.745 căn. Thậm chí số căn hộ và biệt thự hạng sang tại miền Trung Việt Nam còn cao hơn nhiều so với Phuket. Hiện nay, số biệt thự hạng sang tại miền Trung là 253 căn, trong khi Phuket chỉ có 135 căn.
Nguyên nhân khiến bất động sản nghỉ dưỡng phát triển nóng ít nhiều có tác động từ tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. Bởi lẽ, cùng với chứng khoán, vàng…, thì bất động sản nói chung, phân khúc nghỉ dưỡng nói riêng vẫn được kỳ vọng là một trong những kênh có khả năng mang lại siêu lợi nhuận.
Thế nhưng, một chuyên gia của CBRE cho rằng, ở nhiều nước trên thế giới, các dự án tiêu chuẩn và dự án cao cấp luôn có sự phân biệt rõ ràng, trong khi tại Việt Nam, ranh giới này gần như nhạt nhòa. “Sóng” bất động sản dồn vào phân khúc thị trường này trong những năm gần đây đã khiến các chủ đầu tư chạy đua với số lượng và xem nhẹ những chi tiết rất nhỏ như kích thước phòng, thiết kế, tiện ích… một trong những yếu tố then chốt làm nên thương hiệu sản phẩm.

Lợi bất cập hại?

Việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng để thu hút khách là một sản phẩm không thể thiếu trong ngành kinh tế du lịch, đặc biệt là muốn thu hút du khách nước ngoài. Nhưng đi kèm còn là năng lực và chất lượng về hạ tầng, dịch vụ, trong đó bao gồm cả hệ thống giao thông; điện; hậu cần phục vụ sinh họat và nhân lực…
Phần lớn các dự án bất động sản nói chung đều không giúp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động tương xứng với số người bị mất đất khi “bị” giải tỏa, không chuyển giao công nghệ sản xuất và cũng không tạo ra sản phẩm vật chất.
Một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay Việt Nam hầu như không còn đất dọc theo các bờ biển cho các nhà đầu tư, đặc biệt ở các địa phương có sức hấp dẫn lớn, có cơ sở hạ tầng tốt như Đà Nẵng, Bình Thuận.
Thực tế đó dường như được bắt nguồn từ những sai lầm trong quá khứ, khi sự nóng vội thu hút đầu tư đã góp phần “băm mảnh” bờ biển cho các dự án chưa thực sự khả thi. Thậm chí, có nhiều địa phương đã giao hết đất cho các doanh nghiệp để rồi họ giữ lấy và không có khả năng triển khai. Điều này khiến cho việc cung cấp đất cho các nhà đầu tư mới, có thực lực hết sức khó khăn.
Còn theo một lãnh đạo của Tổng cục Du lịch, việc bờ biển đang bị “băm mảnh” để xây dựng các resort, biệt thự biển là do thất bại trong quản lý của ngành và nhiều địa phương. Người dân địa phương nhiều nơi đã không còn đường ra biển vì bị các hàng rào “khu nghỉ dưỡng”, khách sạn bịt kín.
Dẫn chứng cho sự bất cập trên, ông này cho hay, bài học Mũi Né (Bình Thuận) là một điển hình. Biển ở đây rất đẹp nhưng chúng ta lại quy định cứ 2 ha trở lên nếu đầu tư xây dựng resort phải xin phép Chính phủ, dưới mức này địa phương có thể cấp phép.
Do đó nhiều chủ đầu tư đã điều chỉnh dự án xuống dưới 2 ha để địa phương có thể tự cấp phép. Từ đó dẫn đến tình trạng bờ biển rất đẹp ở đây đã bị băm nát, không còn dành không gian cho cộng đồng, khách du lịch tự do.
Cũng chính vì thế nên rất nhiều địa phương có bãi biển đẹp, dài hàng chục km nhưng không có nổi một resort nào có tầm cỡ quốc tế, hội đủ điều kiện tiêu chuẩn của một resort cao cấp dành cho khách cao cấp thật sự.
Còn với các chủ đầu tư, cũng chưa phải quá muộn để họ có thể nhìn lại chiến lược đầu tư của mình bởi lẽ, lượng khách và các nhà đầu tư thứ cấp nước ngoài quan tâm đến bất động sản nghỉ dưỡng đã không được như họ kỳ vọng, khi chỉ có đến 15% bất động sản nghỉ dưỡng được bán cho người nước ngoài (khảo sát của CBRE Việt Nam).
Trong khi đó, thu nhập của người Việt vẫn được xếp vào nhóm thấp trên thế giới và hàng triệu người Việt vẫn đang cố gắng tìm cho mình một chốn an cư bình dị cũng là một điều đáng để các chủ đầu tư suy ngẫm, ít nhất là dưới góc độ kinh tế.

(Theo TBKTVN)
___________________________________________________________

Posted in Chuyện du lịch VN, Chuyện môi trường, Chuyện đất nước, Kinh tế | Thẻ: , , | Leave a Comment »